Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Những ai không nên ăn

Môn bạc hà, một nguyên liệu không thể thiếu trong món canh chua dân dã miền Nam. Trong khi đó, người miền Bắc gọi nguyên liệu này là dọc mùng và được sử dụng rất phổ biến trong nền ẩm thực: bún dọc mùng, bún ốc dọc mùng, dọc mùng nấu canh cá, dọc mùng muối chua, dọc mùng xào thịt bò… Vậy lỡ từng là tín đồ của các món ngon có nguyên liệu này thì khi mang thai, các bà bầu có ăn được dọc mùng không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn dọc mùng được không?

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc “bà bầu ăn dọc mùng được không?” hay “có bầu ăn môn bạc hà được không?”, hãy cùng tìm hiểu qua về loại rau này.

Cây dọc mùng còn gọi là môn thơm hay bạc hà, tên khoa học là Alocasia indica, Alocasia odora. Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng như kali, canxi, sắt, phốt pho… và nhiều chất khác nên dọc mùng cũng rất được ưa chuộng trong ẩm thực. Ngoài ra, dọc mùng còn giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa và duy trì cân nặng hợp lý. Loài thực vật này có hương vị khá dễ ăn, được chế biến thành nhiều món dân dã mà không kém phần hấp dẫn.

Theo Đông y, dọc mùng tính bình và có tính hơi độc nên phải thận trọng khi sử dụng. Loại thực vật này có nhiều giá trị dược liệu như tiêu đàm, giảm đau, trị ghẻ lở, chữa phong thấp…

Vậy bà bầu có ăn được dọc mùng không? Theo các chuyên gia thì phụ nữ mang thai vẫn ăn được dọc mùng, nếu dùng đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như:

1. Kiểm soát cân nặng

Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Mặc dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau nhưng dọc mùng đặc biệt lại không có chất béo có hại. Đây là lý do nó có tác dụng giúp bạn kiểm soát cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

2. Bà bầu có được ăn dọc mùng không? Có lợi cho xương và răng

Có bầu ăn được dọc mùng không, bầu 3 tháng đầu ăn dọc mùng được không? Canxi và phốt pho có trong dọc mùng là hai dưỡng chất có ích đối với hệ xương và răng. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, việc được cung cấp đủ lượng canxi giúp hệ xương phát triển chắc khỏe sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được nhiều tổn thương, giảm nguy cơ loãng xương sau sinh. Ngoài ra, các dưỡng chất trong dọc mùng cũng giúp tăng cường sức khỏe xương ở thai nhi.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

3. Phòng ngừa chứng thiếu máu

dọc mùng
Bà bầu có ăn được dọc mùng không?

Những yếu tố góp phần sản sinh hồng cầu như kali, đồng, sắt, magie… đều có thể tìm thấy trong cây dọc mùng. Vì vậy, bà bầu kết hợp loại rau này trong bữa ăn cũng giúp ích trong việc phòng ngừa thiếu máu trong thai kỳ, đồng thời giảm nguy cơ thai nhi bị ngạt do thiếu máu, thiếu oxy.

4. Bà bầu ăn dọc mùng được không? Thúc đẩy tiêu hóa

Bầu ăn được dọc mùng không? Hàm lượng chất xơ phong phú trong dọc mùng giúp dạ dày, đường ruột hoạt động bình thường và ổn định. Các chất dinh dưỡng được hấp thu hiệu quả hơn và các chất thải được bài tiết dễ dàng hơn. Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Đương nhiên là được vì nó giúp bạn giảm táo bón trong thai kỳ.

5. Nâng cao hệ miễn dịch

Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Ngoài các khoáng chất thì dọc mùng còn chứa nhiều loại vitamin khác nhau, trong đó vitamin C luôn là ứng cử viên tuyệt vời để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bà bầu ăn dọc mùng đúng cách sẽ giữ được thể chất tốt, tinh thần ổn định, giảm các bệnh cảm cúm và nhiều triệu chứng khác khi mang thai.

6. Giải nhiệt cơ thể

Dọc mùng được đánh giá là loại rau khá mọng nước, đặc biệt là ở cuống lá – bộ phận chủ yếu được chúng ta thu hái và sử dụng trong ẩm thực. Nhờ vậy mà các món ăn chế biến từ dọc mùng thường thanh mát, hỗ trợ giải nhiệt hiệu quả, rất phù hợp với người có thân nhiệt cao như các bà bầu.

>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn mắm được không?

7. Phòng ngừa tiểu đường thai kì

Bà bầu có ăn được dọc mùng không
Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Ăn dọc mùng giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động “trơn tru”, chất xơ còn có khả năng làm chậm tốc độ chuyển hóa đường glucose vào máu nhằm duy trì đường huyết ổn định, từ đây phòng ngừa tiểu đường thai kì.

8. Điều hòa huyết áp

Dọc mùng được đánh giá là loại rau khá lành mạnh giúp duy trì huyết áp của mẹ không tăng cao đột ngột. Theo đó, hàm lượng khoáng chất kali cùng lượng nước dồi dào từ dọc mùng sẽ đào thải muối natri dư thừa, cân bằng thể tích dịch và kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp thai kì.

>>> Bạn có thể quan tâm: 5 lý do bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chín hườm

Những món ngon từ dọc mùng cho bà bầu

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc “bà bầu có ăn được dọc mùng không?”, nhiều chị em bầu bí cùng tò mò tìm hiểu dọc mùng nấu món gì ngon. MarryBaby mách bạn một số món ngon với dọc mùng mà ai cũng có thể làm được.

1. Canh chua cá nấu dọc mùng

Bà bầu có ăn được dọc mùng không
Cách nấu canh chua dọc mùng cho bà bầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 3 khứa cá lóc (nếu mua được cá đồng càng tốt) hoặc cá điêu hồng tùy thích.
  • Dọc mùng, giá đỗ, đậu bắp, cà chua, thơm (dứa), me, ngò gai, tỏi và các gia vị cần thiết.

Thực hiện:

  • Cá làm kỹ, cạo sạch nhớt, rửa sạch, để ráo nước.
  • Các nguyên liệu như dọc mùng, giá, đậu bắp, cà chua, thơm, ngò gai cũng rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn.
  • Me cho vào bát cùng với một ít nước ấm dầm cho nát để lấy phần nước cốt.
  • Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
  • Cho tỏi và dầu ăn vào nồi phi thơm, đổ nước sạch vào nấu sôi rồi cho cá vào, nêm gia vị và nấu cho cá chín.
  • Tiếp tục cho hết các nguyên liệu khác (trừ ngò gai) vào nồi, nấu chín rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng là rắc ngò gai cắt nhỏ lên trên để tăng hương vị và đẹp mắt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn cháo cá chép vào tháng thứ mấy để mẹ khỏe, bé thông minh?

2. Gỏi dọc mùng

Cách làm gỏi dọc mùng cho bà bầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

Dọc mùng đã muối chua, thịt ba chỉ, giá, rau kinh giới, đậu phộng (lạc) rang, tỏi, ớt băm, chanh, bánh đa và các gia vị khác.

Thực hiện:

  • Dọc mùng muối chua, rửa lại bằng nước sạch, vắt cho ráo nước.
  • Rau kinh giới và giá rửa sạch, để ráo.
  • Lạc rang giã nhỏ.
  • Thịt ba chỉ rửa sạch, đem luộc chín rồi cắt miếng vừa ăn. ‘
  • Cho tỏi, ớt băm nhuyễn với đường vào bát. Thêm nước mắm và nước cốt chanh trộn đều cho vừa ăn.
  • Cuối cùng đổ phần nước trộn gỏi này vào hỗn hợp các nguyên liệu gồm dọc mùng, giá, rau kinh giới, thịt ba chỉ trộn thật đều cho thấm.
  • Xếp gỏi ra đĩa, rắc lạc và vài lát ớt lên trên, ăn kèm bánh đa hoặc ăn với cơm đều ngon.

Những lưu ý khi bà bầu ăn dọc mùng

Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Câu trả lời là được nhưng cần ăn có khoa học để tránh tác dụng phụ. Đặc biệt, mẹ bầu chỉ nên ăn ít canh chua dọc mùng vì nó có thể làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, ảnh hưởng bất lợi cho sự an toàn của mẹ và bé. Ngoài ra, bà bầu đang bị gout nên kiêng dọc mùng.

[inline_article id=260088]