Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đánh bay những lo lắng khi bà bầu bị ho ngứa cổ

Khi mang thai, nhất cử nhất động của cơ thể đều khiến mẹ lo lắng. Do đó, khi bà bầu bị ho ngứa cổ họng kéo dài sẽ khiến họ lúng túng, quẩn quanh tìm cách “dẹp yên” càng nhanh càng tốt các triệu chứng khó chịu.

Nhưng bầu mà, không vội được đâu mẹ ơi! Mẹ cứ bình tĩnh khi những dấu hiệu ho hắng đầu tiên xuất hiện. Tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng này là điều kiện tiên quyết để có biện pháp điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ho, ngứa cổ

Khi mang thai các mẹ có thể bị ho, ngứa rát cổ do viêm đường hô hấp, các nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là:

  • Miễn dịch suy giảm trong quá trình mang thai khiến mẹ dễ mắc các virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hơn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trong thai kỳ, tử cung tăng kích thước dẫn tới gây áp lực lên các cơ quan trong ổ bụng. Khi gây áp lực lên dạ dày, có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Acid của đường tiêu hóa trào ngược lên cổ họng, làm tổn thương niêm mạc ở đây, gây viêm và khiến các mẹ khổ sở với các triệu chứng ho, ngứa rát cổ họng.
  • Các bệnh lý hô hấp có sẵn của mẹ: Mẹ mắc các bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng có thể tái phát trong khi mang thai gây nên các triệu chứng.
  • Cơ thể yếu đi do mệt mỏi, mất ngủ, ốm nghén, dinh dưỡng không đầy đủ trong quá trình mang thai.

bà bầu bị ho ngứa cổ

Bà bầu bị ho ngứa cổ nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị những cơn ho mạnh và dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi. Ngoài ra còn có khả năng khiến tử cung co thắt làm, tăng nguy cơ động hoặc sảy thai.

Ho nhiều còn khiến cho thanh quản bị tổn thương, trầy xước gây chảy máu, tác động xấu đến sức khỏe mẹ, khiến việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Mẹ không thể nạp được nhiều chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược, ảnh hướng tới sự phát triển của thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Bị ho ngứa cổ, bỏ túi ngay các cách trị không dùng thuốc sau cho bà bầu

Các chị em có thể bỏ túi các mẹo giúp bà bầu bị ho ngứa cổ giảm các triệu chứng:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ưu tiên uống nhiều nước ấm
  • Uống chanh, mật ong, nước ấm sau khi ngủ dậy

cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu

  • Uống nước nghệ ấm: Hòa 1 muỗng bột nghệ vào cốc nước nóng và nhấm từ từ. Mẹ cũng có thể pha thêm chút muối sạch.
  • Pha nước gừng mật ong, hoặc nhấm nháp một vài miếng mứt gừng
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, kiwi, ổi, súp lơ, ớt chuông… để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Mẹ bầu cũng có thể thử xông tinh dầu trong nhà với các mùi hương dễ chịu như sả, cam, bạc hà…
  • Xúc họng, rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% mỗi ngày
  • Ngủ đủ giấc, tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh stress
  • Khi trời lạnh nhớ giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng đầu và cổ

Bị ho, ngứa cổ, bà bầu nên kiêng gì

  • Kiêng ăn đồ cay nóng, tanh, lạnh, tái sống
  • Tránh dùng các thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn
  • Kiêng uống thức uống lạnh, đồ ngọt có ga, bia
  • Tránh tắm nước lạnh
  • Không nằm điều hòa nhiệt độ quá thấp
  • Tránh thức khuya, căng thẳng
  • Tuyệt đối không tự sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ

>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần tránh khi mang thai các mẹ cần lưu ý

Khi nào cần tới khám bác sĩ

mẹ bầu bị ho ngứa cổ

Bà bầu bị ho ngứa cổ tuy không đáng lo nhưng các mẹ cũng không nên chủ quan, không tự ý sử dụng các loại thuốc ở nhà. Trong các trường hợp sau, mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám và chữa trị dứt điểm:

  • Ho dai dẳng, không thuyên giảm, kéo dài hơn 7 ngày
  • Ho có đờm xanh hoặc nhầy máu
  • Mẹ sốt trên 38 °C
  • Nếu mẹ khó thở / khò khè

[inline_article id=296230]

Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các bà bầu bị ho, ngứa rát cổ họng. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.