Khẩu vị món ăn đậm đà là điều bất kỳ ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, khẩu vị của một số người quá mặn, đặc biệt là mẹ bầu. Vậy bà bầu ăn mặn có sao không? Ăn mặn có tác hại gì? Cách hạn chế thèm ăn mặn ra sao? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Vì sao bà bầu thèm ăn mặn?
Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn mặn có sao không, mẹ cần biết lý do tại sao mẹ thèm ăn mặn. Đây là cảm giác bình thường sẽ trở lại như cũ sau một thời gian. Bà bầu thèm ăn mặn có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Mẹ bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng và chất khoáng sẽ gây cảm giác thèm ăn mặn khi mang thai.
- Khi mang thai, sự thay đổi hormone dẫn đến cảm giác thèm ăn bất thường, bao gồm cả đồ ăn nhiều muối mặn.
- Mẹ có thể đã thèm ăn mặn trước khi mang thai và tình trạng này kéo dài đến khi mang thai hoặc sau khi sinh. Điều này có thể là dấu hiệu của bệnh Addison hoặc hội chứng Bartter.
- Cảm giác thèm ăn mặn khi mang thai có thể không vì nguyên nhân sinh học nào cả. Đó có thể liên quan đến chuẩn mực văn hóa, nghĩa là, mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của những người xung quanh.
Bà bầu ăn mặn có sao không?
1. Lợi ích của muối
Trên thực tế, một lượng natri (một thành phần của muối) vừa phải là rất cần thiết trong thai kỳ vì nó giúp duy trì sự cân bằng bình thường của chất lỏng và khoáng chất trong cơ thể. Ngoài ra, muối cũng trợ giúp truyền xung thần kinh và chức năng cơ.
Hơn nữa, muối i-ốt đặc biệt quan trọng cho cơ thể vì i-ốt là một nguyên tố vi lượng được thêm vào muối ăn để hỗ trợ sự phát triển bình thường của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Mẹ biết không? Thiếu iốt nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ mắc các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu và khuyết tật trí tuệ ở trẻ em.
2. Bà bầu ăn mặn có sao không?
Nhìn chung, cho dù có thai hay không, lượng natri tối đa mà chuyên gia khuyến nghị là 2,300 miligam mỗi ngày, tương đương với 1 thìa cà phê muối. Nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc thận thì cần bổ sung khoảng 1,500 mg natri hoặc ít hơn mỗi ngày.
[key-takeaways title=””]
Vậy, bà bầu ăn mặn có sao không? Cái gì nhiều quá cũng không tốt, bà bầu ăn mặn rất nguy hiểm. Nếu mẹ tiêu thụ lượng muối cao có thể khiến cơ thể giữ nước hoặc sưng chân, tăng huyết áp, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé.
[/key-takeaways]
>>Xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con
Bà bầu ăn mặn có tác hại gì?
Băn khoăn bà bầu ăn mặn có sao không đã rõ. Liệu bà bầu ăn mặn có thể gây ra những biến chứng gì cho mẹ nữa? Mẹ hãy theo dõi chi tiết nhé.
1. Bà bầu ăn mặn có tác hại gì? Nguy cơ bị huyết áp cao và bệnh tim
Thận điều chỉnh lượng natri trong máu và chúng phải hoạt động quá sức nếu mẹ ăn quá nhiều muối. Khi lượng natri trong máu tăng quá cao, cơ thể sẽ giữ nhiều nước hơn để giúp làm loãng nó. Lượng chất lỏng tăng lên trong máu sẽ gây áp lực nhiều hơn lên hệ thống tim mạch, từ đó, dẫn đến huyết áp cao và cuối cùng là bệnh tim.
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai ăn hơn 3.700 miligam natri mỗi ngày có nguy cơ cao huyết áp trong thai kỳ cao hơn 54% và tăng 20% nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật so với những người ăn ít hơn 2.600 miligam natri mỗi ngày. Huyết áp cao nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sinh non.
2. Bà bầu ăn mặn có sao không? Gây phù nề
Thèm ăn mặn khi mang thai là một thói quen xấu. Điều này sẽ khiến mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ tích nước và muối dẫn đến tình trạng phù nề, huyết áp tăng, đau đầu choáng váng, tức ngực, buồn nôn, thậm chí là nhiễm độc thai nghén.
3. Ăn mặn có tác hại gì? Mất cân bằng lượng chất trong cơ thể
Bà bầu ăn mặn có sao không? Có vì việc ăn mặn nhiều khiến mẹ bầu luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và luôn mệt mỏi.
4. Bà bầu ăn mặn có sao không? Giảm sức đề kháng
Thói quen ăn mặn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp, dẫn đến sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu, khiến mẹ dễ mắc chứng viêm họng.
5. Bà bầu ăn mặn có sao không? Buồn bực, khó chịu
Trong thai kỳ, nhất là lúc thai nghén, lượng tuần hoàn trong cơ thể mẹ bầu tăng lên, quá trình thích nghi cũng xảy ra nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Bà bầu ăn mặn có sao không? Có vì điều này sẽ làm tăng trữ lượng natri trong cơ thể khiến cho tim nặng nề, gây tình trạng hồi hộp, buồn bực, khó chịu, ảnh hưởng đến thai nhi.
>>Xem thêm: 6 sự thật thú vị về ốm nghén khi mang thai không phải mẹ nào cũng biết
6. Bà bầu ăn mặn có sao không? Gây hại cho thận của thai nhi
Thật vậy, mẹ bầu ăn mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi ở giai đoạn đầu thai kỳ đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối trong thời điểm này sẽ khiến thận của bé bị tổn thương.
Làm sao để bà bầu hạn chế ăn mặn?
Bà bầu ăn mặn có sao không mẹ đã nắm được. Dẫu vậy, thói quen ăn mặn vẫn khó sửa, dưới đây là cách để mẹ thèm ăn mặn khi mang thai điều chỉnh thói quen xấu này.
1. Ăn nhiều thực phẩm tươi
Bà bầu ăn mặn có sao không? Mẹ có thể ăn với lượng vừa đủ. Cụ thể, mẹ nên ăn nhiều rau và trái cây tươi vì chúng có ít natri, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa cũng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ. Ngoài ra, thịt gia cầm và thịt tươi cũng có ít natri hơn rất nhiều so với thịt nguội, xúc xích và xúc xích đã qua chế biến.
>>Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn chuẩn theo từng tháng
2. Đọc kỹ nhãn mác của thực phẩm trước khi mua
Natri có trong nhiều thực phẩm mà mẹ có thể không ngờ tới. Chẳng hạn bánh mì trắng đóng gói chứa 240 miligam natri mỗi lát, tức là bằng 1/10 liều lượng khuyến nghị hàng ngày của mẹ. Do đó, mẹ hãy chú ý chọn các sản phẩm đóng gói “ít natri”, “không muối” hoặc “không thêm muối” nhé.
3. Nấu ăn ở nhà
Các tiệm đồ ăn có xu hướng cho nhiều natri vào món ăn để tăng hương vị, điều này mẹ sẽ khó kiểm soát được. Vì vậy, mẹ nên nấu ăn ở nhà để chủ động về lượng muối nạp vào cơ thể. Hơn nữa, mẹ cũng có thể chủ động trong việc chọn thực phẩm tươi sống thay vì thực phẩm đã qua chế biến, ướp muối sẵn.
-
Cắt giảm lượng muối trong công thức nấu ăn
Nếu mẹ thấy bữa ăn hơi nhạt, mẹ có thể thử các loại gia vị khác như các loại thảo mộc, vỏ chanh… để tăng thêm hương vị cho món ăn.
-
Cẩn thận với các nước sốt mặn
Các loại nước sốt như tương cà, nước tương và nước sốt salad thường chứa hàm lượng natri cao ngất trời. Cụ thể, 1g muối có 400mg natri, 1g hạt nêm có khoảng 200mg natri, 1g bột ngọt có 130mg natri, 1ml nước mắm có 77mg natri, 1ml nước tương có 56mg natri.
Trên đây là giải đáp của MarryBaby về bà bầu ăn mặn có sao không. Hy vọng mẹ đã gỡ rối được băn khoăn và biết cách hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, từ đó, có một thai kỳ khỏe mạnh.