Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng khi mang thai không?

Theo kinh nghiệm dân gian muốn con thông minh, mẹ bầu nên ăn nhiều trứng ngỗng. Vậy bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không? Mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng

Để biết ăn trứng ngỗng có tốt không thì bạn cần biết được thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng. Theo đó, thành phần dinh dưỡng có trong 100gr trứng ngỗng như sau:

  • 13gr protein
  • 14,2gr lipid
  • 360mcg vitamin A
  • 71mg calxi
  • 210mg phosphor
  • 3,2mg sắt
  • 0,15mg vitamin B1
  • 0,3mg vitamin B2
  • 0,1mg vitamin

So với trứng gà, trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Mặt khác, một thành phần chứa nhiều trong trứng ngỗng đó là cholesterol và lipid, đây là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch. Nếu sử dụng nhiều, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp.

Trứng ngỗng hay trứng gà tốt hơn?

trứng ngỗng hay trứng gà tốt hơn?
Trứng ngỗng hay trứng gà tốt hơn?

Trứng ngỗng và trứng gà có các đặc điểm và ưu điểm riêng. Việc xem xét loại trứng nào tốt hơn phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mục đích sử dụng.

  • Về kích thước: Trứng ngỗng thường lớn hơn trứng gà, vì vậy nếu bạn muốn một lượng lớn thức ăn, trứng ngỗng có thể là sự lựa chọn tốt hơn.
  • Hương vị: Trứng ngỗng thường có một hương vị đặc biệt hơn so với trứng gà, nên có thể làm tăng thêm khẩu vị cho món ăn đi kèm.
  • Dinh dưỡng: Cả trứng ngỗng và trứng gà đều giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trứng ngỗng thường chứa một lượng lớn cholesterol hơn so với trứng gà. Nếu có vấn đề về sức khỏe liên quan đến cholesterol, bạn nên cân nhắc tiêu dùng trứng ngỗng.
  • Trứng gà được sử dụng đa dạng hơn: Trứng ngỗng thường được sử dụng trong các món ăn đặc biệt hoặc để làm bánh, trong khi trứng gà thường được sử dụng trong hầu hết các món ăn hằng ngày.

Trứng ngỗng hay trứng gà tốt hơn? Tóm lại, trứng ngỗng và trứng gà đều có giá trị riêng của chúng. Lựa chọn trứng nào tốt hơn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân của bạn.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn trứng gà đúng cách mới tốt

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng khi mang thai?

Xét theo thành phần dinh dưỡng, trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5%. Tuy nhiên, nếu tính đến những chất dinh dưỡng khác, trứng ngỗng lại “thua thiệt mọi mặt” so với trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A.

Cụ thể, hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng khoảng một nửa so với trứng gà. Trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.

Nếu xét riêng về thành phần dinh dưỡng, thực tế, trứng ngỗng không tốt như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thậm chí, so với trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng còn ít dinh dưỡng và khó ăn hơn rất nhiều.

bà bầu có nên ăn trứng ngỗng 1
Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?

Hơn nữa, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh, bên cạnh việc bà bầu ăn trứng ngỗng, thai phụ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo…

Thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn rau càng cua được không? Mẹ bầu thích ăn đọc ngay!

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?

Dưới đây là một số lợi ích chính của trứng ngỗng khi mang thai:

  • Cung cấp protein: Trứng ngỗng là nguồn protein chất lượng cao, cung cấp lượng protein cho sự phát triển của con và sức khỏe của mẹ.
  • Chứa choline: Choline là một loại vitamin nhóm B quan trọng. Chúng đóng vai trò trong sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Cung cấp vitamin D: Vitamin D là vitamin cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Bà bầu ăn trứng ngỗng cung cấp vitamin D dồi dào trong suốt thai kỳ.
  • Giảm nguy cơ thiếu máu: Chất sắt có trong trứng ngỗng sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai.
  • Cung cấp chất chống oxy hóa: Bà bầu ăn trứng ngỗng giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương và hỗ trợ sự phát triển của con.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không? Muốn tốt cho thai kỳ mẹ nên nắm rõ

Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?

Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol, hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu.

Vì thành phần dinh dưỡng không có gì nổi bật của chúng nên mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn trứng ngỗng theo các quan niệm dân gian mẹ bầu nhé. Với trứng ngỗng khi ăn mẹ bầu cũng nên chế biến chín hoàn toàn để dùng.

bà bầu có nên ăn trứng ngỗng 4
Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?

Phụ nữ có thai ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?

Trứng ngỗng lành tính. Do đó, bà bầu ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ mà không cần phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của bé nhé.

Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu

Trong thai kỳ của mình, mẹ nên “ăn chín, uống sôi”, có nghĩa là nếu mẹ có sở thích ăn trứng hồng đào thì mẹ nên dừng ngay lại.

Vì những vi khuẩn chưa chết hẳn có thể “hồi sinh” và xâm nhập vào cơ thể, gây nguy hại cho thai nhi. Vậy cách ăn trứng ngỗng khi mang thai thế nào là chuẩn cũng quan trọng không kém chuyện bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống nước vối được không? Lợi ích bất ngờ bạn nên biết

Cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu

  • Rửa sạch trứng trước khi luộc.
  • Nhẹ nhàng cho trứng vào trong nồi.
  • Đổ nước lạnh vào nồi, đổ theo kiểu từ trên đỉnh quả trứng xuống. Cho nồi lên bếp và đun sôi.
  • Khi nước sôi, cho thêm xíu muối (giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và sát khuẩn trứng), hạ nhiệt và đậy vung.
  • Luộc trong khoảng 13 phút.

[inline_article id=184668]

Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, với cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu này lại thiếu vệ sinh bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguội để ngâm trứng chín thay vì nước lã.

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu cảm thấy “ngán đến tận cổ” món trứng ngỗng luộc thì “biến tấu” với trứng ngỗng với các món salad, chiên, chiên lá hẹ, chiến nấm đùi gà với cách thực hiện tương tự như trứng gà.

Lưu ý cho bà bầu khi ăn trứng ngỗng

bà bầu có nên ăn trứng ngỗng 2
Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?
  • Nên tránh ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín vì chúng chứa vi khuẩn có hại như Salmonella. 
  • Chọn mua trứng ngỗng còn tươi, không bị nứt hay có mùi hôi.  
  • Không nên lạm dụng trứng ngỗng, vì trứng ngỗng đắt tiền, khó ăn và khó tiêu. 
  • Có thể bổ sung trứng gà thay cho trứng ngỗng cùng với chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn khoai sọ nhiều trong thai kỳ có tốt không?

Bà bầu ăn gì cho con thông minh?

Muốn tăng cường trí thông minh cho bé, ngay từ khi mang thai, thay vì thắc mắc bà bầu có nên ăn trứng ngỗng thì mẹ nên chú ý bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

  • Trước và trong khi mang thai, mẹ nên chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể để giúp hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở trẻ.
  • Trong giai đoạn đầu thai kỳ, giai đoạn xây dựng nền móng cho sự phát triển của con, mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein, canxi và sắt.
  • Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu như: súp lơ, đậu phộng, các loại đậu, các loại trái cây có nhiều múi, cá hồi, trứng, thịt bò…
  • Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại axit béo vì đây là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu phát triển não. Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều omega 3, DHA, ARA, canxi, vitamin A, C…
  • Mẹ nên ưu tiên các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật. Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu axit béo có lợi, mẹ không thể bỏ qua.
  • Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn phát triển não một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, mẹ bầu không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu axit béo như dầu oliu, hạt hướng dương, hạnh nhân…
  • Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu mẹ muốn bổ sung thêm dầu cá ở giai đoạn này.

>> Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì để con thông minh? 17 thực phẩm cho mẹ

Bà bầu ăn trứng ngỗng được không được không? Câu trả lời là được nhé mẹ. Tuy nhiên, mẹ nhớ ăn đúng cách thì mới đảm bảo được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào mới đúng để tốt cho thai nhi?

Nhưng bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào là phù hợp nhất? Bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp thông tin cho các mẹ về dinh dưỡng của trứng ngỗng. Và thời điểm ăn trứng ngỗng phù hợp nhất. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Dinh dưỡng từ trứng ngỗng

Trước khi tìm hiểu, bầu ăn trứng ngỗng khi nào, chúng ta cần xem qua dinh dưỡng của trứng ngỗng. Cứ 100g trứng ngỗng sẽ có các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 13g protein
  • 14,2g lipid
  • 360mcg vitamin A
  • 71mg canxi, 210 mg phốt-pho
  • 3,2 mg sắt
  • 0,15mg vitamin B1
  • 0,3mg vitamin B2
  • 0,1mg vitamin PP

Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Do đó, quan điểm cho rằng ăn trứng ngỗng tốt cho bà bầu có phần đúng.

Các nghiên cứu khoa học cho rằng, thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng không cân đối bằng trứng gà. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu phụ nữ mang thai muốn bổ sung protein thì ăn trứng gà hoặc trứng cút. Vì hàm lượng chất béo trong trứng ngỗng cao có thể khiến mẹ bầu cao huyết áp hay bệnh tim mạch.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

Bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào?

Vào thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu đang bị ốm nghén, có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì thế, trong giai đoạn này bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ cảm thấy khó ăn. Do trứng to và khó tiêu. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào? Câu trả lời là, khi mang thai từ tháng thứ ba trở đi mẹ bầu có thể ăn trứng ngỗng rồi.

Bầu ăn trứng ngỗng
Bầu ăn trứng ngỗng khi nào là phù hợp?

Trứng ngỗng cho bà bầu ăn bao nhiêu là đủ?

Bên cạnh, việc bầu ăn trứng ngỗng khi nào thì ăn bao nhiêu cũng cần được mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, trứng ngỗng chỉ nên là một phần của chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Bên cạnh trứng ngỗng, mẹ cũng cần ăn uống thêm nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng; giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ không nên quá nhiều chất đạm sẽ gây khó tiêu.

Trứng ngỗng rất giàu đạm, vì thế mẹ chỉ nên giới hạn trong mức 1 quả/ tuần nếu cảm thấy ngon miệng.

Cách chọn trứng ngỗng

Bên cạnh vấn đề bầu ăn trứng ngỗng khi nào, mẹ cũng nên biết cách chọn trứng ngỗng ngon và mới nhé.

– Cách chọn trứng 1:

Mẹ có thể chọn trứng ngỗng bằng các dùng tay nắm quả trứng; để hở hai đầu trứng. Sau đó, mẹ dùng một mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng. Khi mẹ soi trứng thấy có màu hồng trong suốt với một chấm hồng; có 1 túi khí có đường kính nhỏ hơn 1cm; đường bao quanh cố định thì nên chọn trứng đó.

– Cách chọn trứng 2:

Cho trứng vào dung dịch nước muối 10%, trứng chìm xuống là trứng mới đẻ trong ngày. Nếu trứng nổi lơ lửng là trứng đó đã đẻ từ 3 -5 ngày. Còn thấy trứng nổi trên lên trên mặt dung dịch tức là trứng đã đẻ quá 5 ngày.

– Cách chọn trứng 3:

Mẹ cũng có thể chọn trứng bằng cách khẽ lắc quả trứng. Trứng mới đẻ lắc sẽ không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.

Bà bầu ăn gì để con thông minh và khỏe mạnh?

Bên cạnh việc, bầu ăn trứng ngỗng khi nào, mẹ cũng cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như:

1. Axit folic

Trước và trong quá trình mang thai, phụ nữ nên bổ sung chất này để hạn chế tối đa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Axit folic có trong các loại rau lá xanh như:

  • Cải bó xôi
  • Các loại đậu (đỗ)
  • Bí ngòi

2. Thực phẩm có nhiều omega 3

Omega 3 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển não bộ của bé. Các loại thực phẩm giàu omega 3 như:

  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Cá tuyết
  • Đậu phụ
  • Các loại hạt dinh dưỡng như hạt bí ngô, hạt óc, hạnh nhân

3. Bổ sung chất sắt

Chất sắt giúp bà bầu giúp hạn chế tình trạng thiếu máu dẫn đến sinh non, sinh nhẹ cân. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt như:

  • Thịt nạc bò
  • Nạc heo, nạc gà
  • Rau cải bó xôi
Bên cạnh việc, bầu ăn trứng ngỗng khi nào thì mẹ nên bổ sung thêm omega 3

4. Bổ sung vitamin C

Song song với chế độ ăn giàu sắt, mẹ bầu nên bổ sung vitamin C để việc hấp thu chất sắt tốt nhất. Thực phẩm giàu vitamin C mẹ có thể bổ sung như:

  • Trái cây họ cam
  • Ổi
  • Ớt chuông

5. Canxi

Canxi giúp hệ xương, răng của bé phát triển, do đó mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như:

  • Tôm
  • Cua biển
  • Tảo biển
  • Rau chân vịt (cải bó xôi)
  • Chuối
  • Sữa chua

6. Hạn chế các chất kích thích

Chất kích thích gây hại cho thần kinh của mẹ và bé. Việc bà bầu dùng chất kích thích quá liều lượng còn có thể dẫn đến nguy cơ sinh non và nhiều biến chứng khác trong thai kỳ và sinh nở. Vì vậy mẹ nên tránh dùng các chất kích thích như:

  • Trà
  • Cà phê
  • Bia, rượu

[inline_article id=151485]

Như vậy, bà bầu ăn trứng ngỗng không phải là lựa chọn tối ưu để thai nhi phát triển tốt và bé sinh ra thông minh, lanh lợi. Mẹ có thể bổ sung trứng ngỗng vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ nhưng không nên ăn quá nhiều. Hãy xem đây là lựa chọn để thay đổi món và không ép buộc bản thân ăn khi không thích, mẹ nhé.