Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn bánh đa vừng được không? Lời giải đáp cho bầu thích ăn bánh đa

Nếu bạn là fan của các món ăn có bánh đa sẽ rất băn khoăn có bầu ăn bánh đa được không. Để có lời giải đáp cho vấn đề này, MarryBaby và bạn sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bà bầu ăn bánh đa được không?

Khi có bầu ăn bánh đa vừng được không? Hiện tại, MarryBaby chưa tìm được bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh bà bầu không được ăn bánh đa vừng trong thai kỳ. Do đó, bà bầu có thể ăn bánh đa nhưng đừng ăn quá nhiều trong thời gian dài để tránh dẫn đến những biến chứng khác ảnh hưởng đến thai kỳ.

Như chúng ta đã biết, nguyên liệu chính để làm bánh đa là bột gạo tẻ. Theo tài liệu của Viện dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Việt Nam cho biết; trong 100g gạo tẻ có chứa khoảng 359 kcal. Ngoài ra, gạo tẻ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, magie, mangan, kali, kẽm, natri, vitamin B1, B2, PP,… (1).

Bên cạnh bột gạo tẻ, bánh đa còn có thêm nguyên liệu là hạt vừng để tăng thêm hương vị cho thực phẩm. Cũng theo tài liệu Viện dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Việt Nam cho biết; trong 100g hạt vừng có 568 kcal. Các dưỡng chất có trong hạt vừng gồm protein, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, selen, vitamin B1, B2, B5, B6, PP, E,… (1).

[key-takeaways title=””]

Mặc dù, các nguyên liệu làm ra bánh đa có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai kỳ nhưng bạn cũng chỉ nên ăn với mức độ vừa phải để tránh “lợi bất cập hại” do ăn quá nhiều.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu ăn bánh tráng trộn được không? Thèm quá thì xem ngay mẹ nhé

Các món ăn thường được kết hợp với bánh đa 

bánh đa nướng
Bà bầu ăn bánh đa nướng được không?

Sau khi tìm hiểu bầu có được ăn bánh đa không; MarryBaby xin gợi ý cho bạn một số món ăn dưới đây có thể kết hợp với bánh đa vừng để tạo thêm hương vị thơm ngon:

  • Mì quảng: Mì quảng là một món ăn nổi tiếng trong ẩm thực miền Trung. Bánh đa vừng bẻ nhỏ ăn kèm với mì quảng sẽ tạo nên hương vị đậm đà, giòn giòn thật cuốn hút.
  • Hến xào xúc bánh đa: Đây cũng là món ăn của miền Trung, khi hến và bánh đa kết hợp với nhau sẽ tạo nên hương vị ngọt ngọt, dai dai khó cưỡng.
  • Lươn xào xúc bánh đa: Lươn là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Khi ăn thịt lươn xào nghệ với bánh đa có thể tạo nên hương vị thơm ngon không thua kém gì với món hến xúc bánh đa.

Cùng với chủ đề bầu ăn bánh đa được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về bà bầu ăn lòng lợn được không? 

Những lưu ý khi ăn bánh đa vừng trong thai kỳ

Ngoài vấn đề bầu ăn bánh đa vừng được không; MarryBaby cũng khuyến cáo bạn một số lưu ý dưới đây khi ăn thực phẩm này:

  • Không ăn quá nhiều trong thời gian dài: Bất kỳ thực phẩm bổ dưỡng nào, nếu bạn ăn quá nhiều trong thời gian dài cũng sẽ dẫn đến tác dụng ngược và các biến chứng không tốt cho thai kỳ. Do đó, bạn chỉ nên ăn bánh đa khoảng 1-2 lần/tuần thôi nhé.
  • Thai phụ bị tiểu đường cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn: Vì bánh đa đa phần được chế biến từ tinh bột. Do đó, để an toàn cho sức khoẻ thai phụ đang bị tiểu đường, cần xin ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn.
  • Chọn mua sản phẩm tại cơ sở kinh doanh uy tín: Để chế biến ra một chiếc bánh đa vừng chất lượng, người thợ làm bánh cần phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Bên cạnh đó, người thợ làm bánh cũng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến. Do đó, bạn hãy chọn một cơ sở uy tín để mua bánh đa nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

Một số loại bánh tốt cho thai kỳ của bà bầu

Một số loại bánh tốt cho thai kỳ của bà bầu

Ngoài bánh đa nướng, bạn có thể bổ sung thêm các loại bánh tốt cho thai kỳ dưới đây vào thực đơn hàng ngày để đổi món nhé.

Bạn có thể tìm hiểu bầu ăn mắm được không cùng với chủ đề bầu ăn bánh đa được không nhé.

Như vậy, chúng ta đã biết bà bầu ăn bánh đa được không rồi phải không? Bà bầu có thể ăn được bánh đa trong thai kỳ. Tuy nhiên, bầu đừng ăn quá nhiều có thể dẫn đến tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe bản thân và thai nhi.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không? Mẹ mừng rơn khi biết đáp án nhưng cẩn thận nhé!

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không? Đầu tiên phải nói rằng bà bầu có thể chọn bánh mì cho thực đơn ăn uống trong thai kỳ. Thực phẩm này làm từ ngũ cốc mài thành bột, thêm gia vị và dùng nhiệt chế biến thành.

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không?

Câu hỏi bà bầu có nên ăn bánh mì sẽ được trả lời sau khi bạn biết rằng bánh mì giàu canxi, kali, magie, kẽm, protein, lipid, carbohydrate và một số ít vitamin… Thực phẩm này có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu và ít gây tác dụng phụ nên khá an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, bánh mì cũng có nhiều cách chế biến giúp dễ tiêu hóa cho mẹ bầu trong thai kỳ.

Do đó, bà bầu có thể ăn bánh mì song cũng cần cân nhắc với lượng vừa phải. Vì sao phải khuyến cáo điều này cho câu hỏi ăn bánh mì nhiều có tốt không? Lý do là bánh mì chứa axit béo bão hòa và năng lượng nên nếu bạn ăn nhiều có thể bị béo phì và mất cân bằng dinh dưỡng. Loại bánh cho bà bầu này dù được bán ngoài hàng quán hay bánh đóng gói, bạn cũng nên chọn nơi uy tín để mua, chú ý xem hạn sử dụng cũng như xem bề ngoài bánh có biến chất hay không để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lợi ích cho cả mẹ và bé khi ăn bánh mì là gì?

1. Bà bầu ăn bánh mì có tốt không? Cải thiện tiêu hóa và phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu

Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt càng giàu hàm lượng chất xơ. Mẹ bầu khéo léo kết hợp bánh mì với rau củ quả khác sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, dễ hấp thu dinh dưỡng và cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai.

2. Giải tỏa bớt căng thẳng trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai dễ biến đổi tâm lý, cảm xúc thất thường. Bánh mì có chứa magie, kẽm, phốt pho, vitamin B, vitamin E… có tác dụng làm dịu thần kinh, bổ sung năng lượng, giúp bà bầu giảm bớt căng thẳng tinh thần, đầy sức sống và vui tươi hơn.

3. Góp phần giúp thai nhi phát triển tốt

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không? Bánh mì không chỉ phù hợp với mẹ mà còn có lợi cho em bé trong bụng. Khi mẹ hấp thu đủ dinh dưỡng, đặc biệt là một lượng tinh bột thích hợp, sẽ đảm bảo thai nhi phát triển ổn định trong suốt thai kỳ, hạn chế tình trạng con sinh ra bị suy dinh dưỡng do mẹ sụt cân khi mang thai.

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không

4. Có lợi cho hệ xương của trẻ

Bánh mì còn chứa lượng canxi không nhỏ, điển hình như 4 lát bánh mì trắng có thể cung cấp khoảng 164mg canxi cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu ăn bánh mì sẽ giúp hệ xương của thai nhi phát triển tối ưu hơn, cũng hạn chế tình trạng thiếu canxi ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn bánh mì như thế nào để có lợi và an toàn?

Bánh mì được chế biến nhiều cách nhưng lời khuyên cho mẹ bầu là nên kết hợp với các nguyên liệu khác để cân bằng các dưỡng chất hợp lý hơn, tránh tình trạng ăn uống đơn nhất chỉ một hay một vài thực phẩm.

Bánh mì không nằm trong danh sách các loại bánh ngọt tốt cho bà bầu vì bánh mì căn bản không phải là bánh ngọt. Song bạn có thể ăn bánh mì kèm với trứng hoặc hoa quả sấy khô. Rau xanh cũng là một gợi ý để bạn tăng cường chất xơ và tạo khẩu vị cho đỡ ngán. Nếu ăn theo cách này thì bánh mì cũng thuộc những loại bánh bà bầu nên ăn với liều lượng vừa phải.

Đặc biệt, đối với bánh mì kẹp xúc xích hay thịt xông khói, bạn nên hạn chế ăn vì năng lượng và chất béo tương đối cao, không có lợi cho phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không
Bánh mì nướng là món ăn vặt lý tưởng cho mẹ bầu

Bà bầu ăn bánh mì có tốt không? Bạn nên chọn bánh mì càng thuần ngũ cốc càng tốt, tức là không cần thêm gia vị hay chế biến lại. Một số bánh mì chứa nhiều đường hoặc chiên với nhiều dầu mỡ thì không nên ăn thường xuyên. Bạn cũng không nên chọn món bánh mì chấm ớt, lý do cũng giống như bà bầu ăn mì tôm nhiều, vì sẽ gây nóng trong, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo để chăm sóc tốt cho bà bầu, bạn nên ăn bánh mì lúa mạch nguyên chất là lý tưởng nhất. Loại bánh này giàu chất xơ hơn, giúp cơ thể tăng cường hiệu quả “làm sạch” các chất thải tồn đọng ở ruột, làm chậm quá trình hấp thu nên có lợi để hạn chế tăng cân quá mức.

Nếu thắc mắc ăn bánh mì sandwich có mập không? Bánh mì và cả bánh mì sandwich nói riêng đều chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ. Bạn không nên thường xuyên ăn bánh mì với các loại thực phẩm chính khác như cơm, bún, mì… vì dễ khiến cơ thể dư thừa năng lượng, dẫn tới béo phì.

Bánh mì bán ở lề đường có thể không đảm bảo vệ sinh đúng tiêu chuẩn, bà bầu cũng nên hạn chế ăn nhé! Ngoài ra, nếu bạn thắc mắc bà đẻ có được ăn bánh mì không, sau sinh có được ăn bánh mì thì câu trả lời là được và chú ý những khuyến cáo như trong thai kỳ, mẹ nhé!

Lê Phương