Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không? Điều lạ kỳ mà bạn chưa biết!

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không? Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn có biết lá đắng là loại lá nào không?

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không?

Lá đắng (có tên khoa học là vernonia amygdalina) được trồng phổ biến tại các vùng núi phía Bắc. Nghiên cứu khoa học cho thấy lá đắng có chứa các chất dinh dưỡng sau đây.

Giá trị dinh dưỡng trong lá đắng

  • Chất xơ
  • Protein
  • Mangan
  • Kẽm
  • Sắt
  • Kali
  • Phốt pho
  • Canxi
  • Selen
  • Axit amin

Ngoài ra, trong lá đắng còn có alkaloids, tanin, glycoside, terpene, steroid, axit phenolic, lignan, xanthone, sesquiterpene, vitamin A, C, K, E, B1, B2…

Nhờ dồi dào dinh dưỡng nên lá này sẽ rất tốt cho việc trả lời câu hỏi bà bầu nên ăn gì. Lá đắng bổ sung năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho bạn trong thai kỳ. Ngoài ra, lá này cũng ngăn ngừa ốm nghén và các chứng ho, cảm ở bà bầu.

Lá đắng cũng nổi tiếng trong việc có ích cho sức khỏe của người dùng, đặc biệt là đối với người đang chữa viêm phổi, xuất huyết dạ dày, cao huyết áp…

Lá đắng được xem là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu đang muốn biết bà bầu nên ăn gì trong thai kỳ, bạn có thể ăn lá đắng để giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa được tình trạng ốm nghén, ho, cảm…

Song đúng như tên gọi, khi ăn vào, bạn sẽ cảm nhận lá đắng rất đắng, có thể gây tê cả đầu lưỡi. Tuy nhiên, vị đắng sẽ nhanh hết ở cổ họng và để lại vị chát, ngọt. Những ai “chịu” được vị đắng này mới thấy thích lá đắng.

Bà bầu ăn lá đắng được không? 7 lợi ích đáng ngạc nhiên

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không

1. Chữa đau họng, ho, tiêu đờm

Saponin và chất chống oxy hóa xanthones trong lá đắng được mệnh danh là “hai kháng thể tự nhiên” giúp mẹ bầu chống lại các chứng đau họng, ho, tiêu đờm trong thai kỳ.  

2. Hạ sốt, trị cảm lạnh

Xanthones, axit phenolic là các hợp chất dùng để hạ sốt và chữa cảm. Ngoài ra, xanthones còn ức chế quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp, kháng khuẩn, giảm đau…

3. Kiểm soát đường huyết, tăng cường miễn dịch

Saponin trong lá đắng giúp thanh lọc máu, khiến hệ tuần hoàn hoạt động dễ dàng. Nhờ đó, bà bầu giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Saponin cũng là chất chống viêm, là kẻ thù của các loại ký sinh trùng, nhờ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

4. Tăng khả năng sinh sản

Lá đắng có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Các hoạt chất trong lá đắng có thể kích thích, giúp bà bầu có khả năng sinh con thuận lợi hơn.  

[inline_article id=63594]

5. Ngăn ngừa bệnh về tiêu hóa, tim mạch

Nhờ đặc tính sát khuẩn nhẹ của tanin, một số loại men do vi khuẩn gây ra ở đường tiêu hóa sẽ bị ức chế. Tanin cũng giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do để ngừa ung thư, đồng thời tham gia vào quá trình chuyển hóa và giảm các cholesterol xấu, giúp hệ tim mạch bà bầu hoạt động ổn định.

6. Giải nhiệt

Bà bầu ăn gì trong thai kỳ? Bạn có thể uống nước lá đắng như trà để giải nhiệt và giảm táo bón trong thai kỳ.

Lưu ý khi bà bầu dùng lá đắng

Lá đắng tốt cho sức khỏe. Tuy trả lời là “được” trong câu hỏi bà bầu có ăn được canh lá đắng không nhưng bạn lưu ý, chỉ dùng với lượng vừa đủ 1-2 lần/tuần và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Việc ăn quá nhiều có thể gây một số phản ứng như bị táo bón, giảm huyết áp.

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không? Cách ăn canh lá đắng

Canh lá đắng

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không? Bạn có thể xem lá đắng như 1 loại rau và nấu canh với thịt. Lưu ý, lá đắng hơi già một chút sẽ ngon và có tác dụng hơn lá đắng non.

Trước tiên, bạn phi thơm hành, tỏi, sả băm, sau đó cho thịt ba chỉ vào xào. Tiếp theo, bạn cho nước dùng vào với lượng vừa đủ. Đợi đến khi sôi, bạn cho lá đắng vào, thêm mẻ rồi nêm nếm cho vừa ăn là dùng được.

Ngoài thịt heo, thịt gà, bạn có thể nấu canh lá đắng với cá. Đây cũng là một món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu giúp bạn trả lời câu hỏi bà bầu có ăn được canh lá đắng không.

Vinh An 

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn khoai môn được không? Đừng nghe lời đồn xàm xí

bà bầu ăn khoai môn được khôngBà bầu ăn khoai môn được không? Là một trong nhiều câu hỏi về ăn uống mà phụ nữ quan tâm khi mang thai.

Bạn biết rồi đấy, việc mang bầu sẽ gây ra nhiều sự biến đổi trên cơ thể phụ nữ. Bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với thực phẩm, cũng như môi trường sống xung quanh.

Cho nên, việc ăn gì, uống gì cần rất thận trọng. Kể cả những thực phẩm bạn đã từng dùng rất an toàn khi chưa có thai. 

Bà bầu ăn khoai môn được không? Bạn hãy cùng Marry Baby trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Các lợi ích của khoai môn với sức khỏe

Khoai môn có nguồn gốc từ châu Á nhưng được yêu thích khắp thế giới. Củ của loại cây này có vỏ màu nâu và ruột trắng xen kẽ các đốm tím. Khi nấu chín, khoai môn có vị ngọt nhẹ, dẻo và bở tương tự như khoai tây. 

Củ khoai môn chứa nguồn chất xơ tuyệt vời cùng rất nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch, đường ruột. 

1. Giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác

Mỗi 132g khoai môn nấu chín có 187 calo. Lượng calo này chủ yếu là từ carbs, còn protein và chất béo chỉ có hàm lượng dưới 1g.

Bảng dinh dưỡng được tính với 132g khoai môn

Chất xơ: 6,7g 

Mangan: 30% (DV)

Vitamin B6: 22% DV

Vitamin E: 19% DV

Kali: 18% DV

Đồng: 13% của DV

Vitamin C: 11% của DV

Photpho: 10% của DV

Magiê: 10% của DV

 *DV: giá trị hàng ngày

Điều này có nghĩa là khoai môn có thể cung cấp chất xơ, kali, magiê và vitamin C, E. Những chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta hay bị thiếu hụt. 

bà bầu ăn khoai môn được không
Khoai môn rất giàu dinh dưỡng

2. Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu 

Tuy loại củ này giàu tinh bột, nhưng lại chứa hai loại carbohydrate có lợi cho việc quản lý lượng đường trong máu. Đó là chất xơ và tinh bột kháng.

Chất xơ của khoai môn là một loại carbohydrate mà cơ thể không hấp thụ. Nhờ đó, lượng đường trong máu không bị ảnh hưởng. Carbohydrate còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và dung nạp các loại carbs khác. Đồng thời, chất này cũng ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn. 

Nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ăn khoảng 42g chất xơ mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ giảm khoảng10 mg/dl. 

Ngoài ra, khoai môn chín còn chứa 12% tinh bột kháng. Đây là chất mà cơ thể không thể tiêu hóa nên sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. 

Nhờ có sự kết hợp giữa tinh bột kháng và chất xơ nên khoai môn rất tuyệt vời để thêm vào thực đơn của những người mắc bệnh tiểu đường. 

3. Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Chất xơ và tinh bột kháng trong khoai môn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Nghiên cứu phát hiện ra rằng chất xơ có tác dụng dụng giảm cholesterol. Vì thế những người ăn nhiều chất này có xu hướng ít mắc phải các bệnh về tim mạch. Một nghiên cứu khác cho thấy, tiêu thụ 10g chất xơ mỗi ngày, nguy cơ tử vong do bệnh tim giảm tới 17%. 

Trong khi đó, cứ 132g khoai môn lại có tới hơn 6g chất xơ. Hàm lượng này gấp hơn hai lần ở khoai tây. 

Ngoài ra, tinh bột kháng trong khoai môn cũng có tác dụng giảm cholesterol. Từ đó, chất này có thể ngăn ngừa được bệnh tim mạch. 

bà bầu ăn khoai môn được không
Khoai môn tốt cho sức khoẻ tim mạch

4. Ngăn ngừa ung thư 

Khoai môn chứa các hợp chất polyphenol từ ​​thực vật có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, chất này có thể giúp ngăn ngừa ung thư. 

Polyphenol chính của khoai môn là quercetin. Chất này cũng có nhiều trong hành, táo và trà. 

Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật phát hiện ra rằng quercetin giúp kích hoạt các tế bào ung thư tự chết. Nhờ đó, chất này có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh. 

Ngoài ra, quercetin cũng là một chất chống oxy hóa mạnh. Vì thế, chất này có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương gốc tự do quá mức có liên quan đến ung thư. 

5. Có thể giúp giảm cân

Nhờ rất giàu chất xơ nên khoai môn cũng có thể giúp giảm cân. Nghiên cứu phát hiện những người ăn nhiều chất xơ có xu hướng ít mỡ và không bị tăng cân. Chất xơ mang đến cảm giác no lâu vì thế có thể làm giảm nhu cầu thèm ăn của cơ thể. 

Ngoài ra, khoai môn còn chứa các tinh bột kháng cũng có tác dụng tương tự. 

Nghiên cứu ở những người đàn ông dùng thực phẩm bổ sung chứa 24g tinh bột kháng trước bữa ăn. Kết quả là nhóm người này đã tiêu thụ ít hơn khoảng 6% lượng calo. Đồng thời mức insulin của họ cũng thấp hơn sau bữa ăn, so với nhóm không dùng.

bà bầu ăn khoai môn được không
Khoai môn có thể hỗ trợ giảm cân

6. Tốt cho ruột 

Nhờ chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng nên khoai môn có lợi cho sức khỏe đường ruột. 

Cơ thể không tiêu hóa hoặc hấp thụ chất xơ và tinh bột kháng. Khi đến đại tràng hai chất này được vi khuẩn đường ruột lên men để ăn. Trong quá trình lên men, vi khuẩn sẽ tạo ra axit béo chuỗi ngắn để nuôi dưỡng các tế bào thành ruột. Nhờ đó, đường ruột luôn hoạt động khỏe mạnh.   

Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ chất xơ và tinh bột kháng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột và ung thư ruột kết. 

II. Bà bầu ăn khoai môn được không? 

Câu trả lời là có. Bởi vì khoai môn rất giàu chất xơ và tinh bột có lợi nên giúp tăng cường dinh dưỡng cho thai kỳ. 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai rất dễ mắc phải các bệnh về tim mạch, tiểu đường và ung thư. Trong khi đó, khoai môn lại chứa các hợp chất có thể chống lại các căn bệnh này.

Chưa hết, khi mang thai, bạn cũng rất dễ mắc bệnh táo bón do nóng trong. Khoai môn giàu chất xơ nên có thể giúp hệ tiêu hóa của bà bầu khỏe mạnh. 

Thêm nữa, khoai môn giàu hợp chất chống oxy hóa nên cũng có thể giúp ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm thường thấy ở phụ nữ mang thai và sinh nở. 

bà bầu ăn khoai môn được không
Khoai môn rất tốt cho bà bầu

Khoai môn là thực phẩm lành tính, quen thuộc của người Việt Nam. Bà bầu ăn khoai môn được không? Câu trả lời là thực phẩm này rất tốt cho thai kỳ các mẹ bầu nhé.

Hanako