Nếu bạn là fan của các món ăn có bánh đa sẽ rất băn khoăn có bầu ăn bánh đa được không. Để có lời giải đáp cho vấn đề này, MarryBaby và bạn sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bà bầu ăn bánh đa được không?
Khi có bầu ăn bánh đa vừng được không? Hiện tại, MarryBaby chưa tìm được bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh bà bầu không được ăn bánh đa vừng trong thai kỳ. Do đó, bà bầu có thể ăn bánh đa nhưng đừng ăn quá nhiều trong thời gian dài để tránh dẫn đến những biến chứng khác ảnh hưởng đến thai kỳ.
Như chúng ta đã biết, nguyên liệu chính để làm bánh đa là bột gạo tẻ. Theo tài liệu của Viện dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Việt Nam cho biết; trong 100g gạo tẻ có chứa khoảng 359 kcal. Ngoài ra, gạo tẻ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, magie, mangan, kali, kẽm, natri, vitamin B1, B2, PP,… (1).
Bên cạnh bột gạo tẻ, bánh đa còn có thêm nguyên liệu là hạt vừng để tăng thêm hương vị cho thực phẩm. Cũng theo tài liệu Viện dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Việt Nam cho biết; trong 100g hạt vừng có 568 kcal. Các dưỡng chất có trong hạt vừng gồm protein, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, selen, vitamin B1, B2, B5, B6, PP, E,… (1).
[key-takeaways title=””]
Mặc dù, các nguyên liệu làm ra bánh đa có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai kỳ nhưng bạn cũng chỉ nên ăn với mức độ vừa phải để tránh “lợi bất cập hại” do ăn quá nhiều.
[/key-takeaways]
>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu ăn bánh tráng trộn được không? Thèm quá thì xem ngay mẹ nhé
Các món ăn thường được kết hợp với bánh đa
Sau khi tìm hiểu bầu có được ăn bánh đa không; MarryBaby xin gợi ý cho bạn một số món ăn dưới đây có thể kết hợp với bánh đa vừng để tạo thêm hương vị thơm ngon:
- Mì quảng: Mì quảng là một món ăn nổi tiếng trong ẩm thực miền Trung. Bánh đa vừng bẻ nhỏ ăn kèm với mì quảng sẽ tạo nên hương vị đậm đà, giòn giòn thật cuốn hút.
- Hến xào xúc bánh đa: Đây cũng là món ăn của miền Trung, khi hến và bánh đa kết hợp với nhau sẽ tạo nên hương vị ngọt ngọt, dai dai khó cưỡng.
- Lươn xào xúc bánh đa: Lươn là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Khi ăn thịt lươn xào nghệ với bánh đa có thể tạo nên hương vị thơm ngon không thua kém gì với món hến xúc bánh đa.
Cùng với chủ đề bầu ăn bánh đa được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về bà bầu ăn lòng lợn được không?
Những lưu ý khi ăn bánh đa vừng trong thai kỳ
Ngoài vấn đề bầu ăn bánh đa vừng được không; MarryBaby cũng khuyến cáo bạn một số lưu ý dưới đây khi ăn thực phẩm này:
- Không ăn quá nhiều trong thời gian dài: Bất kỳ thực phẩm bổ dưỡng nào, nếu bạn ăn quá nhiều trong thời gian dài cũng sẽ dẫn đến tác dụng ngược và các biến chứng không tốt cho thai kỳ. Do đó, bạn chỉ nên ăn bánh đa khoảng 1-2 lần/tuần thôi nhé.
- Thai phụ bị tiểu đường cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn: Vì bánh đa đa phần được chế biến từ tinh bột. Do đó, để an toàn cho sức khoẻ thai phụ đang bị tiểu đường, cần xin ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn.
- Chọn mua sản phẩm tại cơ sở kinh doanh uy tín: Để chế biến ra một chiếc bánh đa vừng chất lượng, người thợ làm bánh cần phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Bên cạnh đó, người thợ làm bánh cũng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến. Do đó, bạn hãy chọn một cơ sở uy tín để mua bánh đa nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi
Một số loại bánh tốt cho thai kỳ của bà bầu
Ngoài bánh đa nướng, bạn có thể bổ sung thêm các loại bánh tốt cho thai kỳ dưới đây vào thực đơn hàng ngày để đổi món nhé.
- Bánh bông lan Angel Food Cake: Đây là bánh được làm bằng lòng trắng trứng đánh bông thay cho nguyên liệu bơ. Do đó, bánh bông lan này không quá béo nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì bánh có vị ngọt không tốt cho thai kỳ.
- Bánh chocolate đen: Chocolate đen và ca cao là những thực phẩm không chứa đường và giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe khi mang thai. Vì vậy bạn có thể ăn bánh chocolate đen 1-2 miếng/lần trong tuần khi đang mang thai. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo bánh không có chứa nồng độ cồn để tránh gây hại cho thai nhi.
- Bánh sữa chua: Sữa chua là một thực phẩm tốt cho thai kỳ vì có chứa canxi, protein và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể làm bánh bằng sữa chua để ăn trong thai kỳ nhưng phải đảm bảo ăn ngay sau khi chế biến. Vì bánh sữa chua để lâu có thể bị hư và trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn không có lợi. Ngoài ra, nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thì nên hỏi thăm kỳ kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Bạn có thể tìm hiểu bầu ăn mắm được không cùng với chủ đề bầu ăn bánh đa được không nhé.
Như vậy, chúng ta đã biết bà bầu ăn bánh đa được không rồi phải không? Bà bầu có thể ăn được bánh đa trong thai kỳ. Tuy nhiên, bầu đừng ăn quá nhiều có thể dẫn đến tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe bản thân và thai nhi.