Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên ăn thịt vịt? Lợi ích bất ngờ từ thịt vịt có thể mẹ chưa biết

bà bầu có nên ăn thịt vịt
Bà bầu có nên ăn thịt vịt không?

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt có hàm lượng chất béo cao, rất giàu dinh dưỡng và vị ngon đậm đà. Chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa lành mạnh. Mỡ vịt nấu chín có thể được sử dụng như một chất thay thế cho bơ hoặc mỡ động vật dùng trong nấu nướng.

Ngoài ra, trong thịt vịt cũng có các vi chất dinh dưỡng bao gồm selen, sắt và vitamin B3. Thông tin dinh dưỡng trong 85g ức vịt theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA (Mỹ) bao gồm:

  • Calo: 119
  • Chất béo: 2g
  • Natri: 89mg
  • Carbohydrate: 0g
  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 0g
  • Chất đạm: 23,5g

Lượng carbohydrate, chất xơ và đường đều bằng 0, có nghĩa là trong ức vịt không có chất xơ, tinh bột hoặc đường.

Chất béo

Thịt vịt chứa rất nhiều chất béo giữa da và thịt, nhưng nó lại không có chất béo xen kẽ khắp các cơ như thịt bò. Chất béo trong thịt vịt làm cho món ăn này nổi tiếng là nhiều béo.

[inline_article id=254808]

Tuy nhiên, lượng chất béo tổng thể của vịt sẽ thay đổi tùy thuộc việc nó được chế biến như thế nào, có bỏ da hay không. Đáng chú ý là ức vịt có ít mỡ hơn cả ức gà nướng. Cùng là một phần ức nướng bỏ da thì 100g thịt vịt có ít hơn khoảng 1g chất béo so với thịt gà.

Phần lớn chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa lành mạnh, bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn và sự kết hợp giữa axit béo omega-3 và omega-6. Ngay cả khi ăn da, hàm lượng chất béo của thịt vịt sẽ khác nhau tùy thuộc vào lượng mỡ tiết ra trong quá trình nấu. Ví dụ, một miếng ức vịt áp chảo trong 10 phút rồi nướng sẽ có ít chất béo hơn so với cùng một miếng vịt được áp chảo trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Chất đạm

Thịt vịt cung cấp protein chất lượng cao với nhiều loại axit amin thiết yếu.

Vitamin và các khoáng chất

Thịt vịt có nhiều vi chất dinh dưỡng bao gồm: sắt, selen và một lượng nhỏ vitamin C, nhiều loại vitamin B, đặc biệt là vitamin B3 và B12 rất cao. Vitamin B3 đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose, chuyển hóa chất béo và protein. B12 cần thiết cho chức năng thần kinh, hình thành hồng cầu và tổng hợp DNA.

Bầu ăn thịt vịt được không? 5 lợi ích của thịt vịt

lợi ích của thịt vịt

Với hàm lượng dinh dưỡng như kể trên, việc ăn thịt vịt đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích nổi bật của thịt vịt:

1. Bầu ăn vịt được không? Cung cấp lượng protein cần thiết

Thịt vịt giúp cung cấp nhiều protein và rất nhiều loại axit amin cần thiết trong việc đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng. Cứ khoảng 70g thịt vịt sẽ cung cấp khoảng 18g protein. Việc hấp thụ đủ lượng protein sẽ giúp bạn phát triển khả năng miễn dịch đối với các bệnh khác nhau, duy trì làn da khỏe mạnh và rạng rỡ, duy trì các mô khỏe mạnh và sức khỏe tốt.

2. Thúc đẩy trao đổi chất tế bào

Thịt vịt là nguồn cung cấp chất kẽm khoáng tuyệt vời. Cứ khoảng 100g thịt vịt cung cấp 1,9 miligam kẽm, chiếm khoảng 24% lượng khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ.

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt và hoạt động của các enzyme cần thiết cho sự trao đổi chất tế bào khỏe mạnh và hiệu quả. Ngoài ra, kẽm cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn một cách đáng kể.

[inline_article id=160324]

3. Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Thịt vịt cũng chứa nhiều chất khoáng selen. 100g thịt vịt cung cấp 14 microgram selen, chiếm khoảng 25% lượng khoáng chất khuyến nghị hàng ngày của một người bình thường. Selen đóng một vai trò tích cực trong việc điều chỉnh một số chức năng của enzyme trong cơ thể. Khoáng chất này hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp do đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến giáp.

4. Có bầu ăn thịt vịt được không? Giúp tăng cường hệ thần kinh

Thịt vịt là một nguồn giàu vitamin B5 và vitamin B12. Một khẩu phần thịt vịt chứa đến 1,6mg vitamin B5, chiếm 32% giá trị vitamin hấp thụ hàng ngày.

Ngoài ra, cũng một khẩu phần đó có chứa 0,4 mg vitamin B12, chiếm 12% lượng khuyến nghị hàng ngày. Cả hai loại vitamin này đều thúc đẩy hoạt động hệ thần kinh của bạn. Vitamin B5 giúp sản xuất các hóa chất đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh. Vitamin B12 giúp bạn bảo vệ tốt khỏi các tổn thương thần kinh.

5. Cải thiện số lượng hemoglobin

Thịt vịt rất giàu chất sắt, giúp tăng cường sản xuất hemoglobin. Vì vậy, ăn thịt vịt sẽ giúp bạn tăng lượng hồng cầu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.

Vậy bà bầu có nên ăn thịt vịt? Bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt?

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt?

Với tất cả những giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ thịt vịt, bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể thưởng thức thịt vịt. Với thắc mắc bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt thì mẹ bầu cần lưu ý là vịt phải được nấu chín kỹ, ít nhất ở nhiệt độ 70ºC trước khi ăn. Việc ăn thịt vịt sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn có thể chứa các vi khuẩn có hại, điều này gây ra các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi.

Ăn thịt vịt thường xuyên trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bạn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho chính bạn và thai nhi, đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ mang thai, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu nhờ lượng chất sắt và các vi chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, bà bầu ăn thịt vịt còn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường trao đổi chất và có thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt?

bầu có nên ăn trứng vịt

Ngoài thắc mắc bà bầu có nên ăn thịt vịt hay không, các mẹ cũng có câu hỏi tương tự đối với trứng vịt. Vậy trứng vịt có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

Câu trả lời là trứng vịt có hàm lượng protein cao hơn trứng gà, cho nên trứng vịt rất tốt và an toàn nếu bà bầu ăn trứng được nấu chín hoàn toàn. Nếu bà bầu ăn trứng vịt, hãy lưu ý tránh ăn trứng lòng đào, bởi khi lòng đỏ chưa chín hoàn toàn có thể vẫn có vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Có một lưu ý rằng vì trứng vịt lớn hơn so với trứng gà nên thời gian luộc để trứng chín hoàn toàn lên đến 9-10 phút. Hãy nấu trong thời gian này để an toàn cho bà bầu.

Các món ngon từ thịt vịt

Sau khi giải đáp được thắc mắc bà bầu có nên ăn thịt vịt hay không, các mẹ đã có thể an tâm đưa thịt vịt vào khẩu phần ăn trong thời kỳ mang thai. Vậy hãy cùng tham khảo các món ngon từ thịt vịt nhé!

1. Cách làm vịt kho gừng

cách làm vịt kho gừng
Ảnh: Bếp Hoàng Oanh

Nguyên liệu

  • Nửa con vịt
  • 1 củ gừng
  • Hành tím
  • Tỏi băm
  • Nước màu
  • Nước mắm
  • Ớt sừng

Cách làm

  • Vịt rửa sạch, chà rửa với gừng và rượu trắng để khử mùi hôi. Sau đó chặt thành miếng vừa ăn.
  • Ướp vịt với hành băm, tỏi băm, nước màu, nước mắm và đường.
  • Phi thơm tỏi rồi cho gừng vào xào đến khi vàng rồi cho thịt vịt vào xào săn, nêm nếm vừa ăn rồi đổ nước xâm xấp mặt vịt.
  • Kho với lửa nhỏ để thịt vịt mềm và thấm. Kế tiếp, cho ớt cắt vào và múc ra thưởng thức.

2. Cách làm vịt nấu chao

Cách làm vịt nấu chao

Nguyên liệu

  • Nửa con vịt
  • Chao đỏ 5 miếng
  • Chao trắng 2 miếng
  • 1 quả dừa lấy nước
  • 1 củ khoai môn cao
  • Rượu trắng, hành tím, tỏi, gừng, ớt, hành lá
  • Rau muống, bắp chuối bào

Cách làm

  • Thịt vịt rửa sạch, chà rửa với gừng và rượu trắng để khử mùi hôi. Sau đó chặt thành miếng vừa ăn.
  • Ướp vịt với chao trắng, chao đỏ, hành tím băm, hạt nêm và đường vừa ăn.
  • Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn rồi chiên xém cạnh.
  • Cho tỏi băm vào chảo phi thơm, sau đó cho thịt vịt vào xào chung đến khi săn lại, mở lửa nhỏ để vịt thấm gia vị. Cho tiếp nước dừa vào nồi thịt vịt, nấu lửa nhỏ đến khi vịt chín.
  • Khi vịt đã chín, cho phần khoai môn đã chiên giòn vào nồi thịt vịt rồi tiếp tục hầm.
  • Khi xiên thử thấy khoai môn đã chín thì nêm nếm lại món ăn một lần nữa, múc ra tô và cho hành ngò.
  • Món vịt nấu chao ăn kèm cơm, bún, bánh mì đều hợp. Rau ăn kèm có thể được nhúng như nhúng lẩu.

3. Cách nấu cháo vịt

Cách nấu cháo vịt

Nguyên liệu

  • 1 con vịt cỏ
  • 1 nắm gạo nếp, nửa bát gạo tẻ
  • Hành ngò, rau tía tô
  • Gừng, hành tím, tỏi
  • Dầu ăn, tiêu, nước mắm, đường

Cách nấu

  • Sơ chế thịt vịt bằng cách chà gừng, muối và rượu rồi rửa sạch để khử mùi hôi.
  • Cho vịt vào nồi, đổ nước ngập vịt, luộc vịt cùng 1 nhánh gừng đập giập, 1 củ hành tím và một ít muối. Hớt bọt liên tục để nước được trong và ngon.
  • Gạo nếp và gạo tẻ trộn với nhau, vo rồi để ráo nước, sau đó rang đến khi gạo ngả màu một chút.
  • Thịt vịt chín, vớt ra chặt miếng vừa ăn và cho gạo đã rang vào nồi nước luộc vịt, nấu sôi bùng rồi nêm nếm và tiếp tục nấu lửa nhỏ đến khi gạo nở bung thành cháo.
  • Nước chấm thịt vịt gồm tỏi băm, ớt băm, gừng cắt sợi, đường, nước lọc, nước cốt chanh và nước mắm ngon trộn đều.
  • Phi thơm hành tím, múc cháo ra tô rồi cho hành phi, hành ngò cắt nhuyễn, tiêu, tía tô. Dọn kèm thịt vịt chặt nhỏ và nước mắm chấm.

Các lưu ý khi bà bầu ăn thịt vịt

bà bầu có nên ăn thịt vịt

Bà bầu có nên ăn thịt vịt hay không còn phụ thuộc vào các lưu ý khi ăn thịt vịt:

  • Nếu bà bầu có tiền sử bị gout, hoặc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn thịt vịt.
  • Hãy luôn ăn thực phẩm nấu chín trong thời kỳ mang thai. Thịt vịt cũng không là ngoại lệ, dù chế biến thịt vịt thành món gì bạn cũng nên nấu chín kỹ.
  • Thịt vịt giàu chất đạm, chất béo nên bạn hãy ăn với lượng hợp lý để tránh bị thừa chất trong thời kỳ mang thai. Bất kỳ thực phẩm nào dù tốt đến đâu cũng không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên. Bạn hãy lên thực đơn một cách lành mạnh và lượng hợp lý theo từng giai đoạn thai kỳ để đảm bảo dinh dưỡng tối ưu cho bạn và bé cưng nhé!

Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Nguyễn Hà