Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Hình ảnh: Hướng dẫn 10 bài tập yoga cho bà bầu để mẹ con cùng khỏe

MarryBaby mời các mẹ cùng tham khảo 10 bài tập yoga cho bà bầu với sự hướng dẫn của huấn luận viên (HLV) yoga Quân Như.

7 tác dụng nổi bật khi thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh 7 tác dụng nổi bật khi tập yoga cho bà bầu, bao gồm:

  • Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
  • Cải thiện trạng thái cân bằng
  • Cải thiện quá trình lưu thông máu
  • Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng
  • Tăng sự kết nối cơ thể giữ mẹ bầu và thai nhi
  • Giảm đau nhức ở lưng, hông, cổ và vai
  • Tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai.

Ghi nhận từ thực tế sinh động, MarryBaby nhận được chia sẻ của hai phụ nữ đã từng theo đổi bộ môn yoga cho bà bầu. Các chị nói: 

“Những động tác và những giây phút thiền, hít thở có ý thức khi tập yoga giúp tôi cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, thư giãn trong suốt thai kỳ. Tôi cũng cảm nhận rõ ràng hơn sự kết nối giữa mình với bé con khi con lớn dần trong bụng. Đó là sự kết nối rất đẹp và thiêng liêng” – Chị Quỳnh Bôi

“Mẹ bầu có thể theo đuổi bất kỳ loại hình vận động nào mình yêu thích, miễn là nó phù hợp với sức khỏe và thể trạng. Song với tôi, yoga bầu thật tuyệt vì nó đem đến cảm giác thoải mái khi di chuyển suốt thai kỳ. Lúc tập, tôi cũng chỉ cần đến một chiếc thảm, một chiếc gối, một căn phòng và một chút ánh sáng dịu nhẹ là đã có thể cùng bé con trải nghiệm những giây phút thư giãn tuyệt đối” – mẹ bầu Cherry.

Hướng dẫn 10 bài tập yoga cho bà bầu

Dưới đây, huấn luận viên Quân Như sẽ hướng dẫn các mẹ thực hành các bài tập yoga cho bà bầu ở từng tam cá nguyệt. 

Chuỗi bài tập khởi động: Phù hợp cho các mẹ bầu ở cả 3 tam cá nguyệt.

1. Nhịp cánh bướm kết hợp động tác nghiêng lườn

Mẹ bầu hít thở tự nhiên, kéo giãn phần lưng trên. Nhịp khởi động này cũng khuyến khích cho mẹ bầu ở cả 3 giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu 3 tháng cuối khi thực hiện bài tập khởi động này có thể lót gạch tập hoặc vật mềm dưới mông để tăng sự thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, 2 lòng  bàn chân úp vào nhau, 2 tay nắm lòng bàn chân. Ngực mở, vai hạ thấp mở rộng cuộn ra phía sau.
  • Nhịp 2 gối lên xuống nhẹ nhàng và liên tục kết hợp hít thở tự nhiên trong vòng 3-5 phút. Thực hiện 20 lần trở lên.

Bài tập yoga cho bà bầu

  • Hít vào vươn 2 tay lên cao, thở ra hạ tay phải ngang hông phải, nghiêng lườn sang phải kéo duỗi lườn từ ngực lên cánh tay. Tương tự, hít vào lại vươn 2 tay lên cao và thở ra nghiêng lườn sang trái. Lưu ý là làm hết sức chậm rãi, tránh bị khó chịu dạ con.
  • Lặp lại từ 6-7 lần và giữ lâu một bên lườn từ 2-3 hơi thở, sau đó thoát thế chống hai tay ở phía sau, duỗi hai chân về phía trước và lắc nhẹ.

Bài tập yoga cho bà bầu

2. Nhịp cánh bướm kết hợp động tác con mèo, con bò 

Bài tập giúp tăng sức mạnh cho cơ lõi, lưng-hông-đùi, làm mềm mại các khớp cơ, dây chằng, tăng sự dẻo dai cho cơ thể.

Cách thực hiện

tập yoga cho bà bầu

  • Ở vị  trí nhịp cánh bướm, di chuyển hai lòng bàn chân xa về trước tạo thành hình thoi.
  • Hít vào: Đặt 2 tay lên 2 gối, nhấn nhẹ đầu gối hướng xuống sàn, chồm người, đẩy hông về trước, mở vai, mở ngực ngửa cổ, mắt nhìn lên.
  • Thở ra: Đẩy hông ra sau, cuộn lưng, gập cổ, mắt nhìn về ngực.
  • Lặp lại động tác từ 6-7 lần.

Bài tập yoga cho bà bầu

Tiếp tục hít vào, vươn 2 tay lên cao, thở ra gập người về trước và hạ hai tay xuống sàn, đi bộ hai tay về trước trong khả năng có thể và giữ 4-5 hơi thở.

Tiếp tục hít vào vươn 2 tay lên cao, thở ra để 2 tay đặt phía sau lưng, nâng hông lên theo khả năng bằng lực đùi, cánh tay, giữ 2-3 hơi thở và thở ra hạ hông nhẹ nhàng xuống sàn.

>>> Có thể xem thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

3. Nghiêng lườn kết hợp kéo giãn chân

Cách thực hiện

Bài tập yoga cho bà bầu

  • Bắt đầu tư thế bằng một chân co và một chân duỗi sang ngang (không nhất thiết là phải duỗi ngang hông, vừa đủ để mông và chân duỗi áp sàn), cổ chân gập, mũi chân hướng lên trên.
  • Hít vào vươn 2 tay lên cao, thở ra hạ tay cùng chiều lên chân duỗi và hướng tới nắm mũi chân, nghiêng lườn. Các mẹ 3 tháng cuối có thể đặt tay ra sau đầu để giảm độ căng cho lườn bụng, tránh tập quá căng.
  • Lặp lại cho bên còn lại.
  • Thực hiện động tác 4-5 lần mỗi bên.

4. Chuỗi tư thế con mèo, con bò kết hợp kéo giãn cổ chân

Bài tập yoga cho bà bầu này giúp giảm đau lưng, tăng tuần hoàn máu, giúp cột sống chắc khỏe, giảm chuột rút.

Cách thực hiện: 

yoga cho bà bầu 3 tháng đầu

Bắt đầu bằng tư thế quỳ gối, chống tay. Bàn tay xoè rộng nằm dưới vai, đầu gối nằm dưới hông chậu, giữ lưng, cổ trung lập. Nếu các mẹ cảm thấy đau gối thì có thể lót vật mềm mỏng dưới gối.

bài tập yoga cho bà bầu

Duỗi chân phải ra sau, mũi chân chạm sàn.Hít vào võng lưng, ưỡn ngực và ngửa cổ, dùng mũi chân đẩy nhẹ người chồm về trước. Hãy tập hết sức chậm rãi theo hơi thở.

bài tập yoga cho bà bầu

Thở ra cuộn tròn lưng, cổ, nhấn tay đẩy cao, mắt nhìn về rốn

(lưu ý không siết bụng dưới). Dùng lực tay đẩy ngược người lùi về sau để kéo giãn thêm bắp chân.

Lặp lại 6-7 lần liên tục và lần cuối giữ mỗi động tác vài giây.

Chuỗi bài tập sau khi khởi động cho mẹ bầu ở cả 3 tam cá nguyệt

5. Tư thế mèo, bò kết hợp tấn thấp và squat ngồi

Tư thế này cũng là bài tập yoga dành cho bà bầu 3 tháng cuối được nhiều chuyên gia khuyến khích. Nó giúp em bé đang quay đầu lọt vào lỗ hỏm khung chậu để mẹ dễ dàng sinh thường. Lưu ý khi tập, các mẹ cần đảm bảo khung chậu luôn thấp hơn gối nhé.

Cách thực hiện:

Bài tập yoga cho bà bầu

Bắt đầu bằng tư thế quỳ gối, chống tay. Bàn tay xoè rộng nằm dưới vai, đầu gối nằm dưới hông chậu, giữ lưng, cổ trung lập. Hít vào bước chân phải ra ngoài bàn tay phải (xoay mũi chân hướng ra ngoài, đồng thời hướng gối xoay cùng mũi chân), mở ngực, hạ thấp hông, mắt nhìn về trước.

Thở ra bước chân trái ra ngoài bàn tay trái, 2 tay chấp về ngực. Dùng 2 khuỷu tay mở rộng 2 gối sang 2 bên.

Hít vào bước chân phải ra phía sau mắt nhìn về trước. Thở ra trở về tư thế ban đầu.

6. Bài tập yoga cho bà bầu với tư thế đứng

Tư thế đứng tập trung vào việc hít thở, siết cơ đáy sàn chậu. Đây là tư thế đơn giản nhưng rất quan trọng vì nó giúp nâng đỡ em bé và giúp các mẹ dễ sinh thường hơn. 

Cơ đáy sàn chậu là một khối cơ kéo dài từ xương cụt đến xương mu phía trước tạo thành một sàn phẳng giữa 2 chân có nhiệm vụ nâng đỡ tử cung, bàng quang và ruột.

Cách thực hiện:

Đứng thẳng, chân tách rộng bằng hông, 2 tay xuôi theo thân, lòng bàn tay mở ra ngoài.

Hít vào vươn 2 cánh tay lên trời đồng thời hãy siết cơ đáy sàn chậu lại (đóng âm đạo và rút lên) theo hơi hít vào. Hãy tưởng tượng bạn đang kéo duỗi các đốt sống lưng để đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời nhìn theo bàn tay để kéo giãn thêm phần cơ cổ.

Thở ra hạ cánh tay xuống trở lại vị trí ban đầu và gập nhẹ cổ, mắt nhìn xuống sàn, thả lỏng toàn thân và cơ đáy sàn chậu.

Lặp lại động tác từ 6-7 lần.

7. Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa với tư thế chiến binh 2

Tư thế này thích hợp với các mẹ bầu từ tháng thứ 5 trở đi. Lưu ý, các mẹ bị giãn tĩnh mạch không nên tấn lâu trong lúc tập.

Cách thực hiện:

Đầu tiên mở rộng hai chân sang ngang, tuỳ vào độ khỏe của chân mà mẹ bầu mở rộng hay hẹp, 2 lòng bàn chân song song với nhau.

Sau đó mũi chân phải xoay sang phải để mở rộng hông phải, 2 cánh tay vươn sang ngang, lòng bàn tay úp. Mắt nhìn theo bàn tay phải.

Giữ tư thế 2-3 hơi thở và đổi bên cho chân còn lại.

8. Tư thế cái cây (không phù hợp với mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch)

Bài tập yoga cho bà bầu

Tư thế này giúp mẹ bầu cân bằng được thể chất, tinh thần, tăng khả năng tập trung và làm săn chắc cơ đùi. 

Lưu ý, bạn hãy thực hiện tư thế này sau khi đã tập các động tác bên trên để đảm bảo độ an toàn. Bạn cũng có thể giữ tay vào một vật có định như lan can, tường hoặc bàn ghế. 

Cách thực hiện: 

Ở tư thế đứng gần tường hoặc dựa vào tường, các mẹ trụ trên một chân và dùng tay đặt lòng bàn chân còn lại vào đùi trong chân trụ. Tuỳ thuộc vào khả năng thăng bằng mà mẹ bầu đặt cao hay thấp để giữ vững độ ổn định.

Hướng ánh nhìn về phía trước ngang tầm với mắt và tập trung về một điểm.

Tay sang ngang, chắp trước ngực hay phía trên đầu tuỳ thuộc vào khả năng, giữ tư thế trong 4-5 hơi thở và sau đó đổi bên và lặp lại các động tác tương tự.

9. Bài tập yoga cho bà bầu với tư thế cái cầu

Tư thế này giúp mẹ bầu tăng sức mạnh cho khung chậu, cơ đùi và phần cơ lõi. Mẹ bầu 3 tháng cuối có thể bỏ qua nếu thấy không thoải mái khi tập. 

Cách thực hiện:

Nằm ngửa trên sàn, co gối , bàn chân tách rộng bằng vai, mũi chân hướng xoay theo khớp gối, bàn tay úp đặt xuôi theo thân.

Hít vào đạp chân xuống sàn, siết mông nâng hông lên vừa đủ theo hơi thở.

Thở ra, hạ hông chạm sàn và lặp lại động tác từ 3-5 lần.

10. Tư thế nghỉ

Các bài tập hít thở sâu cùng với việc phối hợp các chuỗi động tác phía trên sẽ làm cho mẹ bầu thư giãn tốt nhất ở động tác này. 

Với bài tập yoga cho bà bầu ở tư thế này, bạn hãy thật sự thả lỏng, hít thở không khí trong lành, lắng nghe một bản nhạc mà bạn thật sự yêu thích, tìm những giây phút bình yên bên bé yêu vì tâm lý mẹ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tính cách, tâm trạng của em bé trong bụng, hãy chăm sóc tinh thần của bạn thật tốt nhé!

Cách thực hiện:

Từ tư thế cái cầu, mẹ bầu sử dụng gối đặt phía dưới lưng, tay có thể đặt nhẹ lên bụng để kết nối với em bé, hãy giữ trái tim cao hơn chậu để đem được nhiều dưỡng khí hơn cho em bé của bạn.

Thư giãn hít thở tự nhiên, có thể nghe nhạc nhẹ và chìm sâu vào sự thoải mái này.

>>> Có thể xem thêm: Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối dễ sinh mẹ nên thực hành

Chuyên gia giải đáp 4 thắc mắc thường gặp khi tập yoga cho bà bầu 

1. Tôi đã tập yoga được một thời gian, tôi có thể tiếp tục tham gia các lớp học bình thường của mình không hay nên chuyển sang tập yoga cho bà bầu vì tôi vừa mang thai?

HLV Quân Như: Bạn nên chuyển qua lớp yoga bầu thì sẽ phù hợp hơn. Mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những động tác mẹ bầu không nên tập hoặc hạn chế thực hiện. Ngoài ra các bài tập yoga cho bà bầu chuyên biệt sẽ giúp bạn vượt cạn thuận lợi hơn, HLV có chuyên môn giúp bạn an tâm hơn cho sức khỏe của bạn và em bé.

2. Tôi có thể tập yoga cho bà bầu vào thời điểm nào kể từ khi mới mang thai?

HLV Quân Như: Tùy vào thể trạng của người mẹ và khuyến nghị của bác sĩ để mẹ bầu quyết định thời điểm tập luyện phù hợp với mình. Tuy nhiên,nhưng thời điểm tốt nhất cho các mẹ có thể trạng bình thường là bắt đầu từ tuần thứ 12 trở đi vì lúc này thai nhi đã bám tốt vào thành tử cung và các mẹ cũng đã dịu đi sự khó chịu của thai kỳ. Các mẹ cũng có thể tập sớm hơn nhưng cần hết sức cẩn trọng, phải có sự đồng ý của bác sĩ thêm vào đó là một HLV chuyên nghiệp để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

3. Thai nhi hưởng được những lợi ích gì khi mẹ bầu tập yoga?

HLV Quân Như: Nếu mẹ thực hành các bài tập yoga cho bà bầu đúng kỹ thuật, thai nhi sẽ nhận được nhiều dưỡng khí qua nhau thai khi mẹ tập hít thở. Điều này giúp em bé khỏe mạnh, thông minh và lanh lợi hơn, quá trình hấp thụ dưỡng chất diễn ra tốt hơn. Đồng thời, việc chăm sóc tinh thần bằng cách ngồi hay nằm thiền trong quá trình tập làm tăng sự kết nối thiêng liêng giữa mẹ và bé. 

4. Những tư thế yoga lộn ngược có an toàn cho thai kỳ không? 

HLV Quân Như: Nếu chưa bao giờ thực hiện các tư thế đảo ngược trước đó thì mẹ bầu không nên thực hành các tư thế yoga lộn ngược. Việc gắng sức và mất thăng bằng do trọng lượng thai nhi lớn sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bạn đã thấy thoải mái khi thực hiện động tác đảo ngược rồi thì bạn có thể thực hiện chúng nhưng hết sức cẩn thận và nên có HLV theo kèm.

5. Những lưu ý khi thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu

Theo HLV Yoga Quân Như, khi thực hiện các bài tập yoga tại nhà, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Thực hiện động tác nhẹ nhàng, không gắng sức, không tập các động tác gây áp lực vùng bụng,vặn xoắn nhiều hoặc kéo căng quá mức, luôn luôn lắng nghe cơ thể. 
  • Chú trọng vào hơi thở chủ động và luôn giữ thái độ vui vẻ, hạnh phúc, chăm sóc tinh thần là điều cần thiết nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Những trải nghiệm trong thai kỳ chắc chắn là một phần ký ức khó quên của mỗi người phụ nữ. MarryBaby hy vọng những thông tin về các bài tập yoga cho bà bầu vừa rồi sẽ giúp các mẹ bầu luôn vui vẻ, khỏe mạnh để sẵn sàng chào đón con yêu!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm sao để mở cổ tử cung nhanh cho bà bầu?

làm sao để mở cổ tử cung nhanhLàm sao để mở cổ tử cung nhanh? Phụ nữ chuẩn bị đến kỳ sinh đẻ rất quan tâm đến vấn đề này. Ngoài việc dùng các thực phẩm, thuốc thì các bài tập yoga cũng có thể hỗ trợ cho quá trình sinh thường suôn sẻ. 

Vượt cạn là một hành trình đầy may rủi. Ai cũng cầu mong mẹ tròn con vuông. Song không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, nhất là khi bạn sinh thường và có một vài vấn đề về cơ thể gây bất lợi cho quá trình chào đời của em bé. Cổ tử cung mở kém là một trường hợp như thế. 

Vì thế khi bạn có sự chuẩn bị tốt nhất sẽ giảm thiểu được nguy cơ rủi ro lúc vượt cạn. Làm sao để mở cổ tử cung nhanh? Các bà bầu có thể thực hành 4 bài tập yoga có lợi cho hành trình vượt cạn sau đây nhé. 

I. Vai trò của cổ tử cung với quá trình sinh đẻ

Cổ tử cung là một cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bộ phận này nằm trong khoang bụng ở vị trí giữa âm đạo và tử cung. 

Khi mang thai, cổ tử cung có vai trò bảo vệ thai nhi bằng cách đóng chặt suốt 9 tháng cho đến khi chuyển dạ.

Việc thực hiện các tư thế yoga phục hồi trước kỳ sinh nở sẽ hỗ trợ cổ tử cung mở giãn mở tự nhiên tốt hơn. 

Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ hoặc huấn luyện viên trước khi thực hiện các bài tập. 

II. Cách làm cổ tử cung mở nhanh bằng các bài tập yoga

1. Hỗ trợ tư thế ngả

Chuẩn bị: Huấn luyện viên hỗ trợ, 3 chiếc khăn, 1 gối bolster. 

Cách tập: 

+ Bạn ngồi tại một vị trí và đặt bolster ở phía sau lưng dưới sàn. 

+ Bạn bắt đầu ngả lưng ra sau, sao cho lưng hạ xuống bolster, còn đầu gối lên chiếc khăn đã cuộn gọn. Huấn luyện viên sẽ hỗ trợ bạn ở bước ngả người này. 

+ Tiếp theo, bạn đặt thêm hai chiếc khăn đã cuộn dưới mỗi cánh tay.

+ Bạn hãy tập trung vào hơi thở của mình và bắt đầu thư giãn trong 20 phút. làm sao để mở cổ tử cung nhanh

2. Tư thế nằm ngửa 

Chuẩn bị: 5 chiếc khăn, 1 bolster.

Cách tập:

+ Bạn hãy đặt lưng vào bolster.

+ Đặt một chiếc khăn cuộn dưới đầu, hai cánh tay và hai đầu gối.

+ Tập trung vào hơi thở và thả lỏng cơ thể để thư giãn hoàn toàn ở tư thế đó.

+ Bạn giữ tư thế trong tối đa 20 phút. làm sao để mở cổ tử cung nhanh

3. Tư thế nằm ngửa heroine 

Chuẩn bị: 1 huấn luyện viên, 3-4 chiếc khăn hoặc tập với bóng.

Cách tập:

+ Bạn giữ người ở tư thế quỳ, mông ngồi giữa hai gót chân. Bạn có thể lót khăn dưới mông để hỗ trợ.

+ Bạn bắt đầu thư giãn phần lưng trên bằng cách ngả ra sau, đặt xuống sàn với một hoặc hai chiếc khăn gấp dưới đầu. 

+ Đặt một chiếc khăn gấp dưới mỗi cánh tay và giữ nguyên tư thế trong tối đa năm phút. 

+ Nếu tập với bóng, bạn ngồi ở tư thế quỳ như trên, lưng tựa vào quả bóng rồi trượt ra xa cho đến khi nào bạn cảm thấy khó chịu thì dừng lại.làm sao để mở cổ tử cung nhanh

4. Tư thế nằm thư giãn 

Chuẩn bị: 3 chiếc gối.

Cách tập: 

+ Bạn nằm nghiêng sang bên phải. Đầu và cánh tay phải đặt lên chiếc gối hoặc gối đầu lên cánh tay phải. Chiếc gối còn lại, bạn đặt giữa hai đầu gối.

+ Bạn bắt đầu tập trung, thở và thư giãn. Giữ tư thế trong tối đa 20 phút, sau đó lặp lại động tác này với bên trái.

*Nếu cảm thấy thoải mái, bạn có thể không cần tập với sự hỗ trợ của gối.làm sao để mở cổ tử cung nhanh

III: Những lưu ý khi bà bầu tập yoga

+ Phụ nữ có nguy cơ chuyển dạ sớm không nên tập yoga trước khi sinh. 

+ Một số tư thế yoga có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ bà bầu cần tránh như: Tư thế con bọ cạp, tư thế con lạc đà, tư thế con cò, tư thế upward-facing dog. 

+ Không nên tập quá sức. 

+ Không nên tập các tư thế xoạc chân, gập bụng quá sâu hoặc uốn cong lưng. 

+ Không nên tập các tư thế đứng trên một chân. 

IV. Một số cách giúp cổ tử cung mở nhanh khác

Làm sao để mở cổ tử cung nhanh? Các bà bầu có thể bổ sung thêm những cách sau đây:

+ Thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ: Dứa, vừng đen, rau lang, nước lá tía tô.

+ Đi bộ mỗi tối.

+ Ngâm mình trong nước ấm.

+ Kích thích đầu vú. làm sao để mở cổ tử cung nhanh

Phương pháp sinh tự nhiên (sinh thường) vẫn được cho là tốt nhất đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và người mẹ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro khó lường, nhất là các vấn đề về cổ tử cung. Bộ phận này giống như một cánh cửa, nếu nó không chịu mở ra, hoặc mở không đủ lớn cũng gây khó khăn cho việc chào đời của em bé.

Làm sao để mở cổ tử cung nhanh? Các bà bầu hãy thử các bài tập ở trên để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình vượt cạn nhé.  

Hanako

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối dễ sinh mẹ nên thực hành

Quan trọng hơn, các bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh còn giúp nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể và cải thiện một số yếu tố giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng.

Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh

1. Tư thế thiền hoa sen

Ngồi xếp chân theo tư thế nửa hoa sen (lòng bàn chân phải ngửa trên bụng chân trái) trên một tấm nệm. Mẹ bầu cố gắng giữ cho lưng thẳng, ngay ngắn để cột sống duỗi hẳn ra, hai bàn tay ôm bụng để giúp cho việc thở có kết quả. 

Nhắm mắt lại, hít vào thở ra đều đặn. Tập thở đúng bằng cách hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Chú ý lấy hơi bằng ngực để tránh tạo áp lực cho vùng bụng. 

2. Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh: Tư thế ngồi xoay người

Tư thế này tăng cường độ dẻo dai của cột sống, giảm bớt sự căng cứng ở cổ và vai, đồng thời co giãn các cơ bắp ở vùng hô hấp.

Chân trái co, chân phải duỗi sang ngang, bàn tay trái chống ra sau, tay phải ở trước. Xoay đầu nhìn sang trái, kéo giãn người và thư giãn. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 3-5 nhịp thở, sau đó quay mặt về trước về trở về tư thế bắt đầu. Đổi bên, lặp lại tư thế. Đây là bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối rất tốt.

3. Tư thế con mèo

Tư thế con mèo giúp căng thân trên, lưng và cổ, đồng thời massage nhẹ cho cột sống và các cơ quan ở khoang bụng.

Ngồi ở tư thế quỳ, đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay song song với nhau, khoảnh cách rộng bằng vai. Hai cánh tay và chân song song với nhau, vuông góc với sàn. Mắt nhìn xuống sàn. Hít sâu, giữ toàn thân thẳng, thở ra đẩy cao lưng, cột sống lên cao. Lặp đi lặp lại.tư thế con mèo

4. Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh: Tư thế quỳ nghiêng người

Động tác này giúp khởi động khung xương chậu, củng cố sự dẻo dai của các cơ lưng dưới, mông và bụng.

Ở tư thế quỳ, nghiêng người sang trái, tay trái đặt lên bụng, tay phải giơ cao ngả theo người. Giữ trong vòng vài hơi thở, trở về vị trí bắt đầu, sau đó đổi bên. Lặp lại nhiều lần.

5. Tư thế chiến binh

Giúp căng cơ hông, đùi trong, ngực, củng cố cơ 4 đầu, vùng bụng và vai.

Từ tư thế đứng, bước chân sang bên phải khoảng 10cm, xoay ngang bàn chân. Chân bên trái xoay đi khoảng 30º. Nâng hai tay lên ngang bằng vai, song song với mặt sàn, lòng bàn tay úp xuống. Chân phải gập lại vuông góc với mặt sàn. Giữ tư thế trong khoảng 5 nhịp thở. Sau đó, duỗi thẳng chân phải ra rồi lặp lại động tác với chân trái.

6. Tư thế tam giác

Tư thế tam giác giúp cải thiện thần kinh cột sống và các cơ quan vùng bụng như tiêu hóa và bài tiết, tăng cường độ mềm dẻo của hông, cột sống và các chi dưới, kích thích tuần hoàn máu.

bài tập yoga cho bà bầu
Tư thế tam giác rất tốt cho sự dẻo dai ở cơ hông

Ðứng thẳng, hai chân dạng ra thoải mái tạo thành góc 45 độ. Hít vào, nghiêng người qua bên trái đồng thời đưa tay phải giơ cao theo hướng thẳng đứng. Tay trái duỗi thẳng, đặt lên chân hoặc vuông góc với sàn nếu có thể. Thở ra, hít vào, trở về thế đứng thẳng. Làm ngược lại về phía phải.

7. Tư thế cái cây

Giữ thăng bằng toàn bộ cơ thể, giảm phù nề đôi chân, căng hông, đùi trong, củng cố chân, cột sống, vùng bụng.

Đứng hai chân chụm vào nhau, hai bàn tai đặt lên hông. Dồn trọng kượng cơ thể lên chân trái, chân phải gập cong lại, bàn chân phải đặt lên phần đùi trong của chân trái (bạn có thể bắt đầu từ những điểm thấp hơn như mắt cá chân và nâng cao dần lên nếu chưa quen tập).

Lòng bàn tay úp vào nhau, đặt phía trước ngực ở tư thế cầu nguyện. Giữ tư thế trong 1 phút cho mỗi bên chân. Đối với những người đã tập nhiều, có thể nâng 2 tay lên trên đầu và vẫn giữ hai tay úp vào nhau.

8. Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh: Tư thế ngồi xổm

Động tác này giúp căng lưng dưới, bẹn, hông và mắt cá chân, từ đó ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón hoặc chuột rút thai kỳ.

Hai chân giang rộng hơn vai. Hai tay úp vào nhau đặt trước ngực ở tư thế cầu nguyện. Ngón chân hơi xoay ngang ra. Trùng đầu gối thật sâu, ngồi xổm trên 2 chân. Hai tay vẫn úp vào nhau, ép khuỷu tay vào trong đầu gối, mở rộng hông ra hơn. Giữ cột sống thẳng, ngực căng ra. Giữ tư thế trong ít nhất 1 phút.

9. Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh: Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu giúp căng phần cơ thể phía trước, củng cố gân khoeo và cơ mông, đồng thời còn hỗ trợ mở căng lồng ngực, duy trì hơi thở sâu, tái tạo năng lượng cho cơ thể.

Nằm ngửa, gập gối và lòng bàn chân đặt trên sàn. Ngón chân quay thẳng vào tường trước mặt. Đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.

Nhẹ nhàng đẩy hông lên cao, phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở. Giữ tư thế trong 5-10 nhịp thở. Lặp lại động tác này 3 lần.tư thế cây cầu

10. Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh: Tư thế ngư vương

Giúp căng cơ hông, vai, lưng, cổ, củng cố cột sống. Động tác này giúp cải thiện tiêu hóa và tăng lưu lượng máu ở bụng dưới.

Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng về phía trước. Vắt chéo chân phải sang phần hông bên trái (đầu gối phải hướng lên phía trần nhà).

Gập đầu gối trái lại và đưa chân trái ra phía ngoài hông phải. Chống tay phải lên sàn ngay sau hông phải. Cánh tay trái đưa hướng lên trần. Khi bạn thở ra, gập cánh tay trái lại và đặt khuỷu tay trái ra mặt ngoài của đầu gối phải.

Ưỡn thẳng lưng theo nhịp hít vào và vặn người mạnh hơn theo nhịp thở ra. Ấn khuỷu tay trái sang chân phải để giúp vặn người được nhiều hơn. Mắt nhìn vào bức tường phía sau. Giữ tư thế trong 5-10 nhịp thở. Lặp lại động tác này với chân bên kia.

tư thế ngư vương

11. Bài tập thư giãn

Tư thế thư giãn hay còn gọi là savasana, được thực hành vào cuối các buổi tập hoặc bất cứ lúc nào cảm thấy choáng ngợp vì tập luyện quá tải. Nằm ngửa với cánh tay buông thoải mái hai bên thân người, tập trung vào hơi thở khoảng 10-30 phút, dần dần, cơ bắp sẽ được thư giãn.

Chăm chỉ thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh trên khoảng 3-5 lần/tuần, chắc hẳn quá trình vượt cạn của bạn không ít thì nhiều cũng diễn ra nhanh hơn mong đợi. Cùng tập luyện, hít thở, thư giãn và đầy tin tưởng bầu nhé!

Tư thế yoga savasana
Tư thế yoga savasana

12. Tư thế ngồi xổm

Dang rộng 2 chân bằng vai. Mũi chân hơi xoay sang ngang, hướng ra ngoài, đầu gối chùng xuống. Hạ thấp người, ngồi xổm lên hai chân, mở rộng hông, giữ cho lưng thẳng, ngực căng ra, thực hiện bài tập trong 1 phút.

Sau đó, các mẹ hít thở sâu rồi từ từ dùng hai chân nâng người đứng thẳng.Bài tập yoga cho bà bầu

Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa trị dứt điểm đau lưng

Tam cá nguyệt thứ hai, bụng bầu ngày càng lớn lên, mẹ sẽ phải đối diện với chứng đau lưng thường xuyên hơn. Các bài tập dưới dây có thể hỗ trợ trị dứt điểm cơn đau khó chịu này.

1. Tư thế sumo squat

Bắt đầu bằng động tác dang rộng chân, hướng mũi bàn chân ra ngoài, gập hai đầu gối như thể ngồi xổm vậy.

Giơ tay lên trên đầu, lòng bàn tay hướng về phía trong. Giữ và thở sâu trong vài giây. Sau đó nghiêng sang phải và đặt khuỷu tay phải trên đầu gối.

Mở rộng và vươn cánh tay trái lên trên đầu và duỗi căng phần thân trái. Giữ nhịp hơi thở trong vài giây, thả lỏng phần cột sống hướng về phía trung tâm sau đó lặp lại ở phía bên kia.

[inline_article id = 32575]

2. Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh: Tư thế tam giác triangle

tư thế tam giác

Dạng hai chân ra xa nhau bằng vai, duỗi cánh tay trái và nắm lấy phần mắt cá chân trái.

Vươn rộng cánh tay phải của bạn hướng lên phía trần nhà và xoay đầu nhìn theo hướng tay phải của bạn. Giữ hơi thở trong vài giây, sau đó lặp lại ở phía bên kia cơ thể.

3. Bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh: Tư thế em bé

Quỳ trên gối, hạ mông xuống gót chân. Gập người ra phía trước với hai tay duỗi thẳng, kéo căng. Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở bụng, hãy dạng hai gối ra để đặt bụng vào giữa.

Đặt trán lên sàn và hít thở sâu đồng thời thả lỏng để thư giãn các cơ mặt. Giữ tư thế này trong một vài nhịp thở sâu.

Bài tập yoga cho bà bầu

Luyện tập chăm chỉ các bài tập yoga cho bà bầu dễ sinh trong thai kỳ có thể thu được những kết quả tốt cho thai kỳ, nhấtt là quá trình chuyển dạ và sinh nở. Ngoài việc giúp tăng cường sức khỏe, yoga còn tăng cường mối quan hệ với trực giác của cơ thể, với thai nhi và với chính bản thân mẹ.