Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu có biết khi mang thai nên kiêng những gì?

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trở nên nhạy cảm, thậm chí có vẻ yếu đuối hơn hẳn. Không chỉ sức khỏe bản thân, bất cứ hành động nào của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. Cùng tìm hiểu khi mang thai nên kiêng những gì mẹ nhé!

Leo trèo, bê vác vật nặng

Khi mang thai nên kiêng những gì? Thực tế, hai việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, khi leo trèo hoặc bê vác vật nặng, mẹ bầu có nguy cơ bị trượt ngã cao hơn rất nhiều, bởi khả năng giữ thăng bằng kém.

Hơn nữa, khi bê vác vật nặng, bạn có thể vô tình gây áp lực quá mức lên bụng, có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung.

Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên hạn chế leo trèo lên cao hoặc làm việc nặng. Nếu cần, bạn đừng ngại nhờ anh xã, đồng nghiệp hoặc người xung quanh giúp một tay nhé.

Hạn chế gập người lên xuống

khi mang thai nên kiêng những gì
Khi mang thai nên kiêng những gì?

Tư thế cúi gập người nhặt đồ vật gì đó dễ gây ảnh hưởng đến cột sống. Hơn nữa, khi cúi người, máu dồn xuống đầu cũng có thể gây choáng váng, dẫn đến té ngã gây nguy hiểm cho thai nhi.

>>Xem thêm: Chớ coi thường ớn lạnh khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu

Kiêng bắt chéo chân hay gập gối

Thói quen ngồi bắt chéo chân sẽ làm hạn chế lưu thông máu, đồng thời gây nên tình trạng đau lưng, đau cổ nếu phải ngồi lâu.

Hơn nữa, khi chân này bắt lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và gây nên áp lực lên xương chậu, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thống xương và cơ ở phần cổ, lưng giữa và lưng dưới.

Để đảm bảo sức khỏe khi mang thai, bạn nên ngồi thẳng, chân khép, đặt vuông góc với mặt đất. Tốt nhất, nên phân đều lực lên hai chân và chú ý ngồi thẳng lưng.

Kiêng tiếp xúc với sơn

Khi mang thai nên kiêng những gì? Sơn có chứa độc tính. Độc tính của sơn phụ thuộc vào từng dung môi và hóa chất trong sơn.

Mặc dù người ta cho rằng sơn gia dụng có mức độ phơi sáng thấp. Tuy nhiên bạn cần tránh tiếp xúc với sơn, mùi của các loại sơn.

khi mang thai nên kiêng những gì
Mẹ bầu nên tránh làm những gì khi mang thai?

Kiêng đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột

Chuyển tư thế đột ngột có thể làm mẹ bầu bị choáng, dễ ngất xỉu. Tốt nhất, bạn nên vịn tay vào gối từ từ di chuyển đến phần trước ghế ngồi, duỗi thẳng hai chân, phân phối trọng lượng cơ thể đều trên cả hai chân, dùng tay hỗ trợ và nhẹ nhàng đứng lên. Hoặc khi bạn đang nằm và cần ngồi dậy, hãy nghiêng người sang một bên và chống tay dậy từ từ. 

>>Xem thêm: Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi đi vệ sinh?

Không đến các phòng tắm hơi hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng

Nhiều bà bầu sẽ thấy đau nhức khi mang thai, khi này thư giãn trong bồn nước nóng có vẻ lý tưởng. Nhưng đây là điều mẹ cần kiêng cữ khi mang thai đấy.

Bởi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh. Tốt hơn hết bạn cần duy trì tắm nước ấm với nhiệt độ vừa phải.

>>Xem thêm: Chuyện không thể xem nhẹ: Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Kiêng đứng quá lâu

Khi mang thai nên kiêng những gì? Đứng quá lâu gây cản trở lưu thông máu, gây sưng và khó chịu mắt cá nhân, bàn chân, thậm chí chân bị phù nề… Những tác động này ảnh hưởng không tốt cho thai phụ. Vì thế, nếu bắt buộc phải đứng lâu, bạn nên để một chân lên một chiếc ghế nhỏ, đổi tư thế với chân kia trong 5 – 10 phút nhé!

Kiêng mang giày cao gót

khi mang thai nên kiêng những gì
Nhiều hành động tưởng chừng vô hại, nhưng lại có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và em bé trong bụng

Mẹ bầu nên kiêng gì khi mang thai? Mang giày cao gót khiến trọng lượng tâp trung vào mũi chân, máu huyết lưu thông không tốt, dễ gây phù nề bàn chân.

Hơn nữa, mang giày cao gót khi mang thai dễ gây té ngã, ảnh hưởng tiêu cực đến em bé trong bụng mẹ. Tốt hơn hết, mẹ nên thay giày cao gót bằng giày bệt hoặc giày đế thấp, để cân bằng trọng lượng cơ thể và đi lại dễ dàng hơn.

Trong trường hợp quá mê mẩn, không thể từ bỏ giày cao gót, mẹ cũng lưu ý nên chọn giày đế xuồng, có chiều cao không quá 5 cm. Tránh đi giày cao gót là điều cần thiết kiêng cữ khi mang thai mẹ nên chú ý.

>>Xem thêm: Kiêng cữ khi mang thai và những sai lầm tai hại của mẹ bầu

Tránh hít phải khói thuốc lá

Nên kiêng gì khi mang thai 3 tháng đầu? Thuốc lá, khói thuốc là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé. Bởi có khoảng 4000 hóa chất gây hại trong khói thuốc và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé trong thai kỳ.

Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá có thể khiến thai phụ sảy thai, sinh non, bé bị thiếu cân hoặc thậm chí ảnh hưởng đến trí não của trẻ.

>>Xem thêm: Bầu có được sơn móng tay không? Hội mẹ mê nail xem ngay

Hạn chế leo cầu thang

Mẹ bầu nên kiêng gì khi mang thai? Leo cầu thang giúp bạn tăng cường khả năng vận động của các cơ vùng chậu, đùi và mông giúp mẹ sinh nở nhanh chóng hơn và thúc đẩy khả năng phục hồi sau sinh. Hơn nữa, vận động bằng cách leo cầu thang cũng giúp tăng cường chức năng tim mạch.

Lợi ích là thế, nhưng bà bầu không nên lạm dụng việc leo cầu thang. Bởi khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống cũng như tăng độ ma sát giữa các khớp, làm tình trạng đau lưng, nhức mỏi gối khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, lúc xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương sẽ tăng gấp 3 lần.

Lưu ý dành cho mẹ: Khi lên xuống cầu thang, bạn nên nắm chắc tay cầm, đồng thời tránh nghe điện thoại để giảm thiểu nguy cơ vấp ngã.

[video-embeb title=’8 việc nhà mẹ bầu nên nhường chồng để tránh hại sức khoẻ thai nhi ‘ description=” url=’https://youtube.com/embed/OM7y-pSZI0g”>’ ][/video-embeb]

Trên đây là những điều mẹ cần kiêng cữ khi mang thai và trả lời cho câu hỏi khi mang thai nên kiêng những gì. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

6 tư thế yoga này dễ khiến bà bầu sảy thai như chơi

tư thế yoga

Không ai có thể phủ nhận được lợi ích của yoga. Ngay cả khi mang thai, bà bầu vẫn có thể duy trì việc luyện tập các tư thế yoga phù hợp để nâng cao sức khỏe thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy, các bà bầu tập yoga trước khi sinh có tỷ lệ rối loạn tiền sản thấp hơn những người không tập. Ngoài ra, bà bầu cũng tránh được nguy cơ sinh con thiếu cân, mẹ bị đau và căng thẳng. 

Song nhiều tư thế yoga có thể gây nguy hiểm khiến bạn bị động thai hoặc sảy thai. Chẳng hạn như tư thế xoạc chân, tư thế bánh xe, tư thế rắn hổ mang… 

Dưới đây là tổng hợp các tư thế yoga nguy hiểm cho thai nhi bà bầu cần tránh: 

1. Tư thế yoga Revolved side angle pose (tư thế xoay người về 1 bên)

Khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai, bạn nên ngừng tập ngay động tác này.

Revolved side angle pose là tư thế yoga cơ bản, có độ vặn xoắn mạnh. Khi bạn luyện tập, lực tác động sâu vào vùng bụng nên dễ ảnh hưởng thai nhi. Nếu bạn tập gắng sức, có thể gây động thai hoặc sảy thai.

động tác yoga bà bầu không nên tập
Động tác yoga bà bầu không nên tập

Giải pháp thay thế:

Nếu vẫn muốn tập động tác này, bạn chỉ nên nghiêng người, quay mặt về phía trong của chân trụ trước. Bạn đặt cánh tay phải chống xuống đất. Tay còn lại giơ qua đầu, mắt nhìn theo tay. 

Cách tập này sẽ giúp giảm bớt lực tác động vào vùng bụng của bạn và không ảnh hưởng đến thai nhi.

động tác yoga bà bầu có thể tập
Động tác yoga bà bầu có thể tập

 2. Tư thế full wheel (tư thế bánh xe)

Thật ra, tư thế full wheel vẫn có thể luyện tập trong thai kỳ nếu bạn đã từng thực hiện nhuần nhuyễn trước đó. Song, đây không phải là động tác được khuyến khích cho mọi bà bầu.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái trong tư thế đó, hãy ngừng luyện tập.

tư thế full wheel
Tư thế full wheel có thể gây động thai

Giải pháp thay thế:

Nếu tập tư thế này bạn thấy không thoải mái, hãy thử đổi qua tư thế cây cầu.

Tư thế upward plank (tấm ván ngược) cũng là gợi ý tốt nếu lực cánh tay của bạn đủ khỏe để nâng trọng lượng cơ thể. Upward plank rất tốt cho tim, giúp bà bầu tránh mắc các bệnh về tim mạch.

tư thế yoga tốt cho bà bầu
Tư thế yoga này tốt cho bà bầu

3. Bow pow (tư thế cánh cung)

Sau tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên tránh tập các tư thế nằm úp mặt. Khi lực cơ thể dồn xuống vùng bụng sẽ gây chèn ép nội tạng và ảnh hưởng đến thai nhi.

tư thế cánh cung
Tư thế cánh cung không tốt cho bà bầu

Giải pháp thay thế:

Bạn có thể chọn động tác camel post (con lạc đà) để thay thế. Động tác này giúp bạn mở rộng lồng ngực nên rất tốt cho tim và phổi.

Tuy nhiên, khi tập, bạn nên đặt hai bàn tay dưới hông hoặc mông để hỗ trợ lưng thay vì nắm vào hai cổ chân như bình thường.

tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà tay đỡ lưng bà bầu có thể tập

4. Chaturanga to upward (cá sấu) – facing dog (chó úp mặt)

Đây là chuỗi tư thế yoga giảm mỡ bụng, mỡ vùng bắp tay và lưng trên rất hiệu quả. Khi tập, lực cơ thể dồn về cánh tay, lưng trên. Bạn buộc phải dùng cơ bụng để giữ cho sống lưng không bị võng, vì thế dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Mặt khác, động tác chaturanga to upward này nằm gần sát đất nên rất khó tập khi bạn mang thai từ tháng thứ năm trở đi.

Giải pháp thay thế: 

Bạn nên thay tư thế chuỗi động tác chaturanga to upward – facing dog bằng tư thế con mèo hoặc con bò. Khi tập động tác này, bạn nên bỏ qua phần gập sâu bụng dưới để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.tư thế con mèo

5. Tư thế forward fold (đứng gập trước)

Động tác khép hai chân, duỗi thẳng, lưng gập sâu chạm đùi thật sự khó tập khi bạn mang thai.tư thế forward fold

Giải pháp thay thế:

Để vùng bụng không bị tác động, bạn nên mở rộng hai chân và từ từ gập lưng cho đến khi nào cảm thấy khó chịu thì dừng lại. Bạn không nên cố gập sâu người vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.Forward Fold

6. Tư thế yoga twisted chair (cái ghế vặn)

Đây là động tác chiếc ghế, gối vuông góc với mặt sàn, hai tay chắp phía trước và vặn người sang một bên. Ở tư thế này, khi bạn vặn xoắn người sẽ tạo ra lực tác động vào vùng bụng, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

động tác twisted chair

Giải pháp thay thế:

Thay vì vặn người sang một bên thì bạn chỉ nên đặt tay sang một bên đùi, tay còn lại giơ lên cao, mắt nhìn theo tay. Tư thế này sẽ giải phóng lực ở vùng bụng và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

yoga twisted chair

Hầu hết những người đã tập yoga thì đều bị ghiền, nên ngay cả khi có bầu vẫn muốn duy trì. Tuy nhiên, nhiều tư thế yoga sẽ gây bất lợi cho thai kỳ và bạn nên chọn lọc để tập luyện. Nếu không chắc chắn động tác nào có thể gây hại cho thai nhi, tốt nhất bạn nên nhờ huấn luyện viên đưa ra một danh sách cần tránh để yên tâm luyện tập nhé.

Hanako