Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm sao để mở cổ tử cung nhanh cho bà bầu?

làm sao để mở cổ tử cung nhanhLàm sao để mở cổ tử cung nhanh? Phụ nữ chuẩn bị đến kỳ sinh đẻ rất quan tâm đến vấn đề này. Ngoài việc dùng các thực phẩm, thuốc thì các bài tập yoga cũng có thể hỗ trợ cho quá trình sinh thường suôn sẻ. 

Vượt cạn là một hành trình đầy may rủi. Ai cũng cầu mong mẹ tròn con vuông. Song không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, nhất là khi bạn sinh thường và có một vài vấn đề về cơ thể gây bất lợi cho quá trình chào đời của em bé. Cổ tử cung mở kém là một trường hợp như thế. 

Vì thế khi bạn có sự chuẩn bị tốt nhất sẽ giảm thiểu được nguy cơ rủi ro lúc vượt cạn. Làm sao để mở cổ tử cung nhanh? Các bà bầu có thể thực hành 4 bài tập yoga có lợi cho hành trình vượt cạn sau đây nhé. 

I. Vai trò của cổ tử cung với quá trình sinh đẻ

Cổ tử cung là một cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bộ phận này nằm trong khoang bụng ở vị trí giữa âm đạo và tử cung. 

Khi mang thai, cổ tử cung có vai trò bảo vệ thai nhi bằng cách đóng chặt suốt 9 tháng cho đến khi chuyển dạ.

Việc thực hiện các tư thế yoga phục hồi trước kỳ sinh nở sẽ hỗ trợ cổ tử cung mở giãn mở tự nhiên tốt hơn. 

Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ hoặc huấn luyện viên trước khi thực hiện các bài tập. 

II. Cách làm cổ tử cung mở nhanh bằng các bài tập yoga

1. Hỗ trợ tư thế ngả

Chuẩn bị: Huấn luyện viên hỗ trợ, 3 chiếc khăn, 1 gối bolster. 

Cách tập: 

+ Bạn ngồi tại một vị trí và đặt bolster ở phía sau lưng dưới sàn. 

+ Bạn bắt đầu ngả lưng ra sau, sao cho lưng hạ xuống bolster, còn đầu gối lên chiếc khăn đã cuộn gọn. Huấn luyện viên sẽ hỗ trợ bạn ở bước ngả người này. 

+ Tiếp theo, bạn đặt thêm hai chiếc khăn đã cuộn dưới mỗi cánh tay.

+ Bạn hãy tập trung vào hơi thở của mình và bắt đầu thư giãn trong 20 phút. làm sao để mở cổ tử cung nhanh

2. Tư thế nằm ngửa 

Chuẩn bị: 5 chiếc khăn, 1 bolster.

Cách tập:

+ Bạn hãy đặt lưng vào bolster.

+ Đặt một chiếc khăn cuộn dưới đầu, hai cánh tay và hai đầu gối.

+ Tập trung vào hơi thở và thả lỏng cơ thể để thư giãn hoàn toàn ở tư thế đó.

+ Bạn giữ tư thế trong tối đa 20 phút. làm sao để mở cổ tử cung nhanh

3. Tư thế nằm ngửa heroine 

Chuẩn bị: 1 huấn luyện viên, 3-4 chiếc khăn hoặc tập với bóng.

Cách tập:

+ Bạn giữ người ở tư thế quỳ, mông ngồi giữa hai gót chân. Bạn có thể lót khăn dưới mông để hỗ trợ.

+ Bạn bắt đầu thư giãn phần lưng trên bằng cách ngả ra sau, đặt xuống sàn với một hoặc hai chiếc khăn gấp dưới đầu. 

+ Đặt một chiếc khăn gấp dưới mỗi cánh tay và giữ nguyên tư thế trong tối đa năm phút. 

+ Nếu tập với bóng, bạn ngồi ở tư thế quỳ như trên, lưng tựa vào quả bóng rồi trượt ra xa cho đến khi nào bạn cảm thấy khó chịu thì dừng lại.làm sao để mở cổ tử cung nhanh

4. Tư thế nằm thư giãn 

Chuẩn bị: 3 chiếc gối.

Cách tập: 

+ Bạn nằm nghiêng sang bên phải. Đầu và cánh tay phải đặt lên chiếc gối hoặc gối đầu lên cánh tay phải. Chiếc gối còn lại, bạn đặt giữa hai đầu gối.

+ Bạn bắt đầu tập trung, thở và thư giãn. Giữ tư thế trong tối đa 20 phút, sau đó lặp lại động tác này với bên trái.

*Nếu cảm thấy thoải mái, bạn có thể không cần tập với sự hỗ trợ của gối.làm sao để mở cổ tử cung nhanh

III: Những lưu ý khi bà bầu tập yoga

+ Phụ nữ có nguy cơ chuyển dạ sớm không nên tập yoga trước khi sinh. 

+ Một số tư thế yoga có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ bà bầu cần tránh như: Tư thế con bọ cạp, tư thế con lạc đà, tư thế con cò, tư thế upward-facing dog. 

+ Không nên tập quá sức. 

+ Không nên tập các tư thế xoạc chân, gập bụng quá sâu hoặc uốn cong lưng. 

+ Không nên tập các tư thế đứng trên một chân. 

IV. Một số cách giúp cổ tử cung mở nhanh khác

Làm sao để mở cổ tử cung nhanh? Các bà bầu có thể bổ sung thêm những cách sau đây:

+ Thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ: Dứa, vừng đen, rau lang, nước lá tía tô.

+ Đi bộ mỗi tối.

+ Ngâm mình trong nước ấm.

+ Kích thích đầu vú. làm sao để mở cổ tử cung nhanh

Phương pháp sinh tự nhiên (sinh thường) vẫn được cho là tốt nhất đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và người mẹ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro khó lường, nhất là các vấn đề về cổ tử cung. Bộ phận này giống như một cánh cửa, nếu nó không chịu mở ra, hoặc mở không đủ lớn cũng gây khó khăn cho việc chào đời của em bé.

Làm sao để mở cổ tử cung nhanh? Các bà bầu hãy thử các bài tập ở trên để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình vượt cạn nhé.  

Hanako

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tư thế yoga cần tránh khi mang thai

Tư thế yoga cần tránh khi mang thai là những tư thế nào? Mẹ bầu mê yoga cần nắm rõ để giữ an toàn cho thai kỳ bởi vì không phải tư thế nào cũng phù hợp với phụ nữ mang thai đâu mẹ nhé.

Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt với của việc luyện tập khi mang thai: Cải thiện làn da, ngăn ngừa stress, đồng thời giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Quan trọng hơn cả, vận động khoa học trong thai kỳ sẽ hỗ trợ bạn “vượt cạn” dễ dàng hơn.

Hiệp hội mang thai và Học việc sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến khích mẹ bầu nên dành 30 phút tập luyện khoảng 3-5 ngày trong tuần để duy trì sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Tuy nhiên có nhiều tư thế yoga có thể khiến bạn bị sảy thai. Vì thế 5 tư thế yoga nên tránh khi mang thai sau. Vì thế các tư thế yoga cần tránh khi mang thai sau nhất định bà bầu phải tránh nhé.

1. Tư thế vũ công (natarajasana)

Đây là bài tập cân bằng, yêu cầu bạn phải đứng thăng bằng với một chân. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể dồn vào bụng khiến bạn rất khó để lấy thăng bằng. Vì vậy, tư thế vũ công dễ dàng làm bạn ngã, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, bà bầu nên tránh động tác natarajasana và cá tư thế yêu cần bạn phải đứng bằng một chân nhé.

tư thế yoga cần tránh khi mang thai
Tư thế yoga vũ công cần tránh khi mang thai

2. Tư thế trồng cây chuối

Dù thực hiện bằng đầu hay hai tay, động tác này tuyệt đối cấm kỵ với mẹ bầu. Tư thế trồng cây chuối yêu cầu bạn phải lộn ngược cơ thể, từ đó giảm lượng ôxy nạp vào, có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thai nhi.

Tư thế yoga cần tránh khi mang thai
Tư thế yoga trồng cây chuối cần tránh khi mang thai

3. Động tác thở bụng (uddiyana bandha)

Bài tập thở hết sức quan trọng với phụ nữ khi mang thai, nó giúp bạn hít thở dễ dàng hơn đặc biệt trong khoảng thời gian sinh nở. Tuy nhiên, với bài tập thở bụng, bà bầu không nên tập luyện. Uddiyana Bhanda yêu cầu bạn phải giữ hơi thở trong vài phút, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn của thai nhi.

4. Tư thế yoga cần tránh khi mang thai – Tư thế con lạc đà (ustrasana) 

Đây là tư thế yoga cần tránh khi mang thai vì động tác này đòi hỏi người tập phải căng cơ bụng một cách tối đa. Nếu bạn luyện tập khi mang thai, nguy cơ cơ bụng bị rách, đứt hay tổn thương ở những tháng cuối của thai kỳ là rất cao. Nhớ tránh mẹ bầu nhé!

Tư thế yoga cần tránh khi mang thai
Tư thế con lạc đà cần tránh khi mang thai

5. Tư thế rắn hổ mang (cobra Pose)

Tư thế này tác động nhiều tới vùng bụng, cơ bụng bị kéo căng ra dễ làm ảnh hưởng đến thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt cuối cùng.

Tư thế yoga cần tránh khi mang thai
Tư thế yoga rắn hổ mang cần tránh khi mang thai

6. Plank Cross

Động tác này đòi hỏi bạn phải xoắn cơ bụng lại nên dễ gây áp lực lên thai nhi. Khi mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu tuyệt đối không được tập động tác này nhé

Tư thế yoga cần tránh khi mang thai  

7. Locust Pose

Đây là tư thế tập cơ lưng và trọng lượng cơ thể lại dồn hoàn toàn xuống bụng vì bụng là điểm duy nhất chạm đất. Điều này sẽ gây chèn ép thai nhi nên không tốt cho thai kỳ.

Tư thế yoga cần tránh khi mang thai


8. Plow Pose

Nằm ngửa bằng nửa thân trên, gập hai chân về phía đầu, mông hướng trần. Tư thế này khiến bụng bị gập lại không tốt cho thai nhi.Tư thế yoga cần tránh khi mang thai

9. Boat Pose

Đây là tư thế tập cơ bụng săn chắc nên toàn bộ lực sẽ dồn vào vùng bụng gây chèn ép thai nhi. Điều này không tốt cho thai kỳ nhất là ở tam cá nguyệt cuối.tư thế yoga cần tránh khi mang thai

Mặc dù yoga cho bà bầu là rất tốt thế nhưng các tư thế yoga cần tránh khi mang thai thì nhất định mẹ bầu không nên tập nhé, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Bởi vì khi các bộ phận trên cơ thể bị giãn mở quá mức có thể dẫn đến động thai hoặc sảy thai rất nguy hiểm.

MarryBaby