Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn rau sống được không? Mẹ bầu thích rau sống nên xem ngay!

Nhiều mẹ bầu lo lắng về chuyện thưởng các thức ăn còn tươi sống sẽ ảnh hưởng cho con, nhất là các loại rau sống. Vì các mẹ bầu sợ rau sống dễ khiến cơ thể bị nhiễm các loại ký sinh trùng; hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là ngộ độc. Vậy bà bầu ăn rau sống được không? Mời các mẹ xem ngay bài viết này để có câu trả lời nhé.

Nguồn dinh dưỡng đến từ rau sống

Ở Việt Nam, rau sống là một món được dùng kèm với rất nhiều món ăn khác. Dường như đây là món khoái khẩu của rất người. Theo Food and Drug Administration – Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết; các loại rau củ quả tươi sống chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Mỗi loại rau củ quả khác nhau sẽ chứa hàm lượng dưỡng chất khác nhau. Nhìn chung, chúng ta sẽ được cung cấp các loại vitamin A, B, C, canxi, chất xơ… rất tốt cho sự hấp thụ của cơ thể khi mang thai. Nếu chúng ta ăn sống các loại rau củ cũng sẽ được hấp thụ toàn bộ các loại dưỡng chất trong rau sống.

Vậy bà bầu ăn rau sống được không? Xin mời các mẹ bầu đọc phần kế tiếp để có câu trả lời nhé!

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách bà bầu ăn mận chuẩn chất, không biết thì phí cả thanh xuân.

Bà bầu ăn rau sống được không?

Rau sống là tên gọi chung cho những loại rau và lá ở dạng tươi sống được dùng kèm trong các món ăn khác nhau. Vài loại phổ biến thường được sử dụng có thể kể đến như xà lách; rau cải con; rau muống bào; diếp cá; tía tô; bạc hà; kinh giới; húng quế… Bên cạnh đó, người ta cũng có thể thêm vào những loại quả sống có hương vị thơm ngon như cà chua; cà rốt; quả thân non cây chuối hột; khế chua…

Đa số chúng ta chọn dùng rau sống vì nó đem lại sự tươi mát, giòn ngọt hơn so với khi đã nấu chín. Một lý do quan trọng hơn nữa là rau sống cũng có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn hẳn. Vậy bà bầu ăn rau sống có được không? Không có bất kỳ lý do nào mà bà bầu không nên dùng rau sống trong các bữa ăn của mình. Điều này còn giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên dùng khi rau đã được rửa sạch và sơ chế kỹ càng. Vì một số loại rau mầm hoặc rau được trồng và bón phân hữu cơ; nếu không rửa sạch sẽ dễ nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn. Hơn nữa, trong rau cũng có thể tồn tại dư lượng thuốc trừ sâu nếu hấp thu nhiều sẽ khiến mẹ bị ngộ độc.

Những lợi ích đến từ việc ăn rau sống trong thai kỳ

lợi ích của việc ăn rau sống 113766307

Dưới đây là những lợi ích mà việc tiêu thụ rau sống mang lại để mẹ bầu có thể cân nhắc mang nó vào chế độ ăn của mình:

1. Có bầu ăn rau sống có được không? Rau sống rất giàu chất xơ

Rau sống có thể coi là cả một “kho” chất xơ. Điều này lại rất hữu ích khi mang thai vì phần lớn các mẹ bầu luôn phải đối mặt với các vấn đề như táo bónđầy hơi vô cùng khó chịu. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ hỗ trợ tốt để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

2. Canxi

Canxi là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Và mẹ có thể dễ dàng bổ sung canxi khi ăn các loại rau xanh như cải bó xôi (rau bina), cải xoăn, cải bắp… Canxi đóng vai trò trong việc hình thành và khoáng hóa xương cho thai nhi. Đồng thời đảm bảo cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh cũng như phòng ngừa chứng loãng xương sau sinh.

3. Bà bầu ăn rau sống có được không? Bổ sung vitamin C

Rau sống cũng là một nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời. Dưỡng chất này giúp hỗ trợ tốt trong việc cấu thành nên xương, răng cũng như collagen cho cơ thể.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu ăn vải được không, thắc mắc ngày hè của nhiều thai phụ!

4. Beta-carotene

Bà bầu ăn rau sống có được không? Trong rau sống có chứa beta-carotene rất quan trọng đối với sự phát triển của các mô; khả năng miễn dịch và thị lực của thai nhi. Dưỡng chất này thường có nhiều trong các loại rau, củ như cà rốt và khoai lang.

5. Bà bầu ăn rau sống có được không? Kali

Đây là một khoáng chất thiết yếu khác có trong rau giúp điều hòa huyết áp tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ.

6. Axit folic (Folate)

Chứng dị tật não và cột sống ở thai nhi có thể được ngăn chặn bằng cách mẹ bổ sung đầy đủ folate hay axit folic trong chế độ dinh dưỡng của mình. Gợi ý cho bạn một vài loại rau giàu folate như bông cải xanh, đậu Hà Lan, măng tây, bắp cải…

7. Bà bầu ăn rau sống có được không? Axit béo omega-3

Rau sống là một nguồn axit béo omega-3 cực kỳ phong phú, hỗ trợ tốt cho sự phát triển thần kinh của thai nhi. Một số loại rau sống khác đều có chứa lượng axit béo omega nhất định tốt cho bà bầu.

8. Ăn rau sống giúp kiểm soát cân nặng

Có bầu ăn rau sống được không? Nỗi lo tăng cân khi mang thai giờ đã không còn nữa nếu bạn thêm rau sống vào trong thực đơn của mình. Lượng chất chất xơ cso trong loại rau này sẽ giúp cải thiện mức năng lượng nạp vào cơ thể và kiểm soát cân nặng cho bạn.

Những loại rau củ mẹ bầu nên ăn

Mẹ bầu nên lưu ý rằng không phải mọi loại rau khi dùng trong thai kỳ đều mang lại những lợi ích như trên. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và nhu cầu của mẹ. Dưới đây là danh mục các loại rau an toàn cho bà bầu:

1. Cà rốt

cà rốt cũng là loại rau củ sống 1106141450

Loại rau ăn củ này thường được ví như một kho chứa các dưỡng chất cho cần thiết cho thai phụ. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và thị lực cho thai nhi.

2. Mẹ bầu ăn rau sống có được không? Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau nổi tiếng giàu canxi và vitamin C. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi nấu chín kỹ, các vitamin và khoáng chất của nó sẽ khuếch tán phần lớn vào trong nước; làm giảm hàm lượng dưỡng chất tổng thể trong bông cải.

3. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan cũng là một lựa chọn lành mạnh, giàu dinh dưỡng với hương vị thơm ngon cho bà bầu. Món salad rau sống của bạn sẽ không còn nhàm chán khi có sự xuất hiện của đậu Hà Lan hấp hoặc luộc chín.

4. Mẹ bầu ăn rau sống có được không? Khoai lang

Khoai lang chứa rất nhiều vitamin A, B và C. Bạn còn chần chừ gì mà không dùng ngay để nạp thêm các dưỡng chất này cho cơ thể.

5. Ớt chuông

Bên cạnh chất xơ, ớt chuông cũng bổ sung thêm vitamin C cho bà bầu. Bạn có thể dùng sống để thu nhận trọn vẹn các dưỡng chất trên.

6. Có bầu ăn rau sống có được không? Cà chua

Giàu vitamin K và C, cũng như biotin, cà chua là món rất được ưa chuộng và thích hợp để dùng sống.

Những loại rau mẹ nên tránh khi mang thai

Bên cạnh vấn đề bà bầu ăn rau sống có được không; chúng ta cũng nên tránh dùng các loại rau dưới đây.

1. Súp lơ

rau bà bầu nên tránh ăn

Mặc dù rất giàu axit béo omega-3 nhưng súp lơ cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh gây hiện tượng đầy hơi. Vì vậy, bà bầu cần tránh không ăn súp lơ sống vì lý do này.

2. Có bầu ăn rau sống có được không? Tránh dùng rau mầm

Rau mầm đòi hỏi điều kiện ẩm để phát triển và điều này thúc đẩy sự hiện diện của E.coli, salmonella và các vi khuẩn khác trong đó. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn rau mầm sống bởi trong rau mầm chứa nhiều loại vi khuẩn trên có thể gây ngộ độc. Nhất là, vi khuẩn Listeria có thể gây ra tình trạng thai chết lưu, sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng.

3. Đậu bắp

Ăn đậu bắp sống có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, do đó bạn nên tránh dùng đậu bắp sống khi mang thai.

4. Có bầu ăn được rau sống không? Bắp cải

Bà bầu có được ăn rau sống không? Trong bắp cải có thành phần goitrogen khá lớn có thể gây ra những ảnh hưởng về tuyến giáp. Từ đó tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Cách tốt nhất để tiêu thụ loại rau này là mẹ bầu nên chế biến thành các món canh, hầm nhằm ức chế goitrogen.

5. Giá

Bà bầu ăn được rau sống không? Loại rau ăn mầm được nhiều người yêu thích này có chứa lượng lớn axit phytic. Khi đi vào cơ thể, axit phytic ngăn hấp thụ canxi, kẽm, sắt. Nếu mẹ bầu sử dụng hằng ngày sẽ dễ bị thiếu máu thai kỳ. Vì vậy nên chần sơ qua nước sôi hoặc làm món xào với gan heo để bổ sung thêm sắt nhé!

6. Bà bầu có được ăn rau sống không? Tránh dùng măng

Loại thực phẩm này chứa nhiều xyanua, một hợp chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cả mẹ và bé. Đôi khi nó cũng dễ gây ngộ độc và buồn nôn. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn sống. Khi chế biến, mẹ nên ngâm măng thật kỹ trong nhiều giờ; nhất là măng khô sau đó dùng làm nguyên liệu cho các món hầm. Với măng tươi, mẹ bào mỏng, ngâm, xả nước nhiều lần và luộc kỹ. Khi mẹ luộc măng nên mở nắp nồi để xyanua bay hơi. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên luộc nhiều lần và chỉ ăn với lượng tối thiểu nếu quá thèm.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu ăn mực được không? Ăn thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé?

Những biện pháp an toàn cho bà bầu khi ăn rau sống

Khi đã biết câu trả lời bà bầu có được ăn rau sống không? Nếu mẹ bầu muốn ăn rau sống hãy lưu ý các điều sau để an toàn hơn cho mẹ và thai nhi.

  • Rửa rau thật kỹ để tránh ký sinh trùng toxoplasma có thể bán trên rau.
  • Cắt bỏ những phần rau bị hư hỏng vì chúng có xu hướng bị nhiễm khuẩn.
  • Rửa dao và thớt bằng xà phòng hoặc nước nóng trước khi cắt rau.
  • Ngâm rau trong nước muối một lúc rồi xả lại với nước sạch lại trước khi ăn để tiêu diệt bất kỳ loại vi trùng nào có trên rau.

Ăn rau sống hoàn toàn là điều có lợi khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng trong việc lựa chọn loại rau thích hợp để dùng sống; loại nào thì không tiêu thụ để tránh gặp phải những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, cũng cần phải lưu ý đến việc sơ chế rau thật kỹ trước khi dùng bạn nhé!

[inline_article id=191723]

Hy vọng bài viết bà bầu có được ăn rau sống không sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Các loại rau bà bầu không nên ăn để tránh gây hại cho con

Chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng 1 lượng chất xơ dồi dào, rau xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cẩn thận khi chọn lựa vì một số loại rau có thể gây tác dụng phụ không mong muốn trong thai kỳ. Đặc biệt, với các loại rau bà bầu không nên ăn sau đây, mẹ càng nên cẩn thận.

Các loại rau bà bầu không nên ăn

1. Các loại rau bà bầu không nên ăn: Mướp đắng

Giàu vitamin B, sắt, chất kẽm, kali cũng như các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng mướp đắng không phải lựa chọn hoàn hảo cho tất cả các mẹ bầu.

Không chỉ chứa thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides và morodicine có thể gây nôn ói, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, hạt mướp đắng còn chứa vicine, độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng. Thậm chí, những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm có thể bị hôn mê nếu ăn phải. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, ăn quá nhiều mướp đắng còn là nguyên nhân gây các vấn đề về tiêu hóa, đồng thời gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non rất nguy hiểm. Do đó, mướp đắng là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn.

>>>Bạn có thể tham khảo: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

2. Bà bầu không nên ăn rau gì? Rau ngót

các loại rau bà bầu không nên ăn
Rau ngót là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn

Rau ngót là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Ngoài vitamin, muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C, rau ngót còn “sở hữu” một lượng protid đáng kể, gấp đôi rau muống và tương đương một số loại đậu. Nhiều dưỡng chất là vậy, nhưng rau ngót tươi cũng chứa một lượng lớn papaverin, chất kích thích tử cung co thắt.

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh về việc bà bầu ăn rau ngót gây sảy thai. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, uống nước rau ngót tươi có thể dùng để chữa sót nhau thai. Những mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc dọa sảy thai được khuyến cáo nên tránh ăn canh rau ngót. Nếu ăn phải nấu chín kỹ.

>>>Bạn có thể tham khảo: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

3. Rau chùm ngây

Bà bầu ăn rau chùm ngây có tốt không? Chùm ngây là loại rau rất bổ dưỡng nhưng đồng thời lại là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Xét về giá trị dinh dưỡng, rau chùm ngây được xét vào “hàng khủng” với lượng vitamin C gấp 7 lần lượng vitamin C trong cam, lượng canxi gấp 4 lần sữa, vitamin A vượt xa so với cà rốt, gấp 3 lần lượng chất sắt trong rau diếp cá và gấp 3 lượng kali trong chuối.

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo bà bầu không nên ăn rau chùm ngây, bởi nguy cơ gây sảy thai, sinh non. Nghiên cứu cho thấy, ngoài các dưỡng chất dinh dưỡng, rau chùm ngây còn chứa alpha-sitosterol, chất có thể làm co thắt cơ trơn, từ đó dẫn đến những cơn co thắt tử cung.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cổ tử cung thấp khi mang thai có khiến mẹ bầu sinh non không?

4. Đâu là các loại rau bà bầu không nên ăn? Rau răm

Có vị cay nồng, tính ấm, rau răm thường dùng để ăn kèm với nhiều món ăn Việt Nam với tác dụng giúp tiêu thực, giữ ấm bụng. Tuy nhiên, mẹ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm bởi có thể gây mất máu. Hơn nữa, ăn nhiều rau răm cũng có thể gây co thắt tử cung rất nguy hiểm.

Tất nhiên, 1-2 lá rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn vẫn nằm trong mức an toàn. Mẹ bầu không cần quá lo nhé!

5. Ngải cứu – Đáp án tiếp theo cho các loại rau bà bầu không nên ăn

các loại rau bà bầu không nên ăn
Ngải cứu cũng là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn

Bầu có được ăn ngải cứu không? Danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn cũng không thể “vắng mặt” ngải cứu. Một số nghiên cứu cho thấy, việc ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, gây co thắt tử cung, thậm chí dẫn đến sinh non, sảy thai. Một số bài thuốc an thai có sử dụng ngải cứu, mẹ bầu nên cẩn thận khi dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, mẹ có cơ địa nhạy cảm, tiền sử sảy thai, sinh non không nên ăn nhiều.

6. Đâu là các loại rau bà bầu không nên ăn? Rau sam 

Rau sam là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Rau sam tuy có nhiều dưỡng chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp cho bà bầu. Vì rau sam có thể gây kích thích tử cung, làm tăng tần suất co bóp, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Như vậy, câu trả lời cho bầu ăn rau sam được không đã rõ.

7. Rau má – Một trong các loại rau bà bầu không nên ăn

Trong danh sách các loại rau bà bầu không nên ăn có rau má. Vốn là loại rau khá lành tính, rau má có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da nên rất được chị em phụ nữ yêu thích. Không chỉ dùng để chế biến món ăn, rau má cũng có thể ép nước, vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa cung cấp thêm nước cho cơ thể. Tuy nhiên, đó là với những phụ nữ bình thường. Phụ nữ mang thai nếu dùng rau má nên cẩn thận, bởi dùng nhiều rất dễ gây sảy thai và nhiều biến chứng sức khỏe khác.

8. Rau muối chua

Đây là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng lại là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Bởi khi muối chua, một số vi sinh vật tác động lên men rau củ và muối, kèm quá trình chuyển hóa nitrat thành nitrit sẽ gây hại cho mẹ bầu. Chính vì vậy, mẹ cần hạn chế ăn trong thai kỳ, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ.

Những loại rau củ bà bầu nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì?”, mẹ bầu cũng nhớ lưu ý những loại rau củ quả phù hợp trong thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu:

1. Ớt chuông 

các loại rau bà bầu không nên ăn
Bà bầu ăn nhiều ớt chuông có lợi cho sức khỏe thai kỳ

Ngoài danh sách bầu kiêng ăn rau gì, mẹ cũng nên biết tác dụng của ớt chuông. Ớt chuông có hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với cam nên giúp mẹ nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, loại quả này còn giúp mẹ hấp thụ sắt tốt hơn, giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể chế biến ớt chuông thành nhiều món ăn như ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông nhồi cá thát lát,…

2. Ngô

Ngô chứa một hàm lượng dinh dưỡng gồm các loại vitamin, tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo không bão hòa,… Ngô có thể giúp mẹ bầu:

>>> Bạn có thể tham khảo: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

3. Bông cải xanh 

Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như axit folic, magie, phốt pho và các vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bông cải xanh giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa thiếu máu và tình trạng loãng xương.

4. Đu đủ xanh

Nếu bầu ăn đu đủ xanh, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể bị co thắt tử cung, sảy thai, sinh non,… Không giống đu đủ xanh, đu đủ chín sẽ an toàn cho mẹ và bé hơn vì chứa nhiều vitamin A, choline, folate, kali, vitamin B, C…

5. Dứa

Mẹ không nên ăn dứa, đặc biệt là khoảng thời gian đầu thai kỳ. Bởi Enzyme Bromelain trong dứa có thể phá vỡ protein, làm mềm tử cung và gây co thắt khi mang thai, thậm chí gây sảy thai, thai chết lưu.

Ngoài những loại rau bà bầu không nên ăn trên đây, để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi, bạn cũng nên hạn chế không ăn quá nhiều rau quả. Tránh tuyệt đối ăn rau quả thay bữa chính, hoặc ăn rau sống chưa được rửa kỹ.

[inline_article id=171919]