Tam cá nguyệt thứ ba nổi tiếng và khó khăn trong quá trình mang thai. Cho nên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải. Có thể là do các cơn co thắt, đau dạ dày hay một nguyên nhân nào khác.
Tuy nhiên, nếu đau bụng dữ dội còn kèm theo các triệu chứng khác thì nguyên nhân không dừng lại những lý do đơn giản như cơn co thắt, đau dạ dày,…
Nguyên nhân bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải trong 3 tháng cuối thai kỳ
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, vì chuyển dạ sinh non, các vấn đề về nhau thai và những nguyên nhân khác có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Nên cần biết rõ nguyên nhân là do đâu để có thể xử lý kịp thời.
1. Táo bón và đầy hơi
Táo bón là một trong những nguyên nhân gây đau bụng trên bên phải phổ biến nhất. Sự thay đổi nội tiết tố trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân. Khi thai nhi phát triển ngày càng lớn, tử cung sẽ tạo áp lực đáng kể lên ruột và khiến việc đi vệ sinh của mẹ bầu khó khăn hơn.
Táo bón nặng thường dẫn đến cảm giác bị đầy hơi ở vùng bụng trên bên phải. Do đó, không loại bỏ khả năng mẹ bị đau bụng do táo bón thai kỳ gây ra.
2. Trào ngược axit dạ dày
Ước tính có đến 45% phụ nữ bị ợ chua khi mang thai. Một loại hormone thai kỳ tên là progesterone có thể gây ra chứng trào ngược axit và chứng ợ nóng.
Khi tử cung phát triển, áp lực lên đường tiêu hóa cũng ngày càng nghiêm trọng, cho nên nhiều bà bầu bị trào ngược axit dạ dày khi nằm.
3. Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải do căng da
Một số mẹ bầu cho biết họ có cảm giác căng da dữ dội khi càng về cuối thai kỳ. Khi tử cung mở rộng, cảm giác này kéo đến vùng bụng trên gây nhói hoặc đau bụng. Nếu da bị ngứa và căng, cơn đau nằm ở bên ngoài dạ dày thì da căng có thể là thủ phạm.
4. Đau và căng cơ
Thai nhi phát triển khiến cơ bụng căng ra để thích ứng. Áp lực của tử cung lên phần dưới cơ thể có thể làm thay đổi cách đi đứng hoặc di chuyển của mẹ bầu, làm tăng khả năng đau nhói vùng bụng trên.
5. Các vấn đề về túi mật
Đau ở phần trên bên phải vùng bụng, dưới hoặc gần xương sườn có thể liên quan đến gan hoặc túi mật.
Nếu có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, cơn đau đến từng đợt hoặc từng cơn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi mật. Do đó, mẹ cần điều trị dứt điểm nếu không sỏi mật có thể làm tắc nghẽn ống mật và gây ra các vấn đề về gan.
6. Vấn đề về gan
Những thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ có thể gây ra tình trạng gọi là ứ mật trong thai kỳ (IHP). Triệu chứng đầu tiên là ngứa, một số còn bị đau ở bụng trên, buồn nôn, nôn, vàng mắt hoặc da.
Cho nên, bác sĩ cần phải theo dõi cẩn thận sức khỏe gan ở người bị IHP. Vì trong một số trường hợp, họ sẽ cần sinh em bé sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như suy gan hoặc những tổn thương cho thai nhi.
7. Các cơn co thắt
Các cơn co thắt khi chuyển dạ thường bắt đầu ở phần trên cùng của tử cung gây ra cảm giác đau thắt dữ dội. Một phụ nữ còn cảm thấy các cơn co thắt bắt đầu ở phần trên cùng của bụng có thể sắp chuyển dạ.
Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải 3 tháng giữa có sao không?
Nếu như bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải là do căng cơ, căng da, đau dạ dày, táo bón hay đầy hơi thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tình trạng này tại nhà để giảm đau nhói bụng trên bên phải.
Tuy nhiên, cần theo dõi sát sao sức khỏe mẹ bầu trong thời gian này. Trong vòng 1 ngày, nếu các cơn đau trở nên đau dữ dội hoặc đi kèm các triệu chứng sau đây thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời xử lý. Các triệu chứng đó là:
- Đau bụng trên dữ dội, đặc biệt ở bên phải hoặc không thể chịu đựng được
- Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo
- Các cơn co thắt xảy ra đều đặn
- Đau bụng và sốt
- Đi kèm các triệu chứng của huyết áp cao. Chẳng hạn như chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc mệt mỏi dữ dội.
- Ngứa, vàng da hoặc mắt, hoặc nôn mửa.
Biện pháp khắc phục tại nhà khi đau nhói bụng trên bên phải
Khi bị đau bụng trên bên phải do trào ngược axit dạ dày, mẹ bầu có thể giảm thiểu tình trạng này bằng cách ăn ít thức ăn có tính axit hơn. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm đau bụng và ợ chua.
Nếu đau bụng do tình trạng căng da, căng cơ thì có thể kéo căng cơ thể để giảm đau và giúp các nhóm cơ hoạt động mượt mà hơn. Ngoài ra, bạn có thể xoa bóp vùng bụng bị căng cơ để máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu tình trạng căng cơ kéo dài.
Mẹ bầu chỉ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu xác định được nguyên nhân gây đau bụng không đáng lo ngại. Vì nguy cơ bỏ sót một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 này.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ rất nhạy cảm và không nên xem thường khi bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải. Hy vọng, những chia sẻ của MarryBaby có thể giúp bạn có hướng giải quyết tốt nhất. Nếu cảm thấy không an tâm về sức khỏe thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.