Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Hồi phục sau sinh: Bí quyết chăm sóc dành cho sản phụ

Hồi phục sau sinh rất quan trọng để giúp sản phụ lấy lại sức khỏe, phụ vụ cho việc chăm sóc con nhỏ. Làm thế nào để hồi phục sau sinh tại nhà nhanh chóng? Các mẹ hãy học ngay bí quyết mà Marry Baby chia sẻ trong bài viết này nhé.Hồi phục sau sinh

Các cách hồi phục sau sinh cho thể chất

Một phần thể chất của bạn đã được truyền sang cho thiên thần nhỏ vừa mới chào đời, một phần khác lại bị tiêu hao trong suốt quá trình vượt cạn. Đó là chưa kể đến những biến đổi của cơ thể khi đáp ứng sự “nở nhụỵ khai hoa” của cả hai mẹ con. Do vậy, bạn cần chú ý đến những điểm sau đây để có biện pháp hồi phục cơ thể sau sinh.

1. Tử cung phục hồi sau sinh

Tử cung của bạn sẽ trở lại kích thước như trước khi bạn có thai khoảng 5-6 tuần sau khi sinh. Thời gian chảy máu sau sinh dài ngắn tùy thuộc mỗi người. Một số người có thể bị chảy máu trong khoảng thời gian ngắn từ 2-3 tuần, trong khi một số người khác lại có thể bị chảy máu trong tới 6 tuần sau khi sinh. Tử cung của bạn co lại làm cho sản dịch tiết ra ngày càng ít đi.

Mẹ nên tránh dùng băng vệ sinh loại đặt vào âm đạo trong thời gian sau khi sinh, vì khi đặt loại băng vệ sinh này vào trong âm đạo sẽ tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

2. Quan tâm bầu ngực

Vú của bạn có thể căng tức và đau trong vài ngày sau khi sinh, đó là do vú đang căng sữa. Bạn có thể làm giảm sự khó chịu này bằng cách cho con bú thường xuyên. Nếu bạn không cho con bú thì bạn có thể được cho dùng thuốc làm hạn chế sự tiết sữa. Mặc dù vậy vú bạn vẫn căng cứng và tiết sữa. Bạn có thể khắc phục bằng cách chườm đá để giảm đau tạm thời và sẽ đỡ sưng do căng sữa.Hồi phục sau sinh

3. Vấn đề lưu thông máu

Việc sinh nở luôn kèm theo là sự mất máu. Nếu bạn phải bị rạch âm hộ (thủ thuật làm âm đạo rộng hơn giúp cho việc sinh bé được dễ dàng) hoặc âm đạo bị rách rộng, thì bạn sẽ mất nhiều máu hơn. Sau khi sinh bé, bạn tiếp tục bị mất máu đó chính là sản dịch. Bạn không cần phải lo lắng, bởi vì cơ thể bạn đã tích lũy được thêm máu trong quá trình mang thai.

4. Phục hồi xương chậu sau sinh

Là vùng giữa xương mu của bạn và hậu môn của bạn. Vùng này nên được chăm sóc một cách đặc biệt sau khi sinh để tránh nhiễm trùng, giảm đau và làm vết thương mau lành, đặc biệt nếu bạn phải khâu do âm đạo bị rách hay phải rạch. Chăm sóc sàn khung chậu sẽ giúp lưu thông máu vùng đáy chậu, và giúp cho các cơ sàn chậu được chắc khỏe. Điều này cũng sẽ giúp cho vùng đáy chậu của bạn mau lành và đỡ sưng tấy.

Chườm nóng và lạnh cho vùng đáy chậu có thể làm giảm đau. Quấn khăn bông ở xung quanh để bảo vệ da bạn khỏi nóng quá hoặc lạnh quá. Sau khi đi tiểu, vệ sinh vùng đáy chậu của bạn bằng nước ấm. Nhớ là đổ nước từ đằng trước ra phía trực tràng của bạn.

Sau khi đi vệ sinh, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng. Mẹ cũng cần tránh sử dụng băng vệ sinh loại đặt vào âm đạo.

5. Tích cực cho con bú

Bạn có biết các bà mẹ cho con bú đều đặn sẽ đốt cháy 300-500 calories mỗi ngày? Đây là một trong những lý do giải thích tại sao việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn có lợi cho vóc dáng của mẹ. Bên cạnh đó, động tác mút vú của bé sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể mẹ, nhờ đó mà mẹ có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng trước đây.Hồi phục sau sinh

6. Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh. Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh, một thực đơn giàu chất đạm và chất xơ là sự lựa chọn lý tưởng. Hai thành phần này sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho bạn và em bé.

Sau khi sinh, lượng nước mà cơ thể giữ lại trong thời gian mang thai sẽ nhanh chóng bị đào thải, đồng thời khoang bụng bị rỗng đột ngột dễ gây ra chứng táo bón. Do đó, chất xơ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mẹ.

Đừng quên uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây trong giai đoạn này để bổ sung chất lỏng cũng như các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn cần một lượng lớn nước cho nhu cầu hấp thu chất xơ và sản xuất sữa mẹ. Bên cạnh đó, các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc rất giàu chất xơ, khiến bạn no lâu mà lại ít calories. Do đó, bạn sẽ ít có cảm giác thèm ăn vặt cũng như ăn uống điều độ hơn giữa các bữa ăn.

7. Siêng năng tập thể dục

Có không ít chị em trong thời gian ở cữ chỉ nằm một chỗ, hạn chế đứng lên, đi lại vì nghĩ rằng như thế sẽ mau hồi phục sức khỏe. Đây quả là một quan niệm sai lầm. Cơ thể thiếu vận động sẽ trở nên ù lì, uể oải, đồng thời sản dịch không được giải phóng ra bên ngoài còn có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, đông máu cùng nhiều biến chứng hậu sản khác.

Sau khi sinh, chị em nên chủ động đi lại nhẹ nhàng hoặc làm những việc nhà đơn giản. Khi vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ đã lành, mẹ có thể bắt đầu việc tập thể dục với cường độ cao hơn như đi bộ nhanh hoặc tập các bài tập làm săn chắc cơ vùng chậu. Tuy nhiên, trong suốt thời gian ở cữ, mẹ cần tránh mang vác nặng để hạn chế nguy cơ bị sa tử cung sau sinh.

Một mẹo nhỏ giúp mẹ đỡ “ngán” khoảng thời gian luyện tập là chia nhỏ thời gian tập luyện trong ngày thành 2-4 lần tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân. Bằng cách này, việc tập thể dục không chỉ giúp làm săn chắc các cơ bắp bị chảy xệ sau khi sinh mà còn khiến tinh thần của bạn trở nên thoải mái hơn. Cần nhớ rằng cho dù bạn có nôn nóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh đến thế nào đi nữa, không được ép cơ thể vào một chế độ ăn kiêng và tập thể dục hà khắc vì sẽ dễ khiến bản thân rơi vào tình trạng kiệt sức, đồng thời làm giảm chất lượng sữa, thậm chí mất sữa.Hồi phục sau sinh

Cách khôi phục sau sinh “chuyện ấy”

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ ít nhiều có những biến đổi không mong muốn. Cộng thêm sự mất ngủ để chăm con cùng hàng loạt nỗi lo chực chờ xuất hiện về thành viên mới của gia đình, nhiều chị em phụ nữ đã phải vật lộn vô cùng vất vả trên quỹ đạo quay lại tâm trạng vui tươi và thoải mái mỗi khi “lâm trận” trước khi mang thai. Thật ra, nếu thật sự biết cách và có quyết tâm đủ lớn, bạn sẽ thấy mọi chuyện cũng không đến nỗi quá “nan giải”. Dưới đây là các  cách hồi phục sau sinh nhanh về “chuyện ấy” cho các chị em.

1. Tạo tâm trạng thoải mái

Nếu bạn không cảm thấy mình quyến rũ, hãy thoải mái và suy nghĩ rằng sau khi sinh con, bạn luôn phải đối mặt với tình trạng làn da kém sức sống, chảy xệ và khó kiểm soát trọng lượng. Bạn nên chấp nhận điều đó và coi đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Việc tăng cân sẽ tạo nên mặc cảm, từ đó thiếu tự tin trong quan hệ với chồng.

Nhiều phụ nữ sau sinh thường rất lo lắng về trọng lượng cơ thể của mình và điều này có thể trở thành nguyên nhân khiến cho chị em mặc cảm về thân hình của mình, dần dần có thể dẫn đến tâm lý ngại “gần gũi” chồng và thậm chí là lãnh đạm trong chuyện tình dục. Vậy nên các chuyên gia tâm lý, cũng như các chuyên gia về tình dục học đưa ra lời khuyên bạn nên rũ bỏ tâm lý e ngại về chuyện này vì tăng cân sau sinh dường như được xem là “quy luật” của cuộc sống.Hồi phục sau sinh

2. Nội y mới

Bạn hãy đi mua sắm cho mình một vài món đồ lót mới, bởi cơ thể bạn thay đổi từ trước khi sinh và việc sử dụng những món đồ lót mới sẽ giúp bạn thành công khi quay trở lại “gần gũi” với chồng. Bạn có thể mua đồ lót một hoặc hai mảnh mà bạn cảm thấy phù hợp với cơ thể của bạn và tiếp tục thay đổi trong những tháng tới. Bất ngờ, một thời điểm nào đó khi buổi chiều hoặc khi em bé đã ngủ, bạn mặc bộ đồ lót mới đó, trong căn phòng tràn ngập ánh nến và đầy sự lãng mạn để “lôi kéo” chồng mình và.

3. “Xung trận”

Trong suốt thời gian mang thai và sinh con, dường như bạn không thể gần bên chồng. Hãy làm chồng bạn ngạc nhiên và hứng thú với khả năng chăn gối của bạn. Bạn nên chủ động tìm hiểu thêm về các tư thế mới để làm chồng mình bất ngờ. Bạn nên thẳng thắn cùng chồng thử nghiệm những tư thế quan hệ đó. Đàn ông thường thích sự mới lạ và điều này càng đặc biệt hiệu quả trong chuyện chăn gối. Bạn nên nhớ rằng đôi khi màn dạo đầu tuyệt vời còn thú vị hơn tất cả các hành động.Hồi phục sau sinh

4. Nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè

Thiếu ngủ là lý do làm cho bạn bị stress, căng thẳng và chắc chắn sẽ gây nên những hệ luỵ xấu đến “chuyện ấy” của vợ chồng bạn. Mặc dù nuôi con nhỏ khiến cho quỹ thời gian của bạn rất eo hẹp nhưng bạn vẫn nên bố trí và sắp xếp thời gian biểu của mình thật hợp lý để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ. Nếu có điều kiện, bạn có thể thuê người giữ trẻ và thỉnh thoảng ra ngoài gặp gỡ bạn bè, người thân để tạo cho cuộc sống của bạn thêm thú vị và giảm được vấn đề stress sau sinh.

Tăng cường gặp gỡ bạn bè là một liệu pháp giải toả tâm lý hiện được nhiều chuyên gia khuyến khích phụ nữ sau sinh áp dụng.

5. Cách phục hồi cô bé sau sinh

Sản phụ cần luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa hoặc nấu lá trầu không lên, dùng nước này để xông và rửa vùng kín. Lá trầu không có các hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên giúp làm sạch và khử mùi, bảo vệ vùng kín khỏi vi khuẩn. Đồng thời lá trầu không cũng có thể giúp làm giảm thâm vùng kín và khiến vết thương ở tầng sinh môn mau lành.

[inline_article id=87867]

Bé yêu chào đời an toàn và khỏe mạnh chính là cột mốc đánh dấu một chương mới tràn đầy hạnh phúc của cả gia đình. Do đó, mẹ cần mau chóng hồi phục cả về thể chất lẫn tâm lý để sẵn sàng cùng ba đắp xây tổ ấm ngọt ngào của cả nhà nha mẹ.

Marry BaBy