Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà – Dễ thực hiện, hiệu quả cao

Cách hạ đường huyết cho bà bầu là điều chị em cần quan tâm. Đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở 2 đến 10% trên tổng số phụ nữ mang thai. Tình trạng đường huyết tăng cao có thể gây nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé.

Vì thế, MarryBaby gợi ý ngay cho bạn những cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng và vận động.

Tình trạng tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai thế nào?

Nhóm người có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nằm trong độ tuổi 25, thừa cân, có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc bản thân đã từng bị đái tháo đường.

Ngoài ra, phụ nữ đã từng sinh con to (lớn hơn hoặc bằng 4kg), thai lưu hoặc sinh con bị dị tật đều có thể mắc đái tháo đường thai kỳ.

cách hạ đường huyết cho bà bầu
Tỷ lệ bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ là 2 – 10%

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?. Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Về phần mẹ, có thể xuất hiện các biến chứng tiểu đường thai kỳ như tăng huyết áp, băng huyết, nhiễm trùng, sinh non, tiền sản giật. Nặng hơn nữa thì bị đái tháo đường loại 2 sau khi sinh. 

Đối với thai nhi có nguy cơ chậm phát triển, thai to, rất dễ bị dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tim mạch. Và bé có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh.

Cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà

Có 2 cách hạ đường huyết cấp tốc cho bà bầu ngay tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày và vận động.

1. Cách hạ đường huyết cho bà bầu qua chế độ dinh dưỡng

  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa không nên ăn quá no, khoảng cách giữa các bữa ăn không nên quá xa nhau, đều đặn là tốt nhất (2-3 tiếng ăn 1 lần, trừ ban đêm).
  • Nên ăn các thực phẩm chứa ít đường và hạn chế chất béo như thịt nạc, cá, đậu hũ, nấm, sữa tách béo không đường, gạo lứt, khoai lang, yến mạch, rau xanh, trái cây tươi và ít ngọt.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng đường trong máu…
  • Hạn chế hoặc kiêng các loại thực phẩm gây tăng đường như bánh kẹo, chè, kem, trà sữa, trái cây nhiều đường,…
  • Giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ,…
  • Không uống bia, rượu, đồ uống có ga, nước ép trái cây ngọt.
  • Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì ăn liền,…
cách hạ đường huyết cho bà bầu
Người bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ

2. Cách hạ đường huyết cho bà bầu bằng các bài tập vận động

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, các bài tập vận động nhẹ nhàng cũng là cách hạ đường huyết cấp tốc cho bà bầu.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn hình thức và cường độ rèn luyện phù hợp. Không luyện tập lúc cơ thể mệt mỏi hoặc đuối sức.

  • Đi bộ: Rất tốt cho mẹ bầu, giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tim mạch, săn chắc hệ cơ và giúp tử cung co bóp thuận lợi cho việc sinh nở.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng: Chạy bộ một cách nhẹ nhàng giúp mẹ kiểm soát đường huyết tốt, giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch chân, tăng huyết áp,… Ngoài ra, chạy bộ giúp mẹ củng cố cơ cột sống, duy trì tư thế cần thiết khi mang thai.
  • Yoga: Là bộ môn luyện tập hơi thở cho mẹ bầu, tốt cho hệ hô hấp do cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí carbonic mạnh mẽ.
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: Phụ nữ đang mang thai nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà. Nếu lượng đường vượt mức cho phép, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện ngay.
  • Sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết: Có thể kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm Insulin. Quá trình sử dụng Insulin cần được theo dõi chặt chẽ và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh nguy cơ hạ đường huyết và xảy ra biến chứng.

Cách nhanh nhất để mẹ bầu hạ đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ chính là tuân chủ chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu nên nắm vững những thông tin sau đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thông tin khác hữu ích cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh cách hạ đường huyết cho bà bầu, Marrybaby cung cấp thêm một số thông tin hữu ích khác tốt cho mẹ bầu không may bị tiểu đường thai kỳ.

1. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Bạn nên chọn chế độ ăn lành mạnh như sau:

  • Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt,…
  • Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh như đậu, cá, gà, hải sản, nấm, các loại hạt (mắc ca, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng,…)
  • Chọn chất béo không bão hòa như dầu phộng, dầu ô liu, trái bơ, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hạt chia,…

2. Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường

Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường gồm có:

  • Cam, quýt, bưởi: giàu vitamin C, các chất chống oxy hóa và axit folic.
  • Kiwi: cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C và axit folic tốt cho mẹ và bé.
  • Lựu: cung cấp axit amin cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải cholesterol.
  • Ổi: chứa hàm lượng vitamin C, chất xơ và kali folate dồi dào.
  • Bơ: có lượng chất xơ cao nhưng hàm lượng carbohydrate cực kỳ thấp.
  • Táo: chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa giúp làm giảm nhu cầu sử dụng insulin của mẹ bầu.
cách hạ đường huyết cho bà bầu
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin và chất xơ từ các loại trái cây ít đường

3. Đồ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường

Đồ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường thường là các loại trái cây (táo, ổi, bơ, cam, quýt,  bưởi, chuối…), phô mai, sữa chua, ngũ cốc, trứng, các loại rau củ quả sấy không đường, bánh biscotti,… Tùy nhu cầu phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên chọn loại đồ ăn vặt phù hợp.

4. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ được chia thành nhỏ như sau:

  • Bữa sáng: Chọn 1 trong các loại: một phần bún, phở, cháo yến mạch kèm 4 – 5 miếng thịt, 1 quả trứng và rau xanh. Sau 2 tiếng có thể uống 1 hộp sữa pha sẵn không đường hoặc ít trái cây.
  • Bữa trưa/ tối: 1 bát cơm lưng (gạo trắng hoặc gạo lứt) hoặc 1 củ khoai lang (khoảng 150 gram), 1 bát rau đầy (salad trộn hoặc luộc, nấu canh), 150 gram đạm (gà, cá, hải sản, nấm, đậu hủ..) luộc hoặc hấp hoặc nướng, xào ít dầu, chế biến ít gia vị.
  • Bữa phụ chiều/ tối: 1 cốc sữa tươi không đường/trái cây/ hạt ăn dặm hoặc một gói ngũ cốc, bánh quy, granola, sữa chua không đường dành cho người mắc bệnh tiểu đường.

Ghi nhớ thêm một số nguyên tắc:

  • Uống 2-3 lít nước/ngày, uống liên tục từng ngụm, nhai rồi mới nuốt, chứ không nên uống nhiều một lần hoặc lâu lâu mới uống thì không giúp giảm cảm giác đói.
  • Trước ăn 15 phút uống 1 ly nước đầy.
  • Lúc đói cứ ăn không được nhịn, miễn là chọn những loại thức ăn lành mạnh kể trên.
  • Ăn theo thứ tự: rau-đồ ăn-tinh bột
  • Ăn xong nghỉ ngơi 15 phút rồi đi bộ 15 phút.

Ngoài ra, khẩu phần ăn có thể linh động theo cân nặng trước mang thai của từng người, số lượng thai trong bụng, chỉ số đường huyết,… Nếu bạn có huấn luyện viên dinh dưỡng cá nhân hoặc có bác sĩ dinh dưỡng điều chỉnh cho bạn thì càng tốt.

Như vậy bạn đã rõ về cách hạ đường huyết cho bà bầu. Nhìn chung mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần đặc biệt quan tâm và chú ý đến sức khỏe. Nên đi khám định kỳ để kiểm tra đường huyết. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bệnh tiểu đường có được ăn dứa không?

Bệnh tiểu đường có được ăn dứa không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi vì trong thai kỳ, chỉ cần bạn chủ quan, ăn phải thực phẩm bất lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và bé, nguy hiểm có thể xảy ra tức thì.

Bà bầu bệnh tiểu đường có được ăn dứa không? Ăn dứa có tác dụng gì?

bệnh tiểu đường có được ăn dứa không

Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như cao huyết áp, bệnh tim mạch, sức đề kháng yếu và dễ có nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sảy thai, đặc biệt còn tăng các nguy cơ dị tật về hô hấp và tim mạch ở bé.

Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu luôn tuân thủ nghiêm các chỉ định của bác sĩ để sức khỏe nhanh hồi phục. Suốt hành trình này, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng, chúng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng và mẹ bầu phải tức thì đối phó với các biến chứng không lường trước được.

Do vậy, bà bầu bệnh tiểu đường có được ăn dứa không là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Bạn cần biết rõ đáp án này nếu đang trong thai kỳ nhé!

Quả dứa rất tốt cho sức khỏe của con người và cả mẹ bầu. Dứa có nhiều khoáng chất làm tăng sức đề kháng, an thần.Vậy bạn có từng thắc mắc ăn dứa có tác dụng gì (hoặc ăn khóm có tác dụng gì)? Dứa thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, chống rối loạn tiêu hóa, chống xơ cứng động mạch, chữa viêm khớp, sỏi thận… Ngoài ra, việc ăn dứa cũng giúp giảm cholesterol trong máu. Vì thế, loại quả này có thể giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng và mẹ cũng nên ăn dứa trước khi sinh.

Bà bầu bệnh tiểu đường ăn dứa như thế nào?

bệnh tiểu đường có được ăn dứa không

Bà bầu bệnh tiểu đường có được ăn dứa không? Bạn ăn dứa và cảm nhận trái cây này có vị ngọt. Vậy vị ngọt này có nguy hiểm cho bà bầu bị tiểu đường và dứa có nằm trong danh sách đáp án của câu hỏi bệnh tiểu đường kiêng ăn gì.

Với câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được dứa không, MarryBaby xin khẳng định là bạn có thể ăn dứa và nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây để đảm bảo chỉ số đường huyết trong thai kỳ không tăng đột biến nhé!

  • Tuy có vị ngọt nhưng dứa tốt cho bà bầu bị tiểu đường. Bạn vẫn nên ăn chừng mực như một loại trái cây và có thể dùng xen kẽ với các loại quả khác.
  • Ăn dứa có tốt không? Bạn chỉ nên ăn tối đa nửa quả dứa/lần, không nên ăn quá nhiều. Vì sao bạn phải luôn đặt câu hỏi ăn dứa hoặc ăn thơm nhiều có tốt không? Dứa chứa nhiều đường saccharose và glucose nên nếu ăn dứa nhiều, lượng đường trong máu của mẹ bầu bị tiểu đường sẽ tăng. Người bị bệnh tiểu đường cần phối hợp với các loại đồ ăn khác sao cho lượng đường sử dụng hàng ngày không vượt quá quy định.
  • Bạn có thể kết hợp dứa với thực phẩm chứa protein, chất xơ để cân bằng lượng đường trong chế độ dinh dưỡng.
  • Ăn dứa tươi thay vì chọn dứa đóng hộp.
  • Bà bầu bị tiểu đường không nên uống nước ép dứa vì nước ép dứa có lượng đường cao.
  • Khi đưa dứa vào thực đơn, bà bầu bị tiểu đường nhớ kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Nếu thấy chỉ số đường gia tăng đáng kể, bạn hãy ăn ít hơn nhé.

Bà bầu bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Đáp án cho câu hỏi bệnh tiểu đường có được ăn dứa không đã được giải đáp ở trên. Dưới đây là những trái cây mà bạn có thể dùng khi thắc mắc bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì.

  • Bưởi đỏ: Nếu thắc mắc bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì, bạn có thể chọn bưởi đỏ. Trái cây này rất tốt cho đường huyết, bạn dùng nửa quả bưởi đỏ/ngày.
  • Cam: giàu vitamin C, nhiều kali, an toàn đối với người bệnh tiểu đường.
  • Đào: có chỉ số đường thấp, lại giàu vitamin A, C, kali và chất xơ.
  • Anh đào (cherry): với đặc tính chống oxy hóa, chứa ít carbohydrate, mẹ bầu có thể ăn khoảng 12 quả anh đào/ngày. Loại quả này có công dụng hiệu quả trong việc ổn định đường huyết.
bệnh tiểu đường có được ăn dứa không
Bên cạnh dứa, anh đào cũng là loại quả mẹ bầu bị tiểu đường có thể chọn mua
  • Mơ: giàu chất xơ, ít carbohydrate và có lượng vitamin A cao.
  • Táo: Nếu thắc mắc bà bầu bệnh tiểu đường ăn gì tốt, bạn có thể chọn táo. Loại quả này chứa nhiều chất oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm lượng cholesterol, giảm béo.
  • Kiwi: giúp hạ đường huyết trong máu, giàu chất xơ, vitamin C.
  • Quả cóc: chứa nhiều chất oxy hóa và có tính năng giảm lượng đường trong máu.
  • Quả bơ: chứa ít đường, giàu dinh dưỡng.

[inline_article id=217639]

Bệnh tiểu đường có được ăn dứa không? Câu trả lời của MarryBaby là CÓ THỂ ĂN ĐƯỢC vì dứa có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Song trong quá trình chữa bệnh tiểu đường, mẹ bầu vẫn nên cân nhắc, ăn thử dứa từng chút một để xem có phù hợp với lượng đường huyết của bản thân. Khi ăn dứa, bạn nên tuân theo các cách hướng dẫn như trên và thường xuyên đo chỉ số đường trong cơ thể để có điều chỉnh kịp thời, bạn nhé!

Vinh An

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

10 công dụng của hạt é mà bạn không nên bỏ qua

Công dụng của hạt é rất tốt cho sức khỏe

Tốt cho hệ tiêu hóa, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nguy cơ các bệnh về tim, tốt cho xương… là những công dụng của hạt é mà bạn không nên bỏ qua. 

Hạt é hay là một nguyên liệu thường góp mặt trong các món có tính chất giải khát như sinh tố, trái cây dầm, sương sáo, sương sa, mủ trôm, chè dưỡng nhan… Trong bài viết này, Marry Baby giới thiệu đến bạn 10 công dụng tuyệt vời của hạt é để tự tin đưa loại hạt thú vị này vào chế độ ăn nhằm hưởng được các lợi ích sức khỏe.

Hạt é là gì?

Hạt é là hạt của cây é hay còn gọi là cây é trắng hay húng quế lông (vì lá và thân có lông), là một loài cây gia vị phổ biến tại Việt Nam. Hạt khô của cây é nhìn thoáng qua giống hạt vừng đen (mè đen) với màu đen tuyền nhưng bề mặt hạt ít bóng hơn so với hạt vừng.

Ngoài chứa một lượng chất xơ lớn, loại hạt này còn có các thành phần như: cabohydrates (chiếm 42%), chất béo (chiếm 25%), protein (chiếm 20%), tinh dầu (khoảng 2,5 – 3,5%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral chiếm tỷ lệ khoảng 56%, ngoài ra còn khoảng hơn 20 chất khác.

Trong 13 gram hạt é (tương đương khoảng 1 thìa súp) cung cấp:

  • Calo: 60
  • Chất béo: 2,5g
  • Omega-3: 1.240mg
  • Tổng lượng carbs: 7g
  • Chất xơ: 7g
  • Chất đạm: 2g
  • Canxi: 15% RDI
  • Sắt: 10% RDI
  • Magie: 10% RDI
  • Tinh dầu: 2,5 – 3,5%
  • Nước: khoảng 5%
  • Chất vô cơ và chất nhầy: 3 – 4%

10 công dụng của hạt é mà bạn không nên ngó lơ

1. Nguồn cung khoáng chất dồi dào

Có thể bạn chưa biết việc tiêu thụ 13g hạt é giúp đáp ứng 15% canxi và 10% magie cùng 10% sắt cho cơ thể theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.

Canxi và magie là hai khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe của xương và chức năng của cơ bắp, trong khi đó, sắt nắm giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu.

Do đó, bạn có thể bổ sung hạt é vào chế độ ăn nhằm giúp cơ thể hấp thụ đủ các dưỡng chất thiết yếu này. Nếu ăn chay hoặc không uống được sữa, mẹ nên bổ sung sắt và canxi cho cơ thể bằng loại hạt này.

2. Nguồn cung omega-3 tuyệt vời

Công dụng của hạt é rất tốt cho sức khỏe

Omega-3 được biết đến với công dụng cải thiện sức khỏe của mắt, chống lo âu, trầm cảm, thúc đẩy sức khỏe của não bộ, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Một thìa súp loại hạt này cung cấp đến 1.249mg omega-3 (hay còn được gọi với cái tên axit alpha-linolenic – ALA).

Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mỗi ngày, phụ nữ cần 1.100mg omega-3, trong khi nam giới cần đến 1.600mg. Thế nhưng chỉ cần tiêu thụ 1 thìa súp hạt này mỗi ngày là bạn đã cung cấp đủ lượng omega-3 mà cơ thể cần.

3. Tốt cho hệ tiêu hóa là một công dụng của hạt é mà bạn không nên bỏ qua

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một thìa súp hạt é có thể cung cấp đến 7g chất xơ (chiếm khoảng 25% lượng chất xơ mà cơ thể cần theo khuyến nghị hằng ngày). Các nghiên cứu thực hiện trên ống nghiệm cho thấy pectin trong loại hạt này có nhiều lợi khuẩn prebiotic, giúp nuôi dưỡng và tăng lượng vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa. Từ đó giúp ngăn ngừa axit và ợ nóng.

Ngoài ra, do chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao mà hạt é giúp ruột hấp thụ nước dễ dàng, giúp làm mềm phân, cải thiện nhu động ruột. Người bị táo bón có thể dùng loại hạt này mỗi ngày để giải quyết vấn đề này.

4. Giúp thanh nhiệt, giải độc

Theo y học cổ truyền, hạt é có tính hàn nên mang đến công dụng giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, do chứa nhiều chất xơ nên loại hạt này có tác dụng nhuận tràng, giải độc.

5. Công dụng của hạt é giúp hỗ trợ quản lý bệnh đái tháo đường

Nhờ có công dụng làm chậm quá trình trao đổi chất, giúp kiểm soát sự chuyển đổi carbohydrate thành glucose nên hạt é được biết là có tác dụng tốt đối với người bệnh đái tháo đường týp 2.

Thế nên để có món thức uống ngon, tốt cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường chỉ cần ngâm hạt é trong 1 ly sữa và dùng hỗn hợp này cho bữa sáng.

Tại Ấn Độ, một thí nghiệm được Viện Y tế Quốc gia thực hiện đã chứng minh rằng: Người mắc bệnh tiểu đường týp 2 tiêu thụ 10g hạt é sau mỗi bữa ăn trong vòng 1 tháng thì lượng đường trong máu giảm tới 17%.

Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, hạt của cây é rất giàu chất chống oxy hóa nên không giúp kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn rất tốt cho làn da. Để nhận được các lợi ích này, bạn nên tiêu thụ ít nhất 2 thìa cà phê loại hạt này mỗi ngày.

6. Giảm cân là công dụng của hạt é mà phái đẹp rất quan tâm

Công dụng của hạt é rất tốt cho sức khỏe

Do trong thành phần rất giàu chất xơ nên người dùng hạt é sẽ cảm thấy nhanh no và no lâu hơn. Bên cạnh đó, pectin – một chất xơ hòa tan có trong hạt é có công dụng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, kiềm chế sự thèm ăn. Ngoài ra, loại hạt này còn mang đến công dụng thải độc cho cơ thể và điều hòa nhu động ruột.

Thế nên nếu đang thực hiện kế hoạch giảm cân, bạn đừng ngần ngại thêm loại hạt này vào thực đơn hàng ngày. Bạn có thể thêm hạt của cây é vào nước uống, sữa, nước trái cây hay trộn chung với salad. Ngoài ra, bạn có thể uống hạt é cùng với sữa trước khi đi ngủ để hỗ trợ tiêu hóa vì loại hạt này hoạt động như một chất làm sạch hệ tiêu hóa hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu muốn nhanh chóng “tống khứ” được số cân nặng dư thừa, có được vóc dáng như ý muốn, bạn không nên chỉ sử dụng mỗi hạt é mà hãy kết hợp tập luyện đều đặn để nhanh chóng đạt được mục tiêu.

7. Sức khỏe răng miệng

Nếu thường xuyên bị làm phiền vì tình trạng như loét miệng, hôi miệng, sâu răng… bạn hãy thêm hạt é vào chế độ ăn mỗi ngày. Đặc tính chống nấm, kháng vi khuẩn và virus của loại hạt này giúp giải quyết các vấn đề răng miệng kể trên hiệu quả.

8. Thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh

Sự kết hợp của hạt é và dầu dừa có thể giúp điều trị nhiễm trùng da như bệnh vẩy nến hay chàm.

Việc tiêu thụ hạt é thường xuyên sẽ thúc đẩy cơ thể bạn sản xuất collagen giúp hình thành các tế bào mới. Các dưỡng chất thiết yếu như vitamin K, sắt và protein có trong hạt é cũng giúp duy trì mái tóc sự chắc khỏe cho mái tóc.

Công dụng của hạt é rất tốt cho sức khỏe

9. Giúp giảm đau nhức

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt é giúp giảm mức độ đau nhức hiệu quả trong các trường hợp như gút, viêm khớp, đau đầu hay người bị hội chứng ruột kích thích.

10. Công dụng của hạt é là giúp cải thiện nồng độ cholesterol, tốt cho hệ tim mạch

Một nghiên cứu được công bố trên PubMed Central thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, cho thấy rằng những người tiêu thụ 7 thìa cà phê (tương đương khoảng 30 gram) hạt é mỗi ngày trong vòng 1 tháng đã sụt giảm 8% nồng độ cholesterol. Nguyên nhân là pectin từ hạt từ cây é giúp ức chế sự hấp thu cholesterol trong ruột.

Điều này cho thấy việc tiêu thụ hạt é giúp bạn ít có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, giảm tình trạng lắng đọng mảng bám trong các mạch máu.

Ngoài ra, lượng kali có trong loại hạt này cũng có công dụng trong việc hạ huyết áp, giảm căng thẳng trong mạch máu. Do đó, thói quen tiêu thụ hạt é sẽ giúp bạn nhận được các lợi ích như giảm căng thẳng cho tim mạch, từ đó giúp giảm nguy cơ đau tim hay đột quỵ.

Bổ sung hạt é vào chế độ ăn như thế nào?

Công dụng của hạt é rất tốt cho sức khỏe

Bạn có thể dùng hạt é như một topping tuyệt vời cho các món đồ uống, các món ăn nhẹ, món tráng miệng. Các món sương sâm, sương sáo, thạch dừa, nước hoa quả, mủ trôm, sữa hay salad… sẽ hấp dẫn và ngon miệng hơn khi có sự góp mặt của hạt é.

Cách ngâm hạt é để sử dụng rất đơn giản bạn chỉ cần cho hạt é vào rây, nhẹ nhàng xả dưới vòi nước sạch để rửa trôi bụi bẩn, sau đó cho vào ly hay chén ngâm cùng nước lọc trong khoảng vài phút là đã có thể sử dụng.

Những lưu ý khi tiêu thụ hạt é

Khi sử dụng hạt é, bạn nên chú ý các điều sau:

  1. Việc sử dụng hạt mà chưa ngâm nở có thể gây ngạt thở.
  2. Người bị mất cân bằng nội tiết tố tuyến giáp nếu muốn tiêu thụ hạt é nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  3. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh tiêu thụ loại hạt này vì chúng có tác dụng làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Nguyên do là việc nồng độ hormone này tăng quá mức có thể làm rồi loạn các chức năng cơ thể.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã biết được các công dụng của hạt é, đưa chúng vào chế độ ăn để nhận được các lợi ích tuyệt vời này.

Lan Quan/Marry Baby