Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Làm thế nào để giảm táo bón khi mang thai tuần đầu?

Táo bón là tình trạng gặp khó khăn khi đi ngoài. Tình trạng này xảy ra khi thức ăn trong cơ thể mẹ bầu cứng lại ở phần dưới của đường tiêu hóa thay vì đào thải dưới dạng phân. Bà bầu thường bị táo bón khi mang thai tuần đầu vì sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Trong bài viết, MarryBaby chia sẻ về nguyên nhân, những dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị táo bón khi mang thai tuần đầu để mẹ bầu tham khảo.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai tuần đầu?

1. Thay đổi nội tiết tố

Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai có thể khiến đường ruột của mẹ bầu hoạt động kém hiệu quả hơn; và thức ăn di chuyển qua ruột chậm hơn. Điều này còn được gọi là giảm nhu động dạ dày; và gây ra táo bón khi mang thai tuần đầu.

2. Chế độ dinh dưỡng

Ít chất xơ trong khẩu phần ăn uống của mẹ bầu có thể góp phần gây ra táo bón khi mang thai tuần đầu.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai tuần đầu
Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai tuần đầu

3. Bổ sung sắt và canxi

Một nguyên nhân khác của táo bón khi mang thai tuần đầu là do các loại thuốc và chất bổ sung mà một số phụ nữ mang thai sử dụng. Các loại thuốc được kê đơn để điều trị ốm nghén, thuốc kháng axit cho chứng ợ nóng và một số loại thuốc giảm đau mạnh có thể gây táo bón cho mẹ bầu. Các chất bổ sung như sắt và canxi; cũng như một số vitamin tổng hợp cũng có thể gây táo bón.

Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này trong khi mang thai và bị táo bón; hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi trong công thức thuốc; hoặc chất bổ sung. Đôi khi một thay đổi đơn giản về nhãn hiệu hoặc liều lượng có thể làm giảm táo bón. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu mỗi khác; và một công thức gây táo bón cho người này có thể hiệu quả với người khác.

>>>> Mẹ bầu xem thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

4. Thói quen sinh hoạt

Chế độ ăn uống của mẹ bầu, lượng nước mẹ bầu uống mỗi ngày và tần suất tập thể dục đều đóng vai trò trong việc làm cho mẹ bầu bị táo bón. Hầu hết những người đang mang thai đều không ăn đủ chất xơ, uống đủ nước hoặc tập thể dục đầy đủ khiến hệ tiêu hóa khó di chuyển chất thải ra khỏi cơ thể.

5. Các yếu tố khác

Thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung của mẹ bầu nặng nề hơn. Trọng lượng tăng thêm này có thể gây áp lực nhiều hơn lên ruột của mẹ bầu, khiến chất thải khó di chuyển ra ngoài cơ thể.

[inline_article id=163519]

Triệu chứng táo bón khi mang thai tuần đầu

Táo bón là khi mẹ bầu đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần và phân khó đi ngoài. Nếu mẹ bầu bị táo bón, mẹ bầu có thể khó đi hoặc đau sau khi đi đại tiện; và mẹ bầu có thể thấy mình cần phải rặn. Một số người bị táo bón cảm thấy họ chưa đi ngoài hết và thậm chí sau khi đi ngoài, họ cảm thấy cần phải đi nhiều hơn.

Cứ 4 phụ nữ thì có đến 1 phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, táo bón thường sẽ tự hết khi thai kỳ tiến triển.

Một số triệu chứng mẹ bầu bị táo bón khi mang thai tuần đầu:

  • Chỉ có thể đi ngoài vài lần một tuần.
  • Phải gồng mình, rặn mạnh để đi ngoài, và bụng cảm thấy sưng lên và đầy hơi.
  • Khi mẹ bầu đi cầu, phân bị vón cục và cứng. Chúng quá khô nên việc đào thải chúng rất đau đớn.

Đôi khi, táo bón dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ và nứt hậu môn. Giống như táo bón, cả hai tình trạng này đều phổ biến trong thai kỳ.

Triệu chứng táo bón khi mang thai
Triệu chứng táo bón khi mang thai khá phổ biến

Táo bón khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Thường thì tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu không gây nguy hiểm; nhưng thỉnh thoảng táo bón khi mang thai có thể là triệu chứng của một vấn đề khác.

Nếu mẹ bầu bị táo bón nghiêm trọng kèm theo đau bụng; xen kẽ với tiêu chảy hoặc đi ngoài ra chất nhầy hoặc máu; hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức.

Ngoài ra, táo bón khi mang thai tuần đầu có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ; tức là các tĩnh mạch ở vùng trực tràng bị sưng lên. Bệnh trĩ có thể cực kỳ khó chịu, mặc dù chúng hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng trĩ biến mất khá sớm sau khi mẹ bầu sinh xong. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội hoặc nếu mẹ bầu bị chảy máu trực tràng, hãy gọi cho bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bị táo bón khi mang thai tuần đầu

Chế độ và khẩu phần ăn uống giúp giảm táo bón và đóng vai trò rất quan trọng giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn. MarryBaby chia sẻ một vài điều để mẹ lưu ý nhé!

1. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ

Các loại thức ăn như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu đi tiêu dễ dàng. Các loại đậu và hoa quả sấy khô cũng giúp mẹ bầu bổ sung chất xơ. Nếu mẹ bầu cảm thấy cần món gì đó mềm và dễ nuốt, mẹ bầu có thể mua một ít rau câu (loại làm từ rong biển) có chứa nhiều chất xơ hòa tan.

Tốt nhất, mẹ bầu sẽ tiêu thụ 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày từ trái cây, rau, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì nguyên hạt, mận khô và cám. Điều này giúp đảm bảo phân cứng hơn và dễ đi tiêu hơn.

2. Không thay đổi chế độ ăn đột ngột

Cơ thể mẹ bầu cần có thời gian để thích nghi với việc ăn nhiều hơn; kể cả là nhiều chất xơ. Khi mẹ bầu vội vã ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ, mẹ bầu có thể sẽ bị đầy hơi.

Nếu trước đây không ăn nhiều rau, ban đầu mẹ bầu chỉ cần cho thêm vài miếng súp lơ hay một chén cơm gạo lứt là đủ rồi.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tránh táo bón

3. Đừng ăn quá nhiều một lúc

Khi có quá nhiều thực phẩm cùng lưu thông trong hệ tiêu hóa, hiện tượng tắc nghẽn rất dễ xảy ra. Thay vì ăn một bữa thật hoành tráng và sau đó bị đầy hơi cùng với táo bón; mẹ bầu hãy chia nhỏ thực phẩm thành 6 bữa mỗi ngày.

4. Ăn sữa chua và uống nhiều nước

Các vi khuẩn có trong sữa chua uống rất tốt cho đường ruột; tăng cường khả năng tiêu hóa của mẹ bầu.

Uống nhiều nước rất quan trọng. Mẹ bầu hãy uống 10 đến 12 cốc chất lỏng mỗi ngày. Sự kết hợp của một chế độ ăn nhiều chất xơ và nhiều chất lỏng sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ chất thải của mình một cách tốt nhất.

>>>> Mẹ bầu có biết, nước đậu đen cũng hỗ trợ cho mẹ bầu giảm táo bón đó! Tìm hiểu ngay Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không?

5. Đưa việc ăn uống vào thời khóa biểu

Nếu mẹ bầu phải đi làm vào lúc 8 giờ, hãy ăn và uống các thức uống có chất xơ vào lúc 7 giờ. Việc lên thời gian biểu thích hợp giúp mẹ bầu không cảm thấy hấp tấp, vội vã khi phải tìm nhà vệ sinh để giải quyết “nỗi buồn”.

[inline_article id=254293]

Cách giúp mẹ xử lý táo bón khi mang thai tuần đầu

1. Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn không hoạt động, bạn có nhiều khả năng bị táo bón hơn. Đi bộ, bơi lội và các bài tập thể dục vừa phải khác sẽ giúp ruột hoạt động bằng cách kích thích ruột của bạn. Lên lịch tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần 20-30 phút.

2. Đừng ngồi quá nhiều

Ngược lại, hãy di chuyển. Nửa tiếng đi bộ mỗi ngày không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, dễ sinh mà còn giảm táo bón. Mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm những tư thế ngồi không tốt cho thai kỳ.

3. Sử dụng thuốc không kê đơn

Có những sản phẩm không kê đơn như Metamucil (Loại B) có thể giúp làm mềm ruột và giảm táo bón. Luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc không kê đơn mẹ bầu nhé!

>>>> Mẹ bầu đọc thêm Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

4. Giảm hoặc loại bỏ chất bổ sung sắt

Chất bổ sung sắt có thể góp phần gây táo bón. Chế độ dinh dưỡng tốt thường có thể đáp ứng nhu cầu sắt của mẹ bầu trong thai kỳ.

Uống liều lượng sắt nhỏ hơn trong ngày thay vì uống tất cả cùng một lúc có thể làm giảm táo bón. Nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm tra mức độ sắt và các khuyến nghị để quản lý lượng sắt trong thai kỳ. Tìm cách tự nhiên để lấy sắt ở đây.

[video-embeb title=’ Bí kíp tránh xa táo bón cho mẹ bầu’ description=” url=’https://youtube.com/embed/ZtEkMHEVRms”>’ ][/video-embeb]

Tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu là phổ biến và có thể được khắc phục. Mẹ bầu chỉ cần làm theo các bước trên để giúp giảm bớt sự khó chịu của ruột; và thúc đẩy sức khỏe thể chất của mình.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

17 tác dụng của bí ngòi với sức khỏe thai kỳ không phải ai cũng biết

tác dụng của bí ngòi với bà bầu

Chủ đề dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ tương lai. Theo đó, việc tiêu thụ nhiều rau quả là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Trong hàng tá các loại rau ăn quả, bí ngòi là “ứng viên” sáng giá để thêm vào thực đơn cho bà bầu. Bởi lẽ, không chỉ đơn thuần là một món ăn dinh dưỡng, bí ngòi còn mang lại kha khá những lợi ích thiết thực trong thai kỳ.

Tác dụng của bí ngòi với sức khỏe mẹ bầu

Có rất nhiều yếu tố khác nhau để bí ngòi trở thành lựa chọn khôn ngoan cho bạn trong thai kỳ. Không chỉ bởi nó là nguồn bổ sung folate và kali cần thiết để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định, một vài tác dụng của bí ngòi dưới đây có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên:

1. Bí ngòi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời

Cũng giống như “họ” nhà bí hay dưa chuột, loại quả này rất giàu vitamin C. Về cơ bản, dưỡng chất này đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những gốc tự do gây hại cho sức khỏe.

2. Tăng cường sức đề kháng

thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Không chỉ dừng lại ở việc kháng lại gốc tự do, vitamin C còn đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Điều này hết sức cần thiết bởi khi bước vào thai kỳ, sự thay đổi hormone khiến hàng rào miễn dịch của bạn hoạt động kém đi rất nhiều. Chính vì thế, mẹ bầu dễ bị mắc bệnh cơ hội cũng như các “tác nhân ngoại lai” xâm nhập hơn.

3. Hỗ trợ sản sinh collagen

Nhiều mẹ bầu không biết rằng hormone thai kỳ cũng ảnh hưởng đến tình trạng da. Đó là lý do vì sao hầu hết các bà mẹ tương lai có thể gặp phải một số tình trạng như da sạm đen hoặc xuất hiện nếp nhăn.

Để “hô biến” làn da quay lại như xưa, bạn có thể nhờ đến tác dụng của bí ngòi, đặc biệt là giống quả xanh. Với hàm lượng vitamin C cao, loại quả này sẽ giúp tối ưu việc tăng sinh collagen, giữ cho làn da săn gọn và khỏe mạnh.

4. Tác dụng của bí ngòi là giúp soát cân nặng hiệu quả

Việc tiêu thụ bí ngòi cũng giúp bạn ổn định cân nặng tốt. Bởi lẽ, tình trạng thừa cân khi mang thai là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Để khỏi phải “lăn tăn” chuyện ăn gì để không bị tăng cân, bạn hãy thêm bí ngòi vào thực đơn của mình.

Loại quả này chứa khá ít calo và rất nhiều nước cùng khoáng chất cần thiết nên sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu. Bật mí thêm, mẹ sau sinh muốn lấy lại vóc dáng mà vẫn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con bú cũng nên sử dụng bí ngòi.

5. Giảm nguy cơ bị tăng huyết áp

tác dụng của bí ngòi giúp ổn định huyết áp

Tăng huyết áp khi mang thai rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến tiền sản giật. Điều này có thể khiến cả mẹ bầu lẫn thai nhi gặp nguy hiểm, nhất là trong quá trình chuyển dạ.

Với lượng kali dồi dào, tác dụng của bí ngòi sẽ giúp cân bằng và điều chỉnh huyết áp về ngưỡng bình thường không gây hại cho cơ thể. Do vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo khi các triệu chứng cao huyết áp xuất hiện, mẹ bầu nên tiêu thụ thực phẩm như bí ngòi. Mặc dù hiệu quả không phải là ngay tức thì nhưng nó rất hữu ích về lâu dài.

6. Hạn chế nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh

Có khá nhiều yếu tố khác nhau khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, nhưng trong hầu hết trường hợp, việc thiếu hụt dinh dưỡng lại là nguyên do chủ yếu nhất. Để an tâm, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như bí ngòi để tiêu thụ thường xuyên.

7. Bà bầu ăn bí ngòi giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Trong số ba loại tiểu đường phổ biến thì đái tháo đường thai kỳ là tình trạng dễ xảy ra với các bà mẹ tương lai. Theo các chuyên gia, tác dụng của bí ngòi có thể giúp ổn định lượng đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ.

8. Tác dụng của bí ngòi làm giảm hấp thụ cholesterol

Bàn về những thực phẩm giúp hạ cholesterol, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến quả bí ngòi. Loại rau ăn quả này chứa chất xơ, cùng một số dưỡng chất có hoạt tính giúp giảm sự tích tụ cholesterol xấu (LDL) trong động mạch. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ tránh được rủi ro mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

9. Bà bầu ăn bí ngòi cải thiện khả năng tiêu hóa

tác dụng của quả bí ngòi giúp cải thiện tiêu hóa

Một trong số những tác dụng nổi bật của bí ngòi xanh là thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo đó, sự lớn dần của thai nhi trong tử cung sẽ ảnh hưởng đến không gian xung quanh và làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa.

Từ đó, mẹ bầu sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề như táo bón, đau dạ dày và đầy hơi khi mang thai. Quả bí ngòi rất giàu chất xơ nên có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cho bạn.

10. Kho dự trữ tiềm tàng của các chất chống oxy hóa

Ngoài vitamin C như đã đề cập ở trên, còn có những chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác mà bạn chưa biết đến trong thành phần bí ngòi như flavonoid, vitamin A và E, lutein, zeaxanthin… Tất cả những chất dinh dưỡng này góp phần bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương.

11. Tác dụng của bí ngòi tốt cho xương và răng

Hẳn không ít mẹ bầu có suy nghĩ chỉ cần bổ sung canxi là đảm bảo sức khỏe cho xương và răng. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi nếu thiếu vitamin K thì canxi từ một dưỡng chất sẽ trở thành tác nhân gây hại.

Vitamin K đóng vai trò đưa canxi đến những chỗ cần và ngăn nó lắng đọng vào các vị trí không cần thiết như thành mạch máu, mô mềm. Mách nhỏ với bạn rằng ngoài canxi thì bí ngòi còn bổ sung rất nhiều vitamin K nữa đấy!

12. Duy trì năng lượng cần thiết trong thai kỳ là tác dụng của bí ngòi

Việc mang thai đòi hỏi bạn luôn ở trạng thái “tràn đầy” năng lượng. Có như vậy, cơ thể mẹ bầu mới duy trì và đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của thai nhi và cả chính bạn. Tuy không phải là thực phẩm giàu calo, nhưng bí ngòi chứa sắt và magie; hai loại khoáng chất này giữ vai trò tăng cường trao đổi chất, đem lại năng lượng cho bạn.

13. Bà bầu ăn bí ngòi cải thiện tâm trạng

bí ngòi giúp cải thiện tâm trạng

Một gợi ý thực phẩm dành cho sức khỏe tinh thần là các món ngon từ bí ngòi. Khi mang thai, sự mất cân bằng hormone là vấn đề khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra lutein có trong bí ngòi giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa tình trạng căng thẳng, trầm cảm.

14. Nguồn cung cấp axit folic tự nhiên cho bạn

Chẳng có dưỡng chất nào tốt cho thai nhi hơn axit folic trong thai kỳ. Hợp chất này đóng vai trò đảm bảo sự phát triển tối ưu của hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

15. Bà bầu ăn bí ngòi thúc đẩy việc sản sinh tế bào hồng cầu

Tác dụng này của bí ngòi đến từ sắt, magie cùng các khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy việc hình thành nên các tế bào hồng cầu. Mẹ nên nhớ, sự thiếu hụt tế bào máu đỏ này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ.

16. Tác dụng của bí ngòi giúp dưỡng ẩm cho da

Nếp nhăn, các vết sạm đen hay da khô hoàn toàn có thể xảy ra trong thai kỳ. Việc tiêu thụ bí ngòi, hoặc sử dụng để làm mặt nạ để cấp ẩm cho da từ bên ngoài là điều hết sức cần thiết để duy trì sức khỏe cho làn da của bạn.

17. Tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi

bí ngòi tốt cho sự phát triển trí não của trẻ

Đây là lý do khiến nhiều mẹ bầu chọn loại thực phẩm này hơn cả. Ngoài axit folic, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu trong bí ngòi có ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và khả năng ghi nhớ của trẻ sau sinh.

Một vài điểm lưu ý khi bà bầu dùng bí ngòi trong thai kỳ

Mặc dù vẫn chưa có báo cáo về tác dụng phụ của việc tiêu thụ bí ngòi khi mang thai, nhưng có một vài lưu ý mà mẹ cần biết về loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Nên lựa chọn bí ngòi hữu cơ để tránh tác hại của dư lượng thuốc trừ sâu đến thai nhi.
  • Bí ngòi có thể hoàn toàn ăn sống nhưng tốt nhất mẹ bầu nên sơ chế thật kỹ trước khi dùng để tránh bị nhiễm giun hoặc ký sinh trùng.
  • Trường hợp nếu bạn bị dị ứng với dưa chuột hoặc bí ngô thì nên thật cẩn trọng khi dùng bí ngòi.

Hy vọng rằng với những chia sẻ về tác dụng của bí ngòi trên đây, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho việc lựa chọn thực phẩm để dùng trong thai kỳ.

Minh Phú