Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Xóa bỏ băn khoăn “bà bầu ăn rau kinh giới có sao không” với lời giải đáp từ nghiên cứu đáng tin cậy

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Thời điểm thai kỳ cần lưu ý rất nhiều điều về sinh hoạt, ăn uống. Những câu hỏi thường gặp của chị em xoay quanh loại rau này rất nhiều. Nào, cùng MarryBaby tìm hiểu ngay lợi ích và tác hại của rau kinh giới để lên một chế độ ăn phù hợp mẹ bầu nhé.

Rau kinh giới là rau gì? 

Rau kinh giới (Oregano) có tên khoa học là: Elsholtzia ciliata Lamiaceae, thuộc chi Elsholtzia (họ Lamiaceae). Rau có nguồn gốc từ châu Á, sinh trưởng ở nơi có nắng nhiều.

Trong ẩm thực, lá cây kinh giới (rau kinh giới) là nguyên liệu làm dậy mùi hương vị của nhiều món ăn. Rau kinh giới thường được ăn sống kèm với các món nước, chiên hoặc hấp. 

Lợi ích đối với sức khỏe nói chung của rau kinh giới đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Trong y học dân tộc, rau kinh giới chứa tinh dầu, mùi thơm, vị cay, tính ấm, là loài thảo mộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu bà bầu ăn rau kinh giới có sao không vì loại rau thơm này rất quen thuộc với bữa cơm hàng ngày, cũng như có nhiều lợi ích về sức khỏe đối với người Việt.

[inline_article id= 278799]

bà bầu ăn rau kinh giới có sao không 3
Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không là câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn.

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không?

Lợi ích của rau kinh giới 

Rau kinh giới mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, phải lưu ý ăn với một lượng vừa phải, như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu.  

Để trả lời liệu bà bầu ăn rau kinh giới có sao không, mẹ bầu có thể có cho mình lời giải đáp khi xem qua về lợi ích của rau kinh giới sau đây.

Hỗ trợ phát triển trí não thai nhi

Trong rau kinh giới chứa hàm lượng omega-3 vô cùng dồi dào. Do đó, mẹ ăn rau này chính là bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển trí não của bé.

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Ăn vừa phải tốt cho tiêu hóa

Rau kinh giới mang lại lợi ích cho đường tiêu hóa nhờ hai hợp chất carvacrol và thymol (3) trong rau. Các bệnh rối loạn dạ dày, khó tiêu… đều có thể giảm nhẹ triệu chứng khi sử dụng rau kinh giới. Ngoài ra, loại rau này còn giúp tiêu diệt giun, sán kí sinh ở đường ruột.

Tăng cường đề kháng

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Rau kinh giới được chỉ ra là mang tính kháng khuẩn cao, có khả năng chống lại 23 loại vi khuẩn có hại. Thành phần tinh dầu có trong rau kinh giới được biết là có tính chống oxy hóa. Vì vậy, ăn rau kinh giới có thể giúp mẹ bầu tăng cường đề kháng trong thai kỳ, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Điều trị hen suyễn

Việc mắc hen suyễn của mẹ bầu không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, những cơn hen khó kiểm soát có nguy cơ khiến thai nhi không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng khác. Trong rau kinh giới có chứa tecpen, flavonoid và carvacrol hàm lượng cao là các hoạt chất giúp chống lại các triệu chứng bệnh về hô hấp, giảm các cơn hen suyễn bất thường.

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Cải thiện làn da bằng cách ăn và đắp mặt nạ

Thời điểm mang thai, mẹ bầu cũng không thể quên chăm sóc cho bản thân, đặc biệt là làn da. Rau kinh giới chứa hàm lượng chất xơ, protein, vitamin C và kẽm rất tốt cho làn da.

Không chỉ thế, việc tận dụng “mỹ phẩm” thiên nhiên và lành tính như mặt nạ rau kinh giới có thể giúp chống lão hóa, trắng da, trị mụn mà không cần lo về những chất có hại cho thai nhi.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Lợi ích gì với phụ nữ mang thai

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Nếu ăn nhiều, tác hại của rau kinh giới cũng nghiêm trọng

Những tác dụng của rau kinh giới đem lại cho chúng ta là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều kinh giới có thể đem lại những rủi ro sức khỏe cho mẹ bầu

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không: Ăn quá nhiều tăng nguy cơ sảy thai

Dược tính của loại rau này được Đông y đánh giá khá mạnh và có vị cay, nồng. Theo nghiên cứu được công bố năm 2021 trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, rau kinh giới chứa tinh dầu oregano, nếu ăn quá nhiều có thể gây hại tới bé, tăng nguy cơ sảy thai. 

Nguy cơ chảy máu khi chuyển dạ, bà bầu ăn rau kinh giới có sao không?

Thời gian 2 tuần trước khi sinh, mẹ bầu nên ngừng ăn quá nhiều rau kinh giới. Đặc biệt, mẹ bầu có chỉ định sinh mổ càng cần phải chú ý do loại tinh dầu trong rau kinh giới có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Để chuẩn bị tốt nhất cho thời gian trước sinh, mẹ bầu cần thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhé.

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Lưu ý món ăn đi kèm, tránh tương kỵ

Để tăng thêm hương vị, rau kinh giới thường được kết hợp với các món ăn chính. Nhưng khi kết hợp rau kinh giới với một số sẽ gây tương kỵ. Ví dụ như rau kinh giới khi ăn kèm với thịt gà sẽ kỵ nhau, gây đau bụng, khó tiêu. Do đó, mẹ nên chú ý không kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau.

Từ các lợi ích trên, lời giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không?” thì câu trả lời là không sao nhưng cũng lưu ý không ăn nhiều mẹ nhé. Mẹ bầu có thể dùng kinh giới như một loại rau ăn kèm trong món ăn, dùng đắp mặt nạ tốt cho da. Tần suất ăn rau kinh giới, thỉnh thoảng mẹ có thể ăn với lượng khoảng một nắm nhỏ rau thôi nhé.

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Gợi ý món ăn kết hợp với rau kinh giới cho bà bầu 

Nộm rau muống và rau kinh giới

Cần chuẩn bị: Rau muống; rau kinh giới; chanh; đường; giá nhặt bỏ 2 đầu; tỏi; lạc; vừng; dầu ăn; mắm; muối.

Chế biến: 

Đun sôi nước, chần sơ rau và giá. Đậu phụ thái que, rán vàng đều. Vừng, lạc rang vàng. Rau kinh giới thái rối.

bà bầu ăn rau kinh giới có sao không 2
Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Không sao nếu mẹ ăn ít, thỉnh thoảng mới ăn một lần.

– Trộn đều rau kinh giới, rau muống, đậu phụ và giá. Hòa nước cốt chanh, mắm, muối, đường, tỏi, ớt rồi trộn cùng rau. Bày nộm ra đĩa, đem vừng, lạc rắc lên trên.

Bà bầu ăn rau kinh giới có sao không? Mẹ tham khảo công thức làm bún đậu chay

Cần chuẩn bị: Nửa chén chao ngon; đậu phụ; 100g nấm rơm/nấm đông cô tươi; ớt; đường; chanh; một ít nước lọc; 1 thìa bơ đậu phộng; bún lá; kinh giới; tía tô; rau thơm; dưa chuột

Chế biến:

  • Nấm rửa sạch, cắt nhỏ, xay cùng chao, nước lọc, bơ đậu phộng. Hỗn hợp sau khi xay nhuyễn đem đun lửa vừa. Khi sôi, cho nhỏ lửa đun thêm vài phút và để nguội. Khi ăn múc ra chén, pha với chanh và đường.
  • Đậu phụ cắt vừa ăn, chiên vàng, để ráo dầu
  • Bún luộc vài phút tới khi mềm thì xả sạch, trộn một chút dầu ăn để không dính.
  • Bày bún, rau thơm, đậu, dưa chuột, mắm tôm chay đã pha và thưởng thức

Qua bài viết, hẳn mẹ bầu đã có câu trả lời cho thắc mắc “bà bầu ăn rau kinh giới có sao không”. Mẹ lưu ý chỉ nên dùng loại rau này như rau ăn kèm hoặc dùng ngoài da thôi nhé. Nếu muốn dùng như vị thuốc giải cảm hoặc một số bệnh khác, mẹ cần phải hỏi ý kiến và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu kiêng ăn rau gì để không sảy thai hoặc sinh non?

Vậy bà bầu nên kiêng ăn rau gì trong thai kỳ để không bị sảy thai hoặc sinh non? MarryBaby xin gợi ý cho các bà bầu những loại rau không nên ăn trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu ăn phải có thể sẽ bị sảy thai hoặc sinh non đấy nhé.

Bà bầu nên kiêng ăn rau gì?

Những loại rau bà bầu không nên ăn gồm rau ngót, rau ngải cứu, rau sống, giá đỗ, rau răm, đu đủ xanh, quá dứa, măng tươi…

1. Bà bầu nên kiêng ăn rau ngót

Bà bầu nên kiêng ăn rau gì? Danh sách các loại rau bà bầu có sức khỏe không tốt thì nên kiêng đó chính là rau ngót. Nhưng nếu mẹ bầu có sức khỏe thai kỳ khỏe mạnh thì có thể ăn được rau ngót nhé.

Đặc biệt với các bà bầu có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc làm thụ tinh ống nghiệm; thì tốt nhất nên hạn chế ăn rau ngót. Vì rau ngót có chứa papaverine có thể khiến tử cung co bóp nhiều nên dẫn đến sảy thai.

2. Bà bầu kiêng ăn rau gì? Rau ngải cứu

những loại rau bà bầu không nên ăn
Những loại rau bà bầu không nên ăn?

Rau ngải cứu có mùi nồng, vị hơi đắng được là loại thuốc quý theo Đông Y. Dù vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào cho chứng minh ngải cứu sẽ gây sảy thai. Nhưng lý do gì bà bầu lại kiêng ăn rau ngải cứu?

Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc máu nóng thì nên hạn chế ăn ngải cứu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vì có thể dễ gây ra các cơn co tử cung, ra máu dẫn đến sảy thai. Còn với nhóm bà bầu khỏe mạnh đã qua tam cá nguyệt đầu thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có được ăn rau bí không? 11 lợi ích làm bạn giật mình

3. Bà bầu cũng nên kiêng ăn măng

Ngoài hai loại rau trên, thì bà bầu nên kiêng ăn rau gì nữa? Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần nên kiêng ăn măng. Mặc dù măng chứa nhiều chất xơ nhưng có thể gây đầy hơi.

Ngoài ra, măng cũng chứa một lượng lớn cyanide có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc măng khi mang thai thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…

4. Bà bầu nên kiêng ăn dứa khi mang thai

bà bầu nên ăn rau gì
Bà bầu không nên ăn rau quả gì? Đó là quả dứa

Bên cạnh những những loại rau, thì ăn dứa cũng là điều kiêng kỵ với bà bầu nếu ăn quá nhiều. Vì dứa có vị chua và nóng có thể gây sảy thai, co bóp tử cung và sinh non.

Ngoài ra, dứa còn chứa enzyme bromelain làm loãng máu, phá vỡ cục máu đông và giảm hình thành cục máu đông. Điều này có thể phá vỡ protein và gây chảy máu bất thường dẫn đến chuyển dạ sớm hoặc sảy thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Có bầu ăn rau càng cua được không? Rau có tác dụng gì cho sức khỏe?

5. Đu đủ xanh cũng nên kiêng khi có bầu

Bà bầu nên kiêng ăn rau gì? Bên cạnh việc ăn dứa, rau ngải cứu, măng, rau ngót; thì bà bầu cũng nên tránh ăn đu đủ xanh. Vì đu đủ chưa chín chứa rất nhiều mủ (latex). Mà chất này có thể kích thích sinh sớm.

Bên cạnh đó, chất papain và chymopapain trong nhựa đu đủ có thể gây dị tật thai nhi. Với mẹ bầu, chất papain còn làm tăng nhiệt độ cơ thể gây xuất huyết, phù nề hoặc dị ứng trong thai kỳ.

6. Bà bầu kiêng ăn rau gì? Không ăn rau răm

các loại rau tốt cho bà bầu
Rau răm là một trong các loại rau không tốt cho bà bầu 

Bà bầu không nên ăn rau răm vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và gây xuất huyết. Nhất là, với mẹ bầu nhẹ cân hay máu nóng thì tuyệt đối không nên ăn rau răm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu vô cùng nguy hiểm.

Mặc dù, rau răm giúp trị đầy hơi, chướng bụng, trị cảm cúm, trị tiêu chảy do nhiễm lạnh, xử lý vết cắn của rắn, kháng khuẩn… Nhưng để an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên tránh ăn rau rau trong thai kỳ nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích cho mẹ bầu

7. Bà bầu cần nên tránh ăn giá sống

Bà bầu kiêng ăn rau gì? Bà bầu cần nên tránh ăn giá sống khi mang thai. Bởi vì, trong giá đỗ sống có chứa vi khuẩn như Listeria, Salmonella và E. coli.

Nếu phụ nữ có thai ăn phải các thực phẩm chứa các loại vi khuẩn trên có thể dẫn đến các tình trạng rất nguy hiểm như sinh non, thai chết lưu, sảy thai, nhiễm trùng…

8. Bà bầu không nên ăn các loại rau sống

Rau sống là tên gọi chung cho những loại rau và lá ở dạng tươi sống được dùng kèm trong các món ăn khác nhau. Chẳng hạn như, rau muống, tía tô, kinh giới,… Vậy lý do gì bà bầu kiêng ăn rau sống?

Vì một số loại rau mầm hoặc rau sống được trồng và bón phân hữu cơ. Nếu bà bầu không rửa sạch sẽ dễ nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn. Ngoài ra, lượng thuốc trừ sâu trên rau nếu hấp thụ nhiều sẽ khiến mẹ bầu bị ngộ độc.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn rau lang được không? Không phải ai cũng biết!

Các loại rau tốt cho bà bầu là gì?

Bà bầu nên ăn rau gì để tốt cho hai mẹ con?

Sau khi đã tìm hiểu bà bầu nên kiêng ăn rau gì; bạn cũng cần nhớ các loại rau tốt cho bà bầu dưới đây nhé:

[inline_article id=313108]

Như vậy bạn đã biết bà bầu kiêng ăn rau gì rồi phải không? Bà bầu nên kiêng ăn các loại rau sống, rau ngót, rau mầm, giá đỗ, rau ngải cứu, măng tươi, đu đủ xanh,… Vì những loại rau củ này có chứa chất gây sảy thai hoặc sinh non.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu nên ăn rau gì tốt cho sự phát triển của thai nhi?

Vậy bà bầu nên ăn rau gì để tốt cho mẹ và con? Việc ăn uống trong thai kỳ cần phải được chọn lọc cẩn thận để không ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ. Các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết này để biết được những loại rau củ nên ăn trong thai kỳ nhé.

Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ

Muốn biết bà bầu nên ăn rau gì, mẹ thử điểm qua những dưỡng chất nào có thể lấy được từ rau củ và cần thiết cho thai kỳ nhé. Nhìn chung, trong cả thai kỳ, mẹ sẽ cần những dưỡng chất quan trọng nhất từ rau củ bao gồm:

  • Beta carotene: Cần thiết cho sự phát triển của các tế bào, các mô, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi.
  • Vitamin C: Giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể và là “chất xúc tác” để hình thành xương; răng khỏe mạnh.
  • Kali: Giúp điều hòa huyết áp.
  • Axit folic: Giúp ngăn ngừa dị tật ở ống thần kinh và giúp bé không bị nhẹ cân khi sinh
  • Chất xơ: Giúp tiêu hóa tốt thức ăn và giảm táo bón.
  • Canxi: rất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của thai nhi; củng cố sức khỏe xương khớp cho mẹ và giúp hình thành xương cho thai nhi.
  • Sắt: giúp làm tăng lượng máu cho cơ thể mẹ; cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi và bù lượng máu khi mẹ sinh em bé.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Cách bổ sung rau củ tốt cho bà bầu

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên thiết lập chế độ ăn bảy sắc cầu vồng; với đa dạng màu sắc của thực phẩm là tốt nhất. Ngoài ra, theo tổ chức y tế Thế Giới (WHO), mỗi người nên ăn tối thiểu 500g rau củ và trái cây mỗi ngày, tức khoảng 2,5 – 3 cốc rau quả. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch; đột quỵ; béo phì và tiểu đường.

Ngoài ra, thai phụ sẽ thường xuyên cảm thấy đói do thai nhi đang cần được cung cấp các chất dinh dưỡng để phát triển mỗi ngày. Vì thế, các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 5 phần/ngày để hạn chế cảm giác đói. Điều này cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa; tránh các vấn đề tiêu hóa khi mang thai hay gặp phải.

Rau là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt nhất. Vì thế, thai phụ nên tránh tiêu thụ các loại rau đóng hộp cũng như các vitamin tổng hợp. Trong trường hợp, mẹ bầu cần phải bổ sung những thực phẩm này thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dung. Ngoài ra, bầu cũng nên thường xuyên tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý để duy trì sức khỏe tốt.

[inline_article id=185164]

Bà bầu nên ăn rau gì?

Để đảm bảo an toàn trong chế độ dinh dưỡng mang thai, mẹ bầu hãy lưu ý danh sách bà bầu nên ăn rau gì dưới đây nhé:

1. Bầu nên ăn rau gì? Nhóm giàu vitamin C 

  • Súp lơ xanh và trắng
  • Chanh
  • Cà chua
  • Ớt chuông xanh, vàng và đỏ:
  • Bắp cải (loại có lá xanh thẫm tốt hơn loại lá trắng)
  • Đậu bắp
  • Hành củ

2. Bà bầu nên ăn rau gì? Nhóm kali phong phú

  • Củ cải đường
  • Khoai lang
  • Khoai tây
  • Măng
  • Nấm
  • Cải thìa
  • A-ti-sô
  • Xà lách xoong
  • Ngô ngọt
  • Cần tây
bầu nên ăn rau gì
Bà bầu nên ăn rau gì?

3. Bầu ăn rau gì tốt? Nhóm bổ sung axit folic

  • Súp lơ xanh
  • Măng tây
  • Cà rốt
  • Các loại bí đỏ
  • Các loại củ cải

4. Bà bầu nên ăn rau gì để bổ sung beta-carotene?

  • Cà rốt
  • Xà lách
  • Bí đỏ
  • Ớt chuông đỏ
  • Đậu Hà Lan
  • Súp lơ xanh
  • Khoai lang

[inline_article id=266323]

5. Bà bầu nên ăn rau gì để bổ sung canxi?

  • Cải bó xôi
  • Xà lách xoong
  • Khoai lang
  • Các loại đậu

6. Bầu ăn rau gì tốt để cung cấp chất xơ?

  • Rau cải
  • Giá đỗ
  • Các loại đậu
  • Súp lơ xanh
  • A-ti-sô
  • Hạt lanh
  • Bí xanh
  • Bí đỏ

7. Bà bầu nên ăn rau gì? Đừng qua các loại hạt

  • Đậu xanh giúp xương chắc khỏe và giảm mệt mỏi trong quá trình mang thai.
  • Các loại đậu khác như đậu phộng; đậu Hà Lan; đậu que; đậu đũa… Các thực phẩm này sẽ giúp bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu; giúp giảm nguy cơ bị dị tật thai nhi, giảm viêm nhiễm.

Trái cây cũng là rau củ tốt cho bà bầu

Bà bầu nên ăn rau gì và trái cây nào?

1. Lợi ích của trái cây với bà bầu

Bên cạnh vấn đề, bà bầu nên ăn rau gì thì trái cây cũng là một loại thực phẩm mẹ bầu không nên bỏ qua. Thường xuyên ăn trái cây giúp các mẹ bầu tăng cường hấp thụ vitamin và hạn chế thèm ăn đường. Những loại trái cây dưới đây sẽ giúp ích cho quá trình mang thai mẹ nên lưu ý nhé.

Chuối: Chứa nhiều vitamin C; vitamin B6; chất xơ và kali. Mẹ bầu ăn chuối sẽ giúp làm giảm buồn nôn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.

Quả mơ: Giàu vitamin A, C, E, sắt, canxi, kali, phốt pho, beta caroten và silicon. Thực phần này rất tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Xoài: Có nhiều vitamin A và C giúp tăng cường hệ miễn dịch và tránh các bệnh về đường hô hấp.

Cam: Dồi dào vitamin C, nước và folate. Ăn nhiều cam sẽ giúp mẹ bầu bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể; ngăn ngừa những tổn thương tế bào; hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.

Quả lựu: Nhiều canxi, vitamin K, sắt, folate, chất đạm và chất xơ. Ăn lựu sẽ giúp duy trì xương chắc khỏe và giảm nguy cơ tổn thương nhau thai.

Quả lê: Cung cấp nhiều chất xơ, folate và kali. Thực phẩm nàu sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón; kích thích tái tạo tế bào và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.

Táo: Vitamin A, C, chất xơ và kali giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng ở thai nhi.

2. Cách bổ sung trái cây khi mang thai

Khi mang thai, mẹ nên bổ sung trái cây tươi và rau quả theo nguyên tắc một cốc trái cây cắt nhỏ. Hoặc một miếng trái cây nếu có kích thước lớn hơn một quả bóng tennis.

Bên cạnh đó, mẹ nhớ luôn chọn mua những loại trái cây tươi, không bị hư hỏng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng an toàn trong thực phẩm. Hãy nhớ luôn mua những loại rau quả và trái cây ở siêu thị, cửa hàng hoặc chợ uy tín; tránh mua phải những thực phẩm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc.

Việc thường xuyên ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ cung cấp cho mẹ bầu các chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mỗi ngày. Ngoài ra, trái cây cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý trong thai kỳ.

[inline_article id=211400]

Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu

Khi đã có câu trả lời, bà bầu nên ăn rau gì thì mẹ cũng cần lưu ý những thực phẩm không nên ăn để bảo vệ thai nhi. Dưới đây là những lưu ý mẹ nên nhớ.

  • Cá chứa nhiều thủy ngân gồm cá kiếm, cá mập và cá cờ xanh.
  • Thịt chưa nấu chín có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm này cũng chứa nhiều vi khuẩn sẽ xâm nhập thông qua nhau thai và gây hại cho thai nhi.
  • Trứng sống có thể nhiễm khuẩn salmonella.
  • Thực phẩm chế biến sẵn có thể sẽ gây ra bệnh listeriosis (một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm).
  • Pate có thể bị nhiễm khuẩn listeria vì thế mẹ cũng nên tránh dùng các loại thực phẩm này.
  • Khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh quy và kẹo là những thực phẩm chứa calo rỗng. Lượng đường và chất béo cao trong thực phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Với những thông tin bà bầu nên ăn rau gì hy vọng các thai phụ có thể xây dựng được một thực đơn khoa học và hợp lý. Bên cạnh những loại rau quả nên ăn thì mẹ bầu cũng nhớ đến những thực phẩm không nên dùng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!