Vì thế, việc tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị viêm họng hạt cũng như cách phòng tránh, khắc phục là điều vô cùng quan trọng. Cùng MarryBaby đi tìm giải pháp cho vấn đề này mẹ nhé!
1. Viêm họng hạt – bệnh lý viêm họng mãn tính
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính, tức viêm họng kéo dài (từ 3 tháng đến nhiều hơn 1 năm). Tình trạng viêm họng hạt thường gặp ở người bị viêm họng tái phát, lặp đi lặp lại nhiều lần. Viêm nhiễm kéo dài, cơ thể bị suy yếu gây sung huyết niêm mạc dẫn đến hình thành các hạt đỏ hoặc hồng ở thành sau họng.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt trong thai kỳ
Tình trạng bà bầu bị viêm họng hạt có thể xuất phát từ một số lý do sau đây:
- Do viêm mũi xoang mãn tính: Lúc này, dịch chảy từ xoang xuống thành sau họng sẽ khiến lớp chất nhầy bao phủ lớp niêm mạc thành sau họng. Lớp nhầy tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến họng bị viêm và xuất hiện hạt ở thành sau họng.
- Do viêm amidan mãn tính: Nếu mẹ bầu bị viêm amidan thì cho dù từng phẫu thuật thì mẹ vẫn có nguy cơ bị viêm họng hạt trong thai kỳ. Thậm chí lúc này các lympho ở thành sau họng còn phát triển nhiều hơn để đắp vào phần bị cắt bỏ, từ đó khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Do một số nguyên nhân khác: Bên cạnh hai yếu tố kể trên, một số vấn đề có thể làm tăng nguy cơ bà bầu bị viêm họng hạt có thể kể đến như: Ảnh hưởng bởi hội chứng trào ngược dạ dày khiến dịch dạ dày chảy vào họng gây viêm nhiễm; môi trường sống và làm việc ô nhiễm; chịu tác động của các loại hóa chất độc hại; thường xuyên hít phải khói thuốc lá; suy gan; rối loạn dạ dày,…
- Do viêm họng cấp: Khi bị viêm họng cấp, nếu không điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn đến bà bầu bị viêm họng hạt
- Do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm: Viêm nhiễm tại khu vực họng nếu kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt ở bà bầu.
- Do thay đổi hormon: Trong khi mang thai, sự cân bằng của các hormon trong cơ thể thay đổi, làm sức đề kháng của cơ thể giảm, niêm mạc hầu họng tăng tiết dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và gây viêm họng.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm họng hạt
Để chẩn đoán bà bầu bị viêm họng hạt, có thể dựa vào một số triệu chứng thường gặp sau đây:
- Bà bầu bị viêm họng hạt sẽ cảm thấy ngứa, đau họng khi nuốt thức ăn nước uống, muốn khạc nhổ để giảm cảm giác ngứa,… Thỉnh thoảng, mẹ bầu sẽ thấy họng khô rát khó chịu.
- Ngoài ra, bà bầu bị viêm họng cũng có cảm giác nóng cay trong họng, kèm theo ngứa, ho thành cơn, bị tắc mũi khi nằm nghiêng
- Khi bị viêm họng hạt, mẹ bầu có thể thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, thành sau họng xuất hiện hạt đỏ lấm tấm.
- Amidan sưng đỏ, phù nề làm cho hầu họng hẹp lại gây nuốt khó, cảm giác thức ăn bị vướng lại khi nuốt.
- Mẹ bầu có thể có sốt nhẹ hoặc không.
- Bệnh viêm họng hạt có thể ảnh hưởng đến tiếng nói, khiến khàn tiếng nhẹ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gặp triệu chứng này.
- Bà bầu bị viêm họng hạt nặng có thể gặp tình trạng buồn nôn, có nhiều phản xạ họng gây khó chịu, thậm chí nôn ra thức ăn vừa nuốt.
2. Điều trị viêm họng hạt ở bà bầu như thế nào?
Có thể thấy, viêm họng hạt là một tình trạng bệnh kéo dài và tương đối khó điều trị. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị,
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân bà bầu bị viêm họng hạt là gì (do viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang,…), và căn nguyên vi khuẩn, vi-rút gây viêm họng, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến nhất để điều trị viêm họng hạt thường là cephalexin, penicillin và amoxicillin. Mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để đảm bảo có thể trị dứt điểm bệnh và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trong quá trình dùng thuốc, cần lưu ý việc uống không đủ thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tái phát bệnh một lần nữa và dẫn đến những tác động xấu đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ bầu có thể tham khảo bài viết Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai, mẹ bầu đã biết chưa? để có thể an tâm hơn trong việc dùng thuốc điều trị căn bệnh mà vẫn an toàn cho thai nhi.
3. Ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị viêm họng hạt như thế nào?
Để có thể hạn chế bị viêm họng hạt, khi có triệu chứng viêm họng cấp, cần điều trị dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài dẫn đến viêm họng hạt. Một số cách để chữa viêm họng ở bà bầu mà mẹ có thể áp dụng:
- Súc miệng bằng nước muối: Sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lí 0,9% để súc miệng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây đau họng cũng như giảm được nguy cơ nhiễm trùng đường họng.
- Dùng mật ong: Mật ong là một nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng để cải thiện tình trạng đau họng ở bà bầu khi không thể sử dụng thuốc. Thành phần bên trong mật ong có tính kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng. Mẹ có thể dùng mật ong cùng nước ấm hoặc trà gừng đều được.
- Tắc (quất) chưng đường phèn: Tắc hay còn gọi là quất chưng cùng với đường phèn có thể giúp mẹ bầu giảm được cảm giác khàn tiếng, ngứa rát cổ họng. Ngoài ra, đây cũng là một giải pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng viêm họng cấp hiệu quả, hạn chế viêm họng kéo dài dẫn đến viêm họng hạt.
- Nước giá đỗ luộc: Uống nước giá đỗ luộc kết hợp với giữ ấm cổ họng cũng là một giải pháp thiên nhiên để giúp mẹ bầu cải thiện vấn đề viêm họng cấp đang gặp phải, hạn chế bệnh chuyển biến thành viêm họng mãn tính.
Bà bầu bị viêm họng hạt kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán để có thể kịp thời điều trị, không gây tác động xấu đến thai kỳ mẹ nhé!
>>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Cảm cúm khi mang thai: Mách mẹ những cách chữa vô cùng đơn giản