Nếu bạn đang thắc mắc không biết bầu ăn hạt dẻ được không thì câu trả lời là CÓ. Hạt dẻ giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, tốt cho xương và miễn dịch. Ngoài ra, hạt dẻ còn giàu chất xơ, giúp làm giảm cholesterol xấu, rất thích hợp cho người mắc bệnh không dung nạp gluten.
Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ
Hạt dẻ là một loại hạt giàu dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, vitamin B6, vitamin A, vitamin E, mangan, kali, đồng, phốt pho, magiê, canxi, kẽm và sắt. Hạt dẻ cũng là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt, bao gồm axit L-ascorbic, carotenoids và các hợp chất phenolic như axit gallic và ellagic. Ngoài ra, hạt dẻ còn chứa axit amin và axit béo không bão hòa đơn.
Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng cụ thể của 100g hạt dẻ đã luộc chín:
- Lượng calo: 57 – 153 calo
- Chất đạm: 2g
- Chất béo: 1-3g
- Carbohydrate: khoảng 13 – 34g
- Vitamin C: 43g
- Canxi: 46mg
- Magiê: 54mg
- Kali: 119-715mg
- Natri: 27mg
- Cholesterol: 0mg
Bà bầu ăn hạt dẻ được không?
Với thành phần dinh dưỡng từ hạt dẻ kể trên, bà bầu có thể ăn được hạt dẻ bởi chúng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo duy trì sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng và ăn đa dạng nguồn dinh dưỡng.
Hạt dẻ có chất béo và calo, nên nếu bà bầu đang cố gắng kiểm soát cân nặng, cần phải tiêu thụ chúng một cách có chọn lọc. Hơn nữa, nếu ăn hạt dẻ có ngào đường, hay các loại bánh ngọt có thành phần hạt dẻ, mẹ bầu cần lưu ý lượng ăn vừa phải để hạn chế các tác động không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ.
>> Xem thêm: Các loại hạt tốt cho bà bầu khỏe đẹp, sanh con thông minh mẹ biết chưa?
Lợi ích khi bà bầu ăn hạt dẻ
Như vậy là bạn đã biết được bà bầu ăn hạt dẻ được không. Vậy lợi ích của hạt dẻ đối với bà bầu là gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Hạt dẻ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho mẹ bầu
Như đã đề cập, hạt dẻ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cần thiết cho phụ nữ mang thai, như protein, chất béo, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và vitamin… Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu ăn hạt dẻ được không?” là “được”.
2. Cung cấp năng lượng dồi dào
Hạt dẻ chứa nhiều calo nên giúp bà bầu bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai.
3. Bà bầu ăn hạt dẻ được không? Được vì tốt cho tim mạch
Hạt dẻ chứa chất béo lành mạnh, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch của bà bầu.
4. Tăng cường sức đề kháng
Hạt dẻ chứa nhiều vitamin C và vitamin cũng như khoáng chất khác, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho bà bầu, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.
5. Bà bầu ăn hạt dẻ được không? Bà bầu ăn giúp giảm táo bón
Hạt dẻ chứa nhiều chất xơ nên hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và giảm táo bón ở bà bầu.
6. Hạt dẻ giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Chất xơ trong hạt dẻ cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu của mẹ bầu, từ đó hạn chế tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến sau ăn, có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu nằm ở mức bao nhiêu?
Những lưu ý khi bà bầu ăn hạt dẻ
– Nếu mẹ bị dị ứng với các loại hạt thì không nên ăn hạt dẻ.
– Ăn quá nhiều hạt dẻ có thể gây hại đường tiêu hóa, sinh nhiều nhiệt khiến mẹ khó chịu.
– Hầu hết hạt dẻ bán trong siêu thị hay trên phố đều đã được ngào đường hoặc rang muối, do đó mẹ không nên ăn nhiều để tránh tăng cân, phù nước.
– Hạt dẻ chứa axit tannic, có thể gây kích thích dạ dày và tổn thương gan. Do đó người mắc bệnh gan hoặc thận thì không nên ăn hạt dẻ.
– Chỉ nên ăn hạt dẻ đã được nấu chín hoàn toàn, vì hạt dẻ sống có chứa axit tannic, đôi khi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Khi đun sôi hoặc rang ở nhiệt độ cao, hàm lượng vitamin C trong hạt dẻ có thể bị giảm. Để giữ lại nhiều vitamin C trong hạt dẻ khi nấu, mẹ bầu có thể rang hạt dẻ ở nhiệt độ thấp.
>> Xem thêm: 9 tác dụng của kỷ tử giúp bà bầu tẩm bổ
Cách rang hạt dẻ với muối
Hạt dẻ mua về, bạn rửa thật sạch, dùng bàn chải đánh răng chà sạch vỏ ngoài. Sau đó cho vào trong nồi, đổ ngập nước và đun sôi, luộc thêm 15 phút.
Vớt hạt dẻ ra, để ráo nước. Sau đó bạn dùng mũi dao khía hình chữ thập ở đầu hạt dẻ, khía thêm 1 đường dọc ở 2 bên thân để khi rang nước sẽ chảy ra.
Bắc chảo lên bếp (chọn loại chảo đế dày), cho 1 thìa súp muối hột (hoặc muối thường) vào. Đổ hạt dẻ vào rang đến khi nở bung và có mùi thơm, hạt dẻ khô, không còn nước bên trong và không còn dính muối nữa thì tắt bếp.
Lưu ý: Bạn rang trên lửa lớn vì vỏ hạt dẻ rất cứng. Khi vừa luộc hạt dẻ xong, bạn hãy khía ngay vì lúc này vỏ hạt dẻ đang mềm. Đường khía phải dài để khi rang hạt dẻ sẽ nở bung đẹp. Bạn lột vỏ ăn rất thơm bùi.
Cách rang hạt dẻ với bơ
Bạn rửa và luộc, khứa hạt dẻ như trên. Sau đó bắc chảo lên bếp, cho hạt dẻ vào rang (không cho muối). Rang chừng 5 phút thì hạt dẻ bung nở vàng và có mùi thơm, bạn cho 1 thìa cà phê bơ thực vật vào đảo thêm 1-2 phút thì tắt bếp.
Hạt dẻ sau khi rang vẫn giữ được các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt tăng cường sự hiện diện của axit gallic và ellagic. Axit gallic giúp kháng khuẩn, kháng nấm, kháng các tế bào ung thư và bảo vệ gan. Trong khi axit ellagic rất tốt cho làn da, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím. Lượng vitamin C dù có hao hụt nhưng 65g hạt dẻ rang vẫn đáp ứng đủ 15-20% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bạn. Còn chờ gì nữa mà không đổi vị với món hạt dẻ nóng thơm trong những tháng ngày lạnh lẽo mẹ bầu nhé.