Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không và lời giải cho mẹ

Cháo vốn là món ăn dân dã, dễ làm, dễ ăn. Không những vậy, sự kết hợp đa dạng, tinh tế các loại rau, củ, quả và thịt trong cháo sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Nhưng bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không? Hãy cùng MarryBaby giải đáp những câu hỏi vừa rồi qua bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không?

Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không là thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm. Về cơ bản, cháo là thực phẩm bán lỏng nên sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ. Cũng vì lợi điểm này mà cháo phù hợp dùng cho nhóm đối tượng người bệnh, người già, trẻ nhỏ và cả thai phụ.

Tuy nhiên với bà bầu, nếu tiêu thụ liên tục trong thời gian dài (trong cả 3 bữa/ngày) sẽ rất có hại cho dạ dày. Bỏi vì, việc ăn cháo thường xuyên sẽ hạn chế động tác nhai và tiết nước bọt. Trong khi các enzyme tiêu hóa từ nước bọt lại giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.

Chưa kể, cháo lỏng sẽ rút ngắn thời gian làm rỗng dạ dày; nghĩa là thức ăn sẽ không ở trong dạ dày lâu. Nếu kéo dài, điều này sẽ làm cho nhu động dạ dày cùng với chức năng tiêu hóa tự nhiên bị suy nếu. Nên bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không phụ thuộc phần lớn vào thói quen sử dụng món ăn này của mỗi người.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Những ảnh hưởng khi bà bầu ăn cháo quá nhiều

1. Tăng cân

Nếu hỏi bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không? Cháo dùng lâu dài (đặc biệt là cháo trắng) sẽ khiến mẹ bầu tăng cân chóng mặt. Bởi vì cháo nấu từ gạo là thực phẩm giàu tinh bột nhưng rất ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi vào cơ thể, cháo sẽ lập tức được chuyển hóa thành glucose nhằm tái tạo năng lượng cho cơ thể.

Lượng đường dư thừa không sử dụng hết sẽ chuyển sang tích lũy dưới dạng mô mỡ dẫn đến thừa cân. Hơn nữa, đường còn là tác nhân kích thích bài tiết hormone gây cảm giác đói. Vì thế, mẹ bầu sẽ nhanh đói và ăn nhiều hơn gây ra tình trạng thừa cân.

2. Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không? Tăng nguy cơ tiểu đường

bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không và lời giải

Đường thừa trong cơ thể ngoài làm tăng cân còn có thể dẫn đến bệnh tiểu đường do việc tích lũy đường tại gan gây ảnh hưởng đến các tế bào beta của tuyến tụy (đảm nhiệm vai trò sản xuất insulin).

Không những vậy, lượng glucose dư thừa còn tấn công, làm suy yếu hệ miễn dịch; khiến mẹ bầu dễ mắc phải các bệnh lý thông thường như cảm lạnh và cảm cúm.

3. Gây ra bệnh tim mạch

Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không? Bệnh tim mạch là một trong những vấn đề đáng lo ngại khi mang thai. Một trong những nguyên nhân đưa đến vấn đề này cũng bắt nguồn từ sự dư thừa glucose khi ăn quá nhiều cháo. Theo đó, đường sẽ tác động đến mạch máu làm tăng nhịp tim, huyết áp; từ đó tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch, đột quỵ cao hơn so với những bà bầu có chế độ ăn uống cân đối.

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn cháo

bà bầu ăn cháo gói

Bên cạnh vấn đề bầu ăn cháo nhiều có tốt không; các mẹ bầu cần lưu ý một vài điều sau khi dùng cháo trong chế độ dinh dưỡng. Các món cháo cho bà bầu tuy lợi tiêu hóa nhưng 2 nhóm đối tượng sau đây không nên sử dụng cháo trong thai kỳ:

  • Mẹ bầu có dạ dày kém hoặc đang mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, viêm thực quản không nên ăn nhiều cháo. Vì cháo có nhiều nước nên sẽ khiến những tình trạng này thêm trầm trọng hơn.
  • Người gặp vấn đề về trao đổi chất như đang mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thì không nên dùng cháo liên tục. Vì thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao (88) sẽ làm cho đường huyết tăng vọt khó kiểm soát.

Bà bầu ăn cháo gói được không?

Bà bầu có được dùng cháo ăn liền cũng là thắc mắc phổ biến bên cạnh bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không. Theo ý kiến của bác sĩ sản khoa, mẹ vẫn có thể dùng cháo ăn liền chữa cháy trong một số tình huống. Nhưng không được lạm dụng hoặc thay cho các món ăn khác. Bởi vì, những sản phẩm ăn liền thường có nhiều gia vị như bột ngọt, muối, hạt nêm… không tốt cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Chưa kể, trong quá trình sản xuất, những nguyên liệu đó được sấy khô nên các dưỡng chất có thể không còn nguyên vẹn.

[inline_article id=79580]

Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh vấn đề bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không. Nhìn chung, với các món cháo cho bà bầu, nếu bạn biết cách dùng đúng thì đây sẽ là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tuyệt vời. Hy vọng bài viết bầu ăn cháo nhiều có tốt không sẽ giúp ích cho mẹ bầu.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Sự thật bất ngờ về việc bà bầu ăn chao được không?

Ốm nghén là tình trạng chung của hầu hết phụ nữ mang thai. Có từng trải qua thời kỳ này mới thấu hiểu “thèm ăn nhất định phải được ăn” là như thế nào. Đó là lý do các mẹ muốn ăn chao nhưng chỉ len lén nêm nếm thôi chứ sợ ảnh hưởng đến bé cưng. Bà bầu ăn chao được không cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.

Sự thật bất ngờ về việc bà bầu ăn chao được không?
Chao là thực phẩm lên men cũng mang lại lợi ích nhất định cho bà bầu

Thực phẩm lên men cũng có lợi

Khi mang thai nên ăn gì và có nên ăn thực phẩm lên men? Thực tế ăn những thực phẩm lên men, mức độ hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể được tăng cao, đó là lý do đầu tiên bà bầu cần bổ sung nhóm thực phẩm này.

Có một điều khác mà các mẹ bầu cần biết, đó là khi mang thai, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hiệu quả do sự gia tăng của hoóc-môn progesterone. Khi đó, vi khuẩn và enzyme có lợi trong thực phẩm lên men sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Hai loại thực phẩm lên men thơm ngon và an toàn mà mẹ có thể sử dụng hàng ngày là men sữa hay sữa uống lên men (kefir) và yogurt. Mẹ có thể kết hợp hương vị của những thực phẩm này với trái cây để gia tăng khẩu vị.

Bà bầu có ăn chao được không?

Chiếu theo quy chuẩn về lợi ích của thực phẩm lên men thì bà bầu không những ăn được chao mà thậm chí có thể ăn nhiều hơn một chút nếu thèm vì chao cũng hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.

Chao về cơ bản thành phầm gồm tàu hũ, muối, rượu trắng, dầu mè hay giấm, được bán trong những keo lọ thủy tinh dưới dạng những khối vuông, ngâm trong một dung dịch gọi là nước ngâm. Nước ngâm này có thể gồm nhiều phụ gia để tạo cho chao nhiều mùi vị.

Có hai loại chao khác nhau: Chao nước hoặc chao khô.

  • Chao nước: Ủ nguyên liệu khoảng 2-3 ngày thì lên men sau đó cho nước muối và rượu vào ngâm cùng.
  • Chao khô: Ủ cho lên men mà không qua quá trình tiếp xúc với nước. Loại chao khô khi ăn miếng chao thường cứng, chắc, béo và nặng mùi hơn.

So với đậu hũ, chao còn giàu giá trị dinh dưỡng hơn vì trong quá trình ủ và lên men, các protit có trong đậu nành được chuyển hóa thành các a-xit amin, rất có lợi cho sức khỏe. Trên thị trường hiện có nhiều thương hiệu chao khác nhau, giá cả khác nhau và chất lượng chắc chắn cũng khác.

Để yên tâm, mẹ bầu có thể tự làm để đảm bảo quá trình làm chao kỹ lưỡng, từ khâu làm sạch đậu, sạch muối, hũ đựng phải lau khô thì chao mới để lâu được.

Mẹo nhỏ cho mẹ là nên chọn miếng đậu hũ mềm, đặc ruột. Rượu ủ chao nên chọn loại rượu có nồng độ thấp, từ 20-220 để chao lên men. Độ mặn ngọt của nước ngâm phải đậm đà. Nhỏ lên bề mặt nước tương ít dầu thực vật sẽ ngăn cản khả năng sinh trưởng của vi khuẩn.

Ăn chao nhiều không tốt

Bất kỳ món ăn nào ăn quá nhiều vào cũng một thời điểm đều không tốt. Đặc biệt với phụ nữ mang thai cần kiêng khem và giữ gìn cẩn thân hơn.

Ăn chao nhiều không tốt
Bất kỳ thực phẩm nào cũng cần ăn đúng cách và ăn vừa đủ

Dù mẹ có thèm ăn các món lên men như chao hay một số món chua như cà pháo, măng chua hay rau củ muối cũng hạn chế vì hầu hết các món ăn này đều cần sử dụng nhiều muối nên dễ dẫn đến phù nề cho các mẹ bầu.

Cách ăn đậu phụ an toàn khi mang thai

Khi thèm ăn chao mà không được ăn mẹ có thể dùng đậu phụ thay thế. Tuy nhiên cũng chỉ nên ăn đậu phụ 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 gram. Sở dĩ không nên ăn đậu phụ nhiều vì trong thực phẩm này có chứa chất ức chế trypsin ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy.

Chọn mua đậu hũ ở cơ sở uy tín vì đậu phụ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao… gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ. Nếu người mẹ bị dị ứng với đậu nành thì cũng có thể bị dị ứng với đậu phụ..

Mẹ bầu có thể chế biến đa dạng các món với đậu phụ như đậu phụ rán, nấu canh, kho với thịt… và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần.

Qua bài viết này, thắc mắc về việc bà bầu ăn chao được không đã có lời giải. Mẹ yên tâm ăn chao nhé nhưng nhớ đừng dùng quá nhiều.

[inline_article id=109944]