Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Nếu đang lo lắng về chỉ số đường huyết của mình; mẹ bầu cần tham khảo thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối; và bỏ túi một vài lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn của mình

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là lượng đường trong máu (glucose) cao; phát triển trong thời kỳ mang thai và thường sẽ hết sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; nhưng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề cho bạn và con bạn trong khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng rủi ro có thể được giảm bớt nếu tình trạng bệnh được phát hiện sớm và quản lý tốt. Đặc biệt là khi mẹ bầu chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong khi bị tiểu đường thai kỳ.

tiểu đường thai kỳ là gì
Tiểu đường thai kỳ khá phổ biến với nhiều chị em

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai được phát hiện khi đo đường và kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trong quá trình tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng nếu lượng đường trong máu của họ quá cao (tăng đường huyết); chẳng hạn như:

  • Thường thấy khát.
  • Cần đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
  • Miệng khô.
  • Mệt mỏi.

Nhưng đây cũng là những triệu chứng thông thường khi mang thai; và không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Tốt nhất là mẹ bầu nên nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu mẹ lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải.

[inline_article id=279910]

Vì sao chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với bà bầu tiểu đường?

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thực phẩm lành mạnh là điều quan trọng để giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Ví dụ, chất béo và protein ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mẹ bầu trong nhiều giờ; nhưng carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều; dẫn đến tăng đột biến. Do đó, việc điều chỉnh lượng thức ăn giàu carb sẽ rất hữu ích. Giữ số lượng và loại thực phẩm; carbohydrate, chất béo và protein; giống nhau hàng ngày cũng có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Đặc biệt hữu ích nếu mẹ bầu ăn ba bữa chính; và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày; để khoảng cách ăn của mẹ bầu không quá lâu; hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu.

Vì sao chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với bà bầu tiểu đường
Vì sao chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với bà bầu tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ là một “người bạn” không mấy thân thiện, gây cho bà bầu rất nhiều phiền toái như: khó sinh, tiền sản giật và cả những trường hợp nguy hiểm như thai chết lưu, sinh non, v.v.

Không chỉ vậy, theo nghiên cứu, những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sau này thường có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn những bé khác. Đồng thời, nguy cơ bị các bệnh hô hấp, vàng da hoặc vấn đề huyết áp của các bé cũng cao hơn nhiều so với bình thường.

>>>> Các mẹ tham khảo thêm Các nguyên tắc ăn uống cần lưu ý khi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

1. Nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu tiểu đường

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên thiếu những thực phẩm sau đây. Cùng xem nhé!

1.1 Khoai lang

Do có nhiều tinh bột và có vị ngọt, khoai lang thường bị nhiều mẹ “loại thẳng tay” trong thực đơn của mình vì sợ “lên đường”. Tuy nhiên, ngược với suy nghĩ của số đông các mẹ; nếu biết cách; khoai lang còn có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường huyết trong máu.

Theo nghiên cứu, trong khoai lang có thành phần Caiapo giúp kiểm soát đáng kể lượng đường và cholesterol xấu trong máu.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua

1.2 Rong biển

Với hàm lượng đường gần như bằng 0 nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, rong biển là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của những bà bầu tiểu đường.

Nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu tiểu đường
Rong biển là nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu tiểu đường

Ngoài ra, trong rong biển có các thành phần hoạt tính sinh học giúp ngăn ngừa đái tháo đường. Thông thường, những người bị tiểu đường là do lượng insulin trong cơ thể không đủ để kiểm soát; và chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng hoạt động.

Tuy nhiên, nhờ alginate; một thành phần chiết xuất từ rong biển; cơ thể có thể tiếp tục sản xuất lượng insulin cần thiết; và nhờ vậy có thể kiểm soát được tiểu đường.

1.3 Cà rốt

Vẫn chứa một lượng đường đáng kể, nhưng so với các loại thực phẩm khác; lượng đường trong cà rốt mất nhiều thời gian để chuyển hóa hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và beta-carotene trong cà rốt cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

1.4 Họ hàng nhà đậu

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Nội Khoa của các nhà khoa học Canada; thực đơn dinh dưỡng với các loại đậu là cách đơn giản nhất để kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể. Với hàm lượng chất xơ phong phú, đậu giúp cơ thể no lâu và ổn định lượng đường huyết sau khi ăn.

1.5 Mướp đắng

Thành phần charatin trong mướp đắng có khả năng kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Không chỉ tiểu đường thai kỳ; các chuyên gia cũng khuyến cáo những bệnh nhân có bệnh tiểu đường mãn tính cũng nên thêm mướp đắng vào thực đơn mỗi ngày của mình.

Tuy nhiên, với những mẹ bầu nhạy cảm; ăn mướp đắng khi mang thai có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đau dạ dày. Bà bầu cần hết sức cẩn thận; nhất là với những người lần đầu ăn mướp đắng.

2.  Nhóm thực phẩm bà bầu tiểu đường cần tránh

Bạn nên hạn chế khẩu phần ăn của mình hoặc tránh ăn carbohydrate tinh chế và thực phẩm có nhiều đường nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ vì chúng có thể gây ra mức tăng đột biến không an toàn trong lượng đường trong máu của bạn:

  • Bánh mì trắng, gạo trắng hoặc mì ống không nguyên cám.
  • Nước ngọt.
  • Các loại nước ép trái cây ngọt.
  • Đồ ngọt và món tráng miệng.

[inline_article id=273999]

Mẫu thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Sau đây là thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Kimberly Trout chuyên về sức khỏe phụ nữ tại Đại học Pennsylvania gợi ý. Trout khuyên mẹ bầu nên tuân theo chế độ ăn kiêng này trong suốt thai kỳ.

mẫu thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối khá đa dạng và ngon miệng

1. Ngày 1:

  • Bữa sáng: 2 quả trứng bác + 1 miếng bánh mì nướng + 1 cốc sữa + Cà phê hoặc trà decaf (không đường).
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 1/2 quả chuối + 1 que phô mai.
  • Bữa trưa: 0,8 lạng bánh burger chay + rau diếp và cà chua + 1 muỗng cà phê mù tạt + 1 chén cà rốt và bông cải xanh + 1 ly nước sủi bọt có vị chanh.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: 1 quả cam + 1/2 cốc sữa.
  • Bữa tối: 1 lạng miếng bò hầm + ⅔ chén bông cải xanh + 1 củ khoai tây nướng lớn + 2 thìa kem chua.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 2 thìa bơ đậu phộng tự nhiên + 2 bánh quy giòn graham + ½ cốc sữa.

2. Ngày 2:

  • Bữa sáng: 1 cốc Cheerios + 1 cốc sữa + Cà phê hoặc trà decaf (không đường).
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 1 quả táo nhỏ + 10 bánh quy.
  • Bữa trưa: Salad gà nướng: 0,5 lạng gà xé nhỏ + ½ chén rau diếp cắt nhỏ, cà chua, dưa chuột, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông và 2 muỗng canh xốt trang trại + 1 chén súp + ½ cốc mơ đóng hộp không đường.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: ⅓ dưa đỏ + 1 bánh gạo.
  • Bữa tối: 2 cái bánh cua + ⅔ cốc collard xanh + ¾ cốc quả việt quất + ½ cốc sữa.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 2 cốc bỏng ngô với một ít pho mát Parmesan bào.

3. Ngày 3:

  • Bữa sáng: 1 ounce xúc xích thuần chay + 1 bánh nướng xốp tiếng Anh + Cà phê hoặc trà decaf (không đường).
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 1 quả cam + 3 bánh quy mặn.
  • Bữa trưa: Gạo và đậu: ½ chén gạo nấu chín và ½ chén đậu pinto trong 2 muỗng cà phê dầu ô liu + ⅔ chén đậu xanh.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: ¾ cốc nho tươi + ½ cốc sữa.
  • Bữa tối: 4 ounce thịt gà xé sợi + 1 chén bông cải xanh + 1 củ khoai tây nướng lớn + 2 thìa kem chua.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: Sandwich phô mai làm từ phô mai + ½ lát bánh mì nguyên cám + ¼ cốc dứa.

4. Ngày 4:

  • Bữa sáng: 2 quả trứng luộc chín + 1 cốc sữa + ½ quả bưởi.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 3/4 cốc quả việt quất + 1 cốc sữa chua không béo.
  • Bữa trưa: Bánh mì gà tây với 2 lát bánh mì nguyên cám + 1 phần salad trộn dầu giấm.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: 2 quả mận nhỏ + ½ cốc sữa.
  • Bữa tối: 1 lạng ức gà nướng + 1 cốc bí ngô hấp bơ.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 1 thanh phô mai que + 3 bánh quy mặn.

5. Ngày 5:

  • Bữa sáng: 1 bánh nướng xốp kiểu Anh nguyên cám + 2 thìa bơ đậu phộng + Cà phê hoặc trà decaf (không đường).
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 3/4 cốc quả mọng + 2 thìa quả óc chó cắt nhỏ + 1 cốc sữa chua nguyên chất ít béo.
  • Bữa trưa: Sandwich gà Caprese: 2 lát bánh mì nướng nguyên cám 100%, gà quay đã bỏ da, ½ quả cà chua vừa thái lát, 2 thìa phô mai mozzarella, 1 thìa húng quế tươi cắt nhỏ, 2 lát bơ vừa.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: ⅓ cốc hummus với 1 cốc rau củ tùy chọn.
  • Bữa tối: 1 lạng cá hồi với đào nướng và pho mát dê phủ rau arugula + ½ chén gạo lứt.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 3 bánh quy giòn với ½ chén phô mai tươi ít béo.

6. Ngày 6:

  • Bữa sáng: 3/4 cốc quả việt quất + 1 cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất không béo.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 20 quả hồ trăn + 1 quả lê vừa.
  • Bữa trưa: 2 chén súp rau với 2 muỗng pho mát Parmesan bào nhỏ.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: 1 lát bánh mì nguyên cám với 1 thìa bơ hạnh nhân.
  • Bữa tối: 1 chén xúc xích gà & ớt + ½ chén gạo lứt đã nấu chín trộn với ½ muỗng cà phê dầu ô liu. và gia vị Ý không thêm muối + 2 chén rau xanh trộn với 2 muỗng xốt dầu giấm Ý.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 1 quả táo vừa có rắc quế + ½ cốc pho mát.

7. Ngày 7:

  • Bữa sáng: ½ chén yến mạch với 3/4 chén quả mâm xôi và 1 muỗng hồ đào cắt nhỏ + 1 cốc sữa.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 1 cốc anh đào.
  • Bữa trưa: 1 bánh sandwich rau và bánh mì hummus trên 2 lát bánh mì nguyên cám + 1 chén phở.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: 2 thìa bơ đậu phộng tự nhiên + 1 quả táo.
  • Bữa tối: ½ chén Spaghetti bí, thịt viên và sốt marinara + ½ chén rau xanh trộn với 1 muỗng canh dầu giấm Ý.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 1 thanh phô mai + 10 bánh quy

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên cân bằng giữa những thực phẩm có nhiều carbohydrates dạng phức tạp; và ít chất béo bão hòa. Vì so với carbohydrates phức tạp; carbohydrates đơn giản sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu; và khiến bà bầu ăn nhanh, ăn nhiều hơn.

>> Xem thêm: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không?

Nếu khẩu phần như trên quá phức tạp, mẹ bầu đái tháo đường có thể làm theo cách sau. Hãy lấy chế độ ăn thường ngày, tất cả đồ ăn sắp hết lên một chiếc đĩa (hoặc đĩa tưởng tượng), giảm 1/3 – 1/2 lượng cơm, thay vào phần trống bằng thịt, cá, rau củ, như thế sẽ giảm lượng tinh bột, nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà – Dễ thực hiện, hiệu quả cao

Cách hạ đường huyết cho bà bầu là điều chị em cần quan tâm. Đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở 2 đến 10% trên tổng số phụ nữ mang thai. Tình trạng đường huyết tăng cao có thể gây nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé.

Vì thế, MarryBaby gợi ý ngay cho bạn những cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng và vận động.

Tình trạng tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai thế nào?

Nhóm người có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nằm trong độ tuổi 25, thừa cân, có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc bản thân đã từng bị đái tháo đường.

Ngoài ra, phụ nữ đã từng sinh con to (lớn hơn hoặc bằng 4kg), thai lưu hoặc sinh con bị dị tật đều có thể mắc đái tháo đường thai kỳ.

cách hạ đường huyết cho bà bầu
Tỷ lệ bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ là 2 – 10%

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?. Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Về phần mẹ, có thể xuất hiện các biến chứng tiểu đường thai kỳ như tăng huyết áp, băng huyết, nhiễm trùng, sinh non, tiền sản giật. Nặng hơn nữa thì bị đái tháo đường loại 2 sau khi sinh. 

Đối với thai nhi có nguy cơ chậm phát triển, thai to, rất dễ bị dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tim mạch. Và bé có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh.

Cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà

Có 2 cách hạ đường huyết cấp tốc cho bà bầu ngay tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày và vận động.

1. Cách hạ đường huyết cho bà bầu qua chế độ dinh dưỡng

  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa không nên ăn quá no, khoảng cách giữa các bữa ăn không nên quá xa nhau, đều đặn là tốt nhất (2-3 tiếng ăn 1 lần, trừ ban đêm).
  • Nên ăn các thực phẩm chứa ít đường và hạn chế chất béo như thịt nạc, cá, đậu hũ, nấm, sữa tách béo không đường, gạo lứt, khoai lang, yến mạch, rau xanh, trái cây tươi và ít ngọt.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng đường trong máu…
  • Hạn chế hoặc kiêng các loại thực phẩm gây tăng đường như bánh kẹo, chè, kem, trà sữa, trái cây nhiều đường,…
  • Giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ,…
  • Không uống bia, rượu, đồ uống có ga, nước ép trái cây ngọt.
  • Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì ăn liền,…
cách hạ đường huyết cho bà bầu
Người bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ

2. Cách hạ đường huyết cho bà bầu bằng các bài tập vận động

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, các bài tập vận động nhẹ nhàng cũng là cách hạ đường huyết cấp tốc cho bà bầu.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn hình thức và cường độ rèn luyện phù hợp. Không luyện tập lúc cơ thể mệt mỏi hoặc đuối sức.

  • Đi bộ: Rất tốt cho mẹ bầu, giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tim mạch, săn chắc hệ cơ và giúp tử cung co bóp thuận lợi cho việc sinh nở.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng: Chạy bộ một cách nhẹ nhàng giúp mẹ kiểm soát đường huyết tốt, giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch chân, tăng huyết áp,… Ngoài ra, chạy bộ giúp mẹ củng cố cơ cột sống, duy trì tư thế cần thiết khi mang thai.
  • Yoga: Là bộ môn luyện tập hơi thở cho mẹ bầu, tốt cho hệ hô hấp do cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí carbonic mạnh mẽ.
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: Phụ nữ đang mang thai nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà. Nếu lượng đường vượt mức cho phép, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện ngay.
  • Sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết: Có thể kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm Insulin. Quá trình sử dụng Insulin cần được theo dõi chặt chẽ và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh nguy cơ hạ đường huyết và xảy ra biến chứng.

Cách nhanh nhất để mẹ bầu hạ đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ chính là tuân chủ chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu nên nắm vững những thông tin sau đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thông tin khác hữu ích cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh cách hạ đường huyết cho bà bầu, Marrybaby cung cấp thêm một số thông tin hữu ích khác tốt cho mẹ bầu không may bị tiểu đường thai kỳ.

1. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Bạn nên chọn chế độ ăn lành mạnh như sau:

  • Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt,…
  • Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh như đậu, cá, gà, hải sản, nấm, các loại hạt (mắc ca, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng,…)
  • Chọn chất béo không bão hòa như dầu phộng, dầu ô liu, trái bơ, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hạt chia,…

2. Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường

Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường gồm có:

  • Cam, quýt, bưởi: giàu vitamin C, các chất chống oxy hóa và axit folic.
  • Kiwi: cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C và axit folic tốt cho mẹ và bé.
  • Lựu: cung cấp axit amin cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải cholesterol.
  • Ổi: chứa hàm lượng vitamin C, chất xơ và kali folate dồi dào.
  • Bơ: có lượng chất xơ cao nhưng hàm lượng carbohydrate cực kỳ thấp.
  • Táo: chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa giúp làm giảm nhu cầu sử dụng insulin của mẹ bầu.
cách hạ đường huyết cho bà bầu
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin và chất xơ từ các loại trái cây ít đường

3. Đồ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường

Đồ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường thường là các loại trái cây (táo, ổi, bơ, cam, quýt,  bưởi, chuối…), phô mai, sữa chua, ngũ cốc, trứng, các loại rau củ quả sấy không đường, bánh biscotti,… Tùy nhu cầu phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên chọn loại đồ ăn vặt phù hợp.

4. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ được chia thành nhỏ như sau:

  • Bữa sáng: Chọn 1 trong các loại: một phần bún, phở, cháo yến mạch kèm 4 – 5 miếng thịt, 1 quả trứng và rau xanh. Sau 2 tiếng có thể uống 1 hộp sữa pha sẵn không đường hoặc ít trái cây.
  • Bữa trưa/ tối: 1 bát cơm lưng (gạo trắng hoặc gạo lứt) hoặc 1 củ khoai lang (khoảng 150 gram), 1 bát rau đầy (salad trộn hoặc luộc, nấu canh), 150 gram đạm (gà, cá, hải sản, nấm, đậu hủ..) luộc hoặc hấp hoặc nướng, xào ít dầu, chế biến ít gia vị.
  • Bữa phụ chiều/ tối: 1 cốc sữa tươi không đường/trái cây/ hạt ăn dặm hoặc một gói ngũ cốc, bánh quy, granola, sữa chua không đường dành cho người mắc bệnh tiểu đường.

Ghi nhớ thêm một số nguyên tắc:

  • Uống 2-3 lít nước/ngày, uống liên tục từng ngụm, nhai rồi mới nuốt, chứ không nên uống nhiều một lần hoặc lâu lâu mới uống thì không giúp giảm cảm giác đói.
  • Trước ăn 15 phút uống 1 ly nước đầy.
  • Lúc đói cứ ăn không được nhịn, miễn là chọn những loại thức ăn lành mạnh kể trên.
  • Ăn theo thứ tự: rau-đồ ăn-tinh bột
  • Ăn xong nghỉ ngơi 15 phút rồi đi bộ 15 phút.

Ngoài ra, khẩu phần ăn có thể linh động theo cân nặng trước mang thai của từng người, số lượng thai trong bụng, chỉ số đường huyết,… Nếu bạn có huấn luyện viên dinh dưỡng cá nhân hoặc có bác sĩ dinh dưỡng điều chỉnh cho bạn thì càng tốt.

Như vậy bạn đã rõ về cách hạ đường huyết cho bà bầu. Nhìn chung mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần đặc biệt quan tâm và chú ý đến sức khỏe. Nên đi khám định kỳ để kiểm tra đường huyết. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Bà bầu ghiền nước mía nên biết

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Rất nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn về vấn đề này. Mời các mẹ bầu hãy cùng Marry Baby đi tìm câu trả lời về việc bà bầu uống nước mía có bị tiểu đường không ngay sau đây nhé.uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không không

Mía được xem như là nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước mía hoặc nạp quá nhiều các loại thực phẩm khác cũng đều không tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Với thành phần khoàng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axít hữu cơ khác. Đây là một trọng những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

Trong quá trình mang thai, tất các các chất dinh dưỡng đều cần thiết để đảm bảo cho chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc đưa hàm lượng các chất này vào cơ thể thông qua đường ăn uống cần có sự kiểm soát. Do đó, việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không còn tùy thuộc vào liều lượng mà bạn uống vào mỗi ngày.

1. Đối với phụ nữ mang thai không có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ 

Nước mía hoàn toàn không đe dọa tới sức khỏe thai kỳ. Song bạn cần uống nước mía với lượng vừa phải vì nếu uống quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 

Trường hợp này bạn cần thận trọng khi uống nước mía, nhất là bà bầu bị tiểu đường tuýp 2 vì loại thức uống này có chứa nhiều đường. Việc uống hàng ngày với liều lượng nhiều sẽ làm cho tình trạng tiểu đường thêm tăng nặng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai kỳ.

Bạn có thể thay thế nước mía bằng các đồ uống giàu carbohydrates phức tạp (còn gọi là carbohydrates phức hợp, tốt cho bệnh tiểu đường thai kỳ). Carbohydrates phức tạp giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu của cơ thể, từ đó có thể ngăn chặn bệnh bùng phát.

Một số thức uống tốt cho bà bầu bị tiểu đường có thể thay thế cho nước mía bao gồm:

  • Nước cam
  • Nước ép táo
  • Nước ép lê
  • Nước ép ổi
  • Nước ép đào (bà bầu chỉ nên uống loại nước ép này vào tam cá nguyệt thứ 3 và không nên uống ở tam cá nguyệt đầu tiên nhé)

 

uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không
Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Chắc chắn có vì bà bầu dùng thức uống nào nhiều quá cũng không tốt.

Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?

Nhằm phát huy tối đa tác dụng của nước mía đối với bà bầu, bạn cần uống loại nước này một cách điều độ, hợp lý trong từng tam cá nguyệt như sau:

1. Ba tháng đầu của thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu có nên uống nước mía? Thời gian này mẹ sẽ thấy khá mệt mỏi và thường xuyên bị các cơn ốm nghén hành hạ. Việc uống nước mía lúc này là giải pháp thích hợp để bổ sung năng lượng cho cơ thể và giúp “thổi bay” các triệu chứng ốm nghén khó chịu.

Trong thời gian này, bạn nên uống khoảng 150ml nước mía mỗi ngày, chia thành 2-3 lần. Bạn có thể pha thêm 5ml nước cốt gừng vào nước mía để uống để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm.

2. Ba tháng giữa của thai kỳ

Đây là giai đoạn dễ chịu nhất đối với mẹ bầu nên bạn có thể thoải mái uống nhiều loại nước khác nhau bao gồm cả nước mía. Nước mía rất giàu năng lượng để giúp bạn thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, đuối sức và cả giúp cơ thể giải nhiệt. Thời gian này bạn chỉ nên uống nước mía với liều lượng khoảng 2-3 lần/tuần.

3. Ba tháng cuối của thai kỳ

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ bầu có thể uống thêm nhiều nước mía. Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể uống khoảng 200ml với liều lượng 2 lần/ngày và uống đều đặn mỗi ngày 1 ly.

Tác dụng của nước mía đối với bà bầu

Tác dụng của nước mía rất tốt cho bà bầu bao gồm:

1. Cung cấp protein

Protein rất quan trọng đối với cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó để đáp ứng đủ lượng protein cần thiết, bạn nên uống nước mía, bởi mía có hàm lượng protein khá cao.

2. Cung cấp chất chống oxy hóa

Nước mía là nguồn rất giàu chất flavonoid và các hợp chất phenolic, chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, thức uống này giúp cho cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm, dị ứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không không
Bà bầu uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

3. Chống viêm đường tiết niệu

Việc uống nước mía trong thời gian mang thai giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

4. Ngăn ngừa táo bón

Thành phần kali có trong mía giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.

5. Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời

Nước mía giúp cân bằng nồng độ bilirubin, đảm bảo hoạt động chức năng gan và giữ cho gan luôn khỏe mạnh, từ đó có thể giúp thai nhi tránh được nguy cơ mắc bệnh vàng da khi chào đời. Nồng độ bilirubin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

6. Ngăn ngừa các bệnh về da 

Các axit glycolic trong mía có thể giúp mẹ bầu cải thiện những vấn đề về da thường gặp khi mang thai như mụn, nám, tàn nhang…

7. Kiểm soát cân nặng

Polyphenol của mía hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa các chất, giúp giữ trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát.

[inline_article id=173424]

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không cũng là vấn đề mà mẹ bầu cần quan tâm, nhất là những phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.