Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có ăn được rau rút không và cần lưu ý gì khi ăn?

Rau rút hay còn gọi là rau nhút, là loại rau thân thảo xốp, thân cây có chứa những mô khí màu trắng bên trong nên có thể nổi lên trên mặt nước. Đây là loại rau thường được dùng để nấu canh, ăn lẩu hoặc làm các món xào, rau ăn kèm trong một số món bún. Rau rút giòn, có vị ngọt, được nhiều người ưa thích, kể cả chị em bầu bí. Vậy câu hỏi đặt ra là bà bầu có ăn được rau rút không, bà bầu ăn rau rút có sao không?

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của rau nhút

mang bầu có ăn được rau rút không

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc bà bầu có ăn được rau rút không, hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng và công dụng của loại rau này nhé!

Rau rút (hay rau nhút) tên khoa học là neptunia oleracea. Đây là một loại cây thuộc họ đậu, hoa màu vàng, mọc nhiều ở vùng có nước như mương rãnh, ao hồ hoặc đất ẩm. Khi mọc dưới nước, thân cây được bao bọc bởi một lớp xốp màu trắng, trông giống như phao.

Theo một số nhà khoa học, rau rút là một loại rau bổ dưỡng chứa nhiều nước, canxi, protein. Hàm lượng protein trong loại rau này cao hơn một số loại rau như rau muống, mồng tơi, xà lách

Ước tính, 100g rau rút chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Nước: 90.2g
  • Năng lượng: 28 kcal
  • Chất đạm: 5.1g
  • Carb: 1.8g
  • Chất xơ: 1.9g
  • Khoáng chất:
    • Canxi: 180mg
    • Phốt pho: 59mg

Rau rút không chứa kali, sắt cùng các vitamin như A, B1, B2, C.

Theo Đông y, rau rút có vị ngọt, tính hàn, không gây độc và có nhiều tác dụng cho sức khỏe tổng thể:

  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp an thần, ngủ ngon
  • Giảm sốt
  • Lợi tiểu, điều hòa tỳ vị, thông huyết mạch
  • Hỗ trợ điều trị táo bón, đầy hơi, khó tiêu
  • Thanh nhiệt, giải độc, mát gan; ngăn ngừa mụn nhọt, nóng trong người
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng chảy máu cam

>>> Đọc thêm: Bà bầu có được ăn rau cần tây không? 10 người ăn, 9 người không rõ

Bà bầu có ăn được rau rút không?

bầu có ăn được rau rút không
Bà bầu có ăn được rau rút không, cần lưu ý gì?

Với những giá trị dinh dưỡng cùng những lợi ích tốt cho sức khỏe kể trên, có bầu có ăn được rau rút không hay có bầu ăn rau nhút được không?

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng bà bầu có thể ăn được rau rút với lượng vừa phải. Các thành phần dinh dưỡng có trong loại rau này có lợi cho mẹ và bé. Cụ thể:

  • Giúp an thần: Mẹ bầu trong 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ có thể gặp các vấn đề như hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Với công dụng an thần, rau rút có thể hỗ trợ mẹ bầu đẩy lùi những vấn đề này, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Giải nhiệt: Mang bầu có ăn được rau rút không? Bà bầu là đối tượng thường bị nóng trong người do thay đổi nội tiết tố. Rau rút tính hàn, có thể giúp mẹ bầu thanh nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt vào mùa hè, một bát canh rau rút sẽ giúp mẹ bầu giải nhiệt hiệu quả.
  • Ngừa táo bón: Sự gia tăng hormone progesterone khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Rau rút nhiều nước và giàu chất xơ, nên sẽ ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp bà bầu đi tiêu dễ dàng hơn.

>>> Đọc thêm: Rau đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu ăn rau đắng được không?

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn rau rút

có bầu có ăn được rau rút không

Bà bầu có ăn được rau rút không, cần lưu ý gì? Để nhận được các giá trị dinh dưỡng của rau rút cho thai kỳ, khi ăn loại rau này, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:

  • Không nên ăn nhiều: Theo các nhà khoa học, với những loại rau mọc ở mương, rãnh nước, mẹ bầu ăn không nên ăn nhiều. Bởi vì trong môi trường sống này, rau rút có thể hút một số kim loại nặng như đồng, chì, kẽm. Vậy nên, ăn nhiều rau rút có thể gây ra tình trạng tích tụ kim loại nặng trong cơ thể mẹ bầu, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Không ăn tái hoặc sống: Một số người thích ăn rau rút tái (trụng sơ) hoặc sống vì loại rau này thơm, giòn, ngon. Thế nhưng, đây là một thói quen ăn uống rất nguy hiểm. Môi trường ẩm ướt khiến rau rút có thể bị nhiễm các ấu trùng sán lá, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Thế nên, khi ăn rau nhút, mẹ bầu cần nấu chín kỹ để tiêu diệt những mầm bệnh này.
  • Vệ sinh kỹ trước khi ăn: Để hạn chế vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên rau, bạn cần rửa thật sạch trước khi chế biến. Nên ngâm rau trong nước muối loãng từ 15 – 20 phút để tiêu diệt ấu trùng. Ngoài ra, những dụng cụ dùng để đựng, rửa rau rút sau đó cũng cần phải được rửa lại thật sạch.

>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn rau tần ô được không?

Gợi ý các món ngon từ rau rút cho bà bầu

Bạn thắc mắc bà bầu có ăn được rau rút không. Thai nghén khiến mẹ bầu khó ăn hơn thông thường. Thi thoảng, bà bầu có thể đổi bữa với món ăn từ rau rút. Sau đây là một số món ngon từ rau nhút, mẹ bầu tham khảo và thực hiện nhé:

♥ Canh cua khoai sọ rau rút

Canh cua khoai sọ rau rút
Ảnh: Jamja.vn

Nguyên liệu

  • Cua đồng: 200 – 300g
  • Rau rút: 1 bó
  • Rau muống: 1/2 bó
  • Khoai sọ: 300g
  • Hành tím: 3 củ
  • Gia vị: muối, dầu ăn, hạt nêm, nước mắm

Cách thực hiện

  • Cua đồng rửa sạch, xóc muối, tách mai để khều lấy gạch cua. Phần thân cua cho vào cối giã nát hoặc bỏ vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy nước thịt cua, bỏ bã.
  • Rau nhút tuốt bỏ phần trắng ở ngoài, bỏ những nhánh già hoặc héo úa, chỉ chọn nhánh tươi non. Rau muống nhặt phần ngọn non, ngắt khúc vừa ăn.
  • Rửa sạch rau rút và rau muống, ngâm với nước muối loãng từ 15 – 20 phút để loại bỏ hết chất bẩn và rửa lại với nước sạch.
  • Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Cho chảo lên bếp, đổ vào một ít dầu ăn. Chờ dầu nóng, cho hành tím vào phi thơm, cho gạch cua vào xào cùng một ít gia vị. Gạch cua xào múc ra để bát riêng.
  • Bắc nồi nước cua đã lọc lên bếp, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa dùng đũa khuấy để thịt cua không dính đáy nồi. Khi thấy váng riêu cua nổi lên thì hạ bớt lửa, vớt riêu ra bát.
  • Thêm khoai sọ vào nồi nước, ninh nhừ khoai. Khi khoai đã chín mềm, thêm rau rút, rau muống vào nồi.
  • Khi các loại rau đã chín, thêm gạch cua, riêu cua lại vào nồi. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
  • Múc canh cua, khoai sọ, rau rút ra bát tô và thưởng thức.

>>> Đọc thêm: 3 cách nấu cua đồng cho bà bầu tẩm bổ 

♥ Rau nhút xào tỏi

bà bầu có ăn được rau nhút không
Rau nhút xào tỏi là món ngon mà mẹ bầu nên thử

Nguyên liệu

  • Rau rút: 1 bó
  • Tỏi: 1 củ nhỏ
  • Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm

Cách thực hiện

  • Rau rút nhặt phần tươi non, rửa sạch với nước muối loãng.
  • Đun sôi nước, cho rau rút vào chần sơ rồi nhanh tay vớt ra, cho vào bát nước đá lạnh để khi xào rau được giòn hơn.
  • Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm. Đổ rau rút vào xào với lửa lớn. Trong khi xào bạn nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Rau rút xào tỏi chín, tắt bếp và múc ra đĩa.

♥ Rau rút xào tôm thịt

Nguyên liệu

  • Rau rút: 1 bó
  • Tôm: 100g
  • Thịt nạc vai: 100g
  • Tỏi: 1 củ nhỏ
  • Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm

Cách thực hiện

  • Tôm rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ, lấy hết chỉ đen trên thân tôm. Ướp tôm với một ít hạt nêm hoặc muối.
  • Thịt nạc cắt thành miếng vừa ăn, ướp với một ít hạt nêm.
  • Rau rút bóc bỏ phần xốp bên ngoài, loại bỏ phần già, lấy ngọn non, ngắt thành từng khúc vừa ăn. Rửa sạch rau với nước muối loãng.
  • Chần qua rau rút với nước sôi, cho rau vào nước đá để giữ độ giòn và xanh.
  • Phi thơm tỏi, cho thịt và tôm vào xào săn. Đổ rau nhút đã chần vào xào cùng với lửa lớn. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Tắt bếp, múc rau rút xào tôm thịt ra đĩa và thưởng thức.

4. Gỏi tôm rau nhút

bầu có ăn được rau rút không

Nguyên liệu

  • Rau rút: 1 bó
  • Tôm: 300 – 500g
  • Tỏi: 1 củ nhỏ
  • Đậu phộng rang: 50g
  • Bánh phồng tôm hoặc bánh đa: lượng tùy thích
  • Rau húng quế: 1 bó nhỏ
  • Gia vị: chanh, ớt, đường, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm…

Cách thực hiện

  • Tôm rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 muỗng cà phê muối, 1 chén nước để luộc tôm. Khi tôm chín, vớt ra rổ cho ráo nước và để nguội rồi lột bỏ phần đầu và vỏ thân, rút chỉ tôm, chừa lại vỏ đuôi cho đẹp mắt.
  • Rau rút bóc bỏ phần xốp bên ngoài, loại bỏ phần già, lấy ngọn non, ngắt thành từng khúc vừa ăn. Rửa sạch rau với nước muối loãng. Trước khi trộn gỏi, chần qua rau rút với nước sôi, cho rau vào nước đá để giữ độ giòn và xanh.
  • Húng quế nhặt bỏ lá già, cành cứng, rửa sạch, vẩy ráo, thái nhỏ.
  • Đậu phộng chà vỏ, giã dập.
  • Làm nước trộn gỏi: 1 thìa đường, 1 chút xíu bột ngọt, ớt (tùy khẩu vị), tỏi giã nhuyễn hỗn hợp. Sau đó cho khoảng 2.5 thìa nước mắm, nửa trái chanh vắt lấy nước và khuấy đều.
  • Trộn gỏi:
  • Cho rau nhút đã chần sơ vào thố cùng 1/2 thìa cà phê muối, chút bột ngọt, chút đường rồi trộn đều lên. Sau đó nêm 3 thìa nước trộn gỏi đã pha ở trên vào trộn đều.
  • Cho tôm vào trộn, rồi cho tiếp rau thơm vào và trộn đều.
  • Gắp ra đĩa, rắc đậu phộng lên cùng vài lát ớt và thưởng thức cùng bánh phồng tôm hay bánh đa nướng giòn.

Ngoài những món ăn trên, mẹ bầu cũng có thể đổi món với canh khoai sọ, rau rút hầm xương; canh cá nấu rau rút, mướp, rau ngót; canh nấm rơm, đậu non, rau nhút…

[inline_article id=262240]

Bà bầu có ăn được rau rút không? Câu trả lời là được nhưng dù có nghiện món rau này, bạn cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải thôi nhé! Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào nói về tác hại của loại rau này với mẹ bầu, nhưng bạn hãy cẩn thận khi ăn nhé. Nếu sau khi ăn các món được làm từ rau rút, mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy thì nên ngưng ngay và hỏi ý kiến của bác sĩ.