Nhưng khi phụ nữ có bầu thì ăn rau càng cua được không? Để trả lời được câu hỏi này MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại rau này trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé!
Phụ nữ có bầu ăn rau càng cua được không?
Bầu có ăn được rau càng cua không? Câu trả lời là bà bầu có thể ăn rau càng cua.Theo các nhà khoa học, rau càng cua sử dụng trong ăn uống không có tác dụng phụ nào cho hầu hết mọi người. Trong một nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột, với một lượng chiết xuất lớn từ loại rau này, cho thấy rằng nó an toàn.
Tuy vậy, rau càng cua có tốt cho bà bầu không? Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, chưa có một thử nghiệm đầy đủ nào để xác định tác dụng phụ của loại rau này. Mặc dù vậy, bà bầu cũng cần phải cẩn thận chỉ nên ăn rau càng cua một lượng nhỏ (mỗi tuần nên ăn từ 1-2 lần); tránh dùng quá nhiều để tránh gây dị ứng.
Có bầu ăn rau càng cua được không? Để an toàn cho bà bầu, hãy thử bằng cách dùng một ít rau và lắng nghe phản ứng của cơ thể. Nếu cơ thể không có những biểu hiện dị ứng hoặc đau bụng, buồn nôn, đi ngoài… tức là bạn có thể dùng nó. Lưu ý sử dụng với điều kiện dùng lượng vừa phải .
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có được ăn rau bí không? 11 lợi ích làm bạn giật mình
[key-takeaways title=””]
Nếu bầu dùng rau càng cua để chữa bệnh thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong quá trình ăn rau, nếu bầu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, theo dõi và điều trị. Tránh học theo các phương pháp truyền miệng chế rau càng cua thành các loại thuốc. Vì điều này rất có thể sẽ gây hại cho mẹ và bé.
[/key-takeaways]
Rau càng cua là loại rau gì có chất dinh dưỡng không?
Rau càng cua có tên tiếng anh là Peperomia pellucida, còn được gọi với tên thông thường là cây tiêu già, cây bụi tỏa sáng, cây tai chuột… Nó là một loại thảo mộc sống quanh năm, rễ nông, thường phát triển đến chiều cao khoảng 15 đến 45 cm.
Rau càng cua lá bóng, hình trái tim, nhiều thịt và có những hạt chấm nhỏ li ti gắn với vài gai nhỏ. Rau càng cua có mùi giống như mù tạt khi nghiền nát. Loại rau này rất dễ trồng, nó mọc thành từng đám, phát triển mạnh ở đất tơi xốp, ẩm ướt và khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Cây ra hoa quanh năm, phát triển mạnh trong môi trường râm mát.
Theo dân gian, rau càng cua có nhiều tên gọi khác như rau tiêu hay còn gọi là kim đơn, cúc áo, thích châm thảo, cương hoa thảo… Trong rau càng cua có 92% nước, 8% còn lại là các vitamin và khoáng chất. Cụ thể trong 100g rau càng cua thì có các chất sau:
- Kali: 277mg
- Canxi: 224mg
- Magie: 62mg
- Vitamin C: 5.2 mg
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn rau mã đề được không? 5 tác dụng bầu đọc ngay nhé!
Tác dụng của rau càng cua
Rau càng cua vừa là một loại thực phẩm, vừa là thảo dược. Khi là thực phẩm, toàn bộ cây rau có thể ăn được, vừa ăn sống vừa dùng chế biến các món ăn chín. Vậy rau càng cua trị bệnh gì? Tác dụng của rau càng cua được sử dụng như một loại kháng sinh trong việc chữa bệnh, như:
- Cảm lạnh
- Bệnh gout
- Viêm khớp
- Bệnh nhức đầu
- Chữa đau bụng
- Các vấn đề về thận
- Chống cao huyết áp
- Chữa lành vết thương
- Chống viêm, giảm đau
- Áp xe, mụn nhọt, mụn trứng cá
- Chữa các bệnh về tuyến tiền liệt
Bên cạnh vấn đề, có bầu ăn rau càng cua được không. Bạn có thể tìm hiểu thêm Bà bầu ăn rau sống được không? Mẹ bầu thích rau sống nên xem ngay!
Cách chế biến rau càng cua dành cho phụ nữ mang thai
Rau càng cua thích hợp để chế biến nhiều món ăn thanh mát, giải nhiệt vào mùa hè nóng bức. Thông thường, mọi người thích kết hợp với các thành phần khác như trứng, thịt, cà chua… để làm thành món salad tươi ngon. Tuy nhiên, với thai phụ, tốt nhất nên ăn chín uống sôi.
Một số món sau có thể tốt cho bà bầu, bạn có thể áp dụng để đổi bữa cho bản thân và gia đình:
1. Rau càng cua nấu canh thịt băm
Nguyên liệu
- Rau càng cua (số lượng tùy ý)
- Thịt nạc heo hoặc thịt bò (cũng có thể nấu rau càng cua với xương lợn hoặc tôm)
- Tỏi
- Hành tím
- Gia vị: mắm, muối, mì chính, tiêu…
Cách làm rau càng cua nấu canh
- Rửa sạch thịt, băm hoặc xay nhỏ với một chút hành tím.
- Ướp thịt đã xay với một chút mắm, muối, mì chính, tiêu. Trộn đều thịt và gia vị.
- Rau càng cua nhặt bỏ cọng già, rửa sạch, để ráo nước.
- Phi thơm hành tím, cho thịt đã ướp vào xào săn, cho thêm lượng nước vừa ăn.
- Đun sôi nước, nước sôi thả rau càng cua vào đun lại cho sôi 1 lần nữa.
- Tắt bếp và thưởng thức.
Bên cạnh vấn đề, có bầu ăn rau càng cua được không. Bạn có thể tìm hiểu thêm bà bầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích cho mẹ bầu
2. Rau càng cua xào tỏi
Nguyên liệu
- Rau càng cua
- Tỏi
- Gia vị: mắm, muối, mì chính, tiêu…
Cách làm rau càng cua xào tỏi
- Rau nhặt cọng non, bỏ cọng già và héo úa. Rửa sạch rau.
- Tỏi bóc vỏ, đập giập, băm nhỏ.
- Làm nóng chảo với dầu ăn, cho tỏi vào xào thơm, cho tiếp rau càng cua vào xào với lửa lớn.
- Nêm gia vị vừa ăn (lưu ý rau càng cua rất nhanh chín nên bạn cần xào nhanh).
- Cho ra đĩa và thưởng thức.
Bên cạnh vấn đề, có bầu ăn rau càng cua được không. Bạn có thể tìm hiểu thêm bà bầu ăn rau muống được không? Ăn sai cách sẽ gây hại cho con!
3. Rau càng cua nấu nấm
Nguyên liệu
- Rau càng cua
- Nấm rơm
- Thịt nạc heo
- Nấm kim châm
- Hành, tỏi băm
- Gia vị: mắm, muối, mì chính, tiêu…
Cách làm
- Sơ chế rau, rửa sạch, cho ra rổ để ráo nước.
- Nấm rơm và nấm kim châm cắt chân, rửa sạch với nước muối loãng. Cắt nấm rơm thành 2 hoặc 3.
- Thịt nạc băm hoặc xay nhuyễn, ướp chút gia vị cho ngấm đều.
- Bắc chảo lên bếp, phi hành tỏi cho thơm. Cho tiếp thịt vào xào săn.
- Cho nấm vào xào nhanh cùng thịt.
- Cho lượng nước vừa ăn vào nồi thịt, nấm và đun sôi. Sau đó cho rau càng cua vào, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Với đặc tính chứa nhiều nước, nhiều chất dinh dưỡng, rau càng cua là một loại rau thanh mát, giải nhiệt và là loại dược liệu quý. Do đó, với thắc mắc bà bầu ăn rau càng cua được không thì được nhé mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng với lượng ít và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những điều không tốt cho bạn và em bé của mình trong suốt thai kỳ.