Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bao quy đầu là gì? Các bệnh lý thường gặp, cấu tạo và chức năng

Tuy nhiên bao quy đầu là gì và có thật sự giúp ích gì cho nam giới hay không? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn, đồng thời giúp bạn hiểu rõ về cấu tạo và chứng năng của bao  quy đầu là gì luôn nhé.

1. Bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu (foreskin/prepuce) là một lớp da bên ngoài bao phủ đầu dương vật. Lớp da quy đầu có tác dụng bảo vệ đầu dương vật khỏi các tác động từ bên ngoài như bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.

Vị trí của bao quy đầu là nằm ngay bên ngoài và bao phủ phần đầu dương vật. Bao quy đầu là một vùng da mềm, đàn hồi và có thể di chuyển theo trạng thái bình thường hay cương cứng của dương vật.

Bao quy đầu sẽ có màu hơi sẫm và đậm hơn so với màu da bình thường.

2. Cấu tạo của bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu bình thường có cấu tạo gồm hai lớp cơ trơn, mạch máu, nơ ron, da và niêm mạc. Từ khi mới sinh ra cho đến trước tuổi trưởng thành bao quy đầu luôn ôm chặt lấy dương vật bảo vệ dương vật, giúp cho dương vật phát triển bình thường.

Đến tuổi dậy thì, lớp bao quy đầu này sẽ có khả năng trượt ra và để lộ phần đầu dương vật.

Cấu tạo của bao quy đầu là gì và trông như thế nào?
Cấu tạo của bao quy đầu là gì và trông như thế nào?

3. Chức năng của bao quy đầu là gì?

Chức năng của bao quy đầu ở nam giới là một chủ đề vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong đó, một số người tin rằng bao quy đầu giúp bảo vệ dương vật và tăng độ nhạy cảm khi quan hệ. Ngược lại, một số ý kiến khác cho rằng đây chỉ là một vùng da thừa và làm nơi trú ẩn của vi khuẩn.

Nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh luận này là để đưa ra được kết luận có nên cắt bao quy đầu hay không

Mới đây nhất, theo thông tin của trang nội dung chuyên nghiên cứu về sức khỏe dương vật nam giới – 15 Square cho rằng; bao quy đầu thật sự có lợi cho nam giới.

Vậy 5 chức năng của bao quy đầu là gì?

  1. Bảo vệ đầu dương vật: Bao quy đầu giúp giảm sự co sát giữa đồ lót và đầu dương vật.
  2. Tăng khả năng miễn dịch: Bên trong bao quy đầu có các loại tế bào Langerhans giúp tạo ra chất chống lại vi khuẩn gây hại cho dương vật.
  3. Tạo chất dịch bôi trơn âm đạo khi giao hợp: Hành động trượt lên trượt xuống của bao quy đầu khi quan hệ sẽ giúp giữ ẩm chất nhờn từ âm đạo.
  4. Tăng độ nhạy cảm khi quan hệ: Dải gờ của bao quy đầu (frenar band) là một phần trong tất cả các chức năng để giúp nam giới xuất tinh khi quan hệ.
  5. Là nguồn cung cấp mô trong phẫu thuật tạo hình niệu đạo: Hàng ngàn thụ thể được gọi là tiểu thể Meissner nằm trên bao quy đầu. Về mặt khoa học não bộ, thụ thể càng nhiều thì khả năng nhận diện cảm giác đó càng rõ.

>> Cùng chủ đề bao quy đầu: 12 tác dụng của tinh trùng là gì?

3. Các bệnh thường gặp ở bao quy đầu là gì?

3.1 Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu (phimosis) là gì?
Hẹp bao quy đầu (phimosis) là gì?

Hẹp bao quy đầu (Phimosis) là tình trạng bao quy đầu không thể lột ra được và bao trùm kín cả phần đầu dương vật. Bên cạnh đó, khi đi tiểu tiện, bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu và hơi buốt. Thậm chí, hẹp bao quy đầu còn có thể gây khó khăn cho việc vệ sinh dương vật.

Hẹp bao quy đầu thường xảy ra ở những ai chưa từng cắt bao quy đầu. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xảy ra do những nguyên nhân khác như:

  • Tính di truyền.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm ở bao quy đầu hoặc dương vật.
  • Viêm bao quy đầu do vệ sinh kém hoặc bị tác động dẫn đến tổn thương bao quy đầu.

Để xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu, bác sĩ thường khuyến nghị 3 biện pháp sau:

  1. Cắt bao quy đầu.
  2. Vệ sinh bao quy đầu nhẹ nhàng mỗi ngày.
  3. Dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi để tránh nhiễm trùng.

>> Xem thêm: Mộng tinh là gì? Nam giới mộng tinh nhiều lần có sao không?

3.2 Thắt nghẹt bao quy đầu

paraphimosis
Thắt nghẹt bao quy đầu là gì? A: Bình thường; B: thắt nghẹt bao quy đầu

Thắt nghẹt bao quy đầu (paraphimosis) là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế khẩn cấp. Vì sưng bao quy đầu có thể làm giảm lưu lượng máu dẫn đến dương vật. Từ đó có thể kéo theo các biến chứng gây chết các mô.

Nguyên nhân khiến bao quy đầu bị nghẹt và sưng là gì?

  • Do lột mạnh và giữ bao quy đầu bị tuột quá lâu.
  • Bao quy đầu hẹp dẫn đến nhiễm trùng đầu dương vật.
  • Không kéo bao quy đầu trở lại vị trí cũ sau khi tuột ra và để lộ đầu dương vật.

Bạn cần điều trị y tế ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sưng và co thắt ở bao quy đầu.
  • Dương vật bị thay đổi màu sắc.
  • Đau ở quanh đầu dương vật hoặc bao quy đầu.
  • Mất cảm giác ở bao quy đầu hoặc đầu dương vật.

3.3 Nhiễm trùng bao quy đầu

Nhiễm trùng bao quy đầu gây viêm (Posthitis) là tình trạng dịch tiết và vi khuẩn ẩn trú bên dưới bao quy đầu; chất nhầy đóng thành mảng dày màu trắng có mùi hôi khó chịu.

Khi bị nhiễm trùng bao quy đầu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Đau khi đi tiểu.
  • Ngứa hoặc đau ở đầu dương vật.
  • Xuất hiện những đốm trắng nhỏ xung quanh quy đầu và bao quy đầu.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng bao quy đầu:

  • Bệnh lậu, giang mang.
  • Mụn rộp sinh dục herpes.
  • Bệnh hạ cam mềm (chancroid).
  • Nhiễm nấm men, khuẩn chlamydia, virus HPV, trùng roi trichomonas.

Các phương pháp điều trị viêm bao quy đầu do nhiễm trùng là gì?

  • Mặc quần lót bằng cotton thoáng mát.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc cơ thể loại dịu nhẹ.
  • Bôi kem steroid hoặc thuốc mỡ có kháng sinh và chống nấm để giảm triệu chứng.
  • Giữ vệ sinh dương vật bằng nước ấm để giảm kích ứng, hạn chế tích tụ vi khuẩn và nấm làm tái nhiễm trùng.

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần vệ sinh bao quy đầu và dương vật thường xuyên.

>> Liên quan đến bao quy đầu: 12 thực phẩm tốt cho dương vật là gì?

3.4 Viêm bao quy đầu do dị ứng

Viêm nhiễm dương vật
Viêm bao quy đầu do dị ứng là gì?

Viêm bao quy đầu do dị ứng (foreskin rashes and irritation) là khi phần da quy đầu bị dị ứng với các hóa chất từ xà phòng, chất tẩy rửa hoặc chất tẩy rửa. Khi đó bạn có thể sẽ có cảm giác bị ngứa ở bao quy đầu; bao quy đầu có thể bị sưng đỏ hoặc phát ban. Trong một số trường hợp, da bao quy đầu của bạn sẽ bị khô và nứt nẻ.

Triệu chứng viêm bao quy đầu thường gặp nhất là gì?

  • Cảm giác ngứa, khô.
  • Phát ban ở vùng da quy đầu bị viêm.
  • Xuất hiện các mảng da xám, nâu hoặc đỏ trên da dương vật.

Những nguyên nhân gây viêm bao quy đầu là gì, nó bao gồm:

  • Bệnh vẩy nến.
  • Bao quy đầu bị hẹp.
  • Viêm khớp phản ứng.
  • Viêm balan mãn tính.

>> Thử thách dành cho nam giới: No Nut November – NNN là gì?

4. Cách chăm sóc bao quy đầu và dương vật

Cách vệ sinh bao quy đầu và dương vật
Cách vệ sinh bao quy đầu và dương vật là gì?

Để ngăn ngừa các vấn đề thường gặp ở bao quy đầu, bạn cần ưu tiên vệ sinh và giữ cho dương vật bằng nước ấm; để loại bỏ các chất bẩn và dịch nhầy chứa bên trong bao quy đầu.

[key-takeaways title=”Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh bao quy đầu và dương vật:”]

  • Bước 1: Dùng hai ngón tay kéo nhẹ nhàng bao quy đầu xuống dưới, theo chiều thân dương vật.
  • Bước 2: Sử dụng nước vệ sinh vùng kín cho nam; hoặc xà phòng dịu nhẹ và dùng nước ấm để vệ sinh phần đầu dương vật.
  • Bước 3: Dùng tay massage nhẹ nhàng phần đầu; và rãnh dương vật. Bạn lưu ý là tránh chà mạnh.
  • Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch. Tốt nhất là nên dội nước từ từ vào dương vật; chú ý là không nên dùng vòi xịt áp lực để vệ sinh dương vật.
  • Bước 5: Sau đó nhẹ nhàng vẫy cho khô ráo; và kéo bao quy đầu trở về vị trí cũ.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Hướng dẫn tự lột bao quy đầu không đau

Nội dung trên là những gì bạn cần biết về bao quy đầu là gì; cũng như là cấu tạo và chức năng của bao quy đầu là gì,.. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ rằng bản thân đang có các dấu hiệu bất thường xuất hiện ở bao quy đầu; cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ nam khoa để có phương án điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ tại cộng đồng của MarryBaby, đăng nhập ngay bạn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Vệ sinh vùng kín trẻ em như thế nào cho đúng?

Chăm sóc vùng kín trẻ em

Vệ sinh vùng kín trẻ em có vẻ khó khăn với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Marry Baby có thể giúp bạn làm điều đó dễ dàng hơn qua các hướng dẫn dưới đây.

Cách chăm sóc vùng kín cho bé trai

Dương vật tự nhiên của bé trai được bao phủ bởi một nếp gấp của da được gọi là bao quy đầu. Bao quy đầu sẽ bị cắt bỏ vào một thời điểm nhất định theo phong tục ở một số nền văn hóa hoặc theo chỉ định của bác sĩ đối với các loại bệnh sinh dục ở bé trai. Do đó, việc chăm sóc vùng kín cho bé trai sẽ được phân ra như sau:

Chăm sóc dương vật còn bao quy đầu

+ Mẹ nên nhớ, không bao giờ được tự tách bao quy đầu của bé khi nó chưa sẵn sàng. Trong vài năm đầu đời, bao quy đầu còn nguyên vẹn sẽ tự nhiên tách ra khỏi quy đầu. Điều này được gọi là co rút bao quy đầu.

Hầu hết dương vật của các bé trai sẽ có thể tách bao quy đầu khi lên 5 tuổi, nhưng cũng có nhiều bé phải chờ đến độ tuổi thiếu niên. Vì vậy, tránh ép buộc trẻ tách bao quy đầu mà phải để nó diễn ra tự nhiên. Bởi nếu bị tách trước khi nó sẵn sàng sẽ gây đau dữ dội, chảy máu rất nguy hiểm cho bé.

+ Rửa tất cả bộ phận sinh dục khi tắm cho bé.

+ Rửa đầu dương vật và nếp gấp bên trong bao quy đầu bằng sữa tắm cho trẻ em và nước. Trong khi làm sạch, mẹ cần nhớ không được cố gắng tách bao quy đầu vì nó sẽ làm bé bị đau.

+ Mẹ nên theo dõi em bé đi tiểu như thế nào để chắc chắn rằng lỗ trên bao quy đầu đủ lớn để nước tiểu có thể thoát hết ra ngoài sau khi bé tiểu xong.

+ Mẹ cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa nếu: Bé đi tiểu chỉ nhỏ giọt mà không chảy thành dòng hoặc bé cảm thấy khó chịu mỗi khi đi tiểu.

+ Khi bé bắt đầu dậy thì, mẹ hoặc tốt nhất là bố nên dạy con vệ sinh bên dưới bao quy đầu như một phần thói quen hàng ngày theo các bước.

Bước 1: Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu ra xa khỏi đầu dương vật.
Bước 2: Rửa sạch bên dưới bao quy đầu bằng xà bông tắm, nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh.
Bước 3: Kéo bao quy đầu trở lại vị trí

+ Khi bao quy đầu bị đỏ hoặc sưng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa.

+ Nếu bao quy đầu của con bị tách ra hoàn toàn trước tuổi dậy thì hoặc sau khi bị tách ra thỉnh thoảng mới rút lại được thì mẹ có thể áp dụng chăm sóc theo cách chăm sóc dương vật bị cắt bao quy đầu như hướng dẫn bên dưới đây.

chăm sóc vùng kín cho bé trai
Việc chăm sóc vùng kín cho bé trai sẽ được phân ra thành 2 cách, chăm sóc vùng kín bị cắt bao quy đầu và chăm sóc vùng kín không bị cắt bao quy đầu

Chăm sóc dương vật bị cắt bao quy đầu

+ Thông thường, sau khi bao quy đầu đã lành, dương vật không cần chăm sóc thêm. Mẹ chỉ cần rửa sạch dương vật của con với nước xà phòng là được.

+ Mẹ cũng nên kiểm tra các rãnh xung quanh đầu dương vật để chắc chắn rằng nó đã được vệ sinh sạch sẽ.
Các bước làm sạch vùng kín bé trai khi thay tã

+ Mẹ hãy lau sạch phần tiếp giáp với hậu môn và các khu vực xung quanh cho bé bằng khăn lau mềm.

+ Tiếp đó, mẹ cần lau sạch phần rãnh giữa bìu và đùi. Lưu ý, không nên dùng các sản phẩm chứa cồn hay nước hoa. Mẹ nên dùng khăn giấy ẩm hoặc khăn ướt và nước rửa bình thường.

+ Cuối cùng, mẹ hãy dùng khăn bông hoặc khăn màn nhẹ nhàng lau khô các vùng vừa vệ sinh cho bé. Sau đó, hãy đặt dương vật của bé theo chiều hướng xuống trước khi mặc tã mới. Cách này để tránh nước tiểu tràn ra khỏi tã khi bé đi tiểu.

Chăm sóc vùng kín cho bé gái

Vùng kín của bé gái có cấu tạo dễ tiếp xúc với bên ngoài và dễ đọng lại nước tiểu nên có khả năng dễ bị viêm nhiễm cao hơn ở bé trai. Vì vậy, mẹ cần rất kỹ trong việc vệ sinh vùng kín hàng ngày cho bé. Mẹ có thể làm vệ sinh vùng kín cho bé theo các hướng dẫn sau.

Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái

+ Khi tắm cho bé gái, mẹ hãy cẩn thận không để xà bông tắm đi vào bên trong âm đạo của bé. Vì xà bông tắm chứa hóa chất có thể gây kích ứng da và gây ra đau rát cho vùng sinh dục của bé.

+ Mẹ không nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm hay dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín cho bé, vì nó sẽ làm mất đi độ ẩm bảo vệ âm đạo tự nhiên của bé.

+ Mẹ nên thực hiện làm sạch vùng kín bé gái theo các bước:

Bước 1: Mẹ hãy dùng khăn nhẹ nhàng lau sạch 2 bên môi âm hộ, giữa môi âm hộ, bên trong và cả bên ngoài theo chiều từ trước ra sau. Lưu ý, mẹ không nên lau từ sau ra trước để tránh mang vi khuẩn từ hậu môn lên âm hộ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bước 2: Hãy dùng khăn mềm thấm khô lại trước khi mặc bỉm hoặc quần cho con.

+ Khi bé đến tuổi vị thành niên, mẹ nên chỉ cho bé nắm rõ từng phần của vùng kín và nhấn mạnh tới việc phải vệ sinh nó sạch sẽ mỗi ngày. Chẳng hạn như âm đạo là phần bên trong; âm hộ nằm ở bên ngoài và bao gồm tất cả cơ quan sinh dục ngoài như môi, âm vật và mở niệu đạo. Hãy nói với con âm đạo không cần phải vệ sinh trừ khi có một cái gì đó bên trong và không bao giờ được dùng xà bông để đưa vào âm đạo.

chăm sóc vùng kín bé gái
Dạy bé vệ sinh vùng kín hàng ngày

Các bước vệ sinh vùng kín bé gái khi thay tã

Bước 1: Mẹ hãy dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm sạch, vắt khô rồi lau sạch vùng kín của bé và các khu vực bẩn xung quanh. Lưu ý, không nên dùng các loại nước rửa có cồn hoặc nước hoa để lau vì có thể gây dị ứng da bé.

Bước 2: Mẹ tiếp tục nhẹ nhàng lau 2 bên bẹn và khu vực quanh hậu môn. Chú ý, luôn phải lau theo chiều từ trước ra sau.

Bước 3: Mẹ hãy dùng khăn mềm để lau khô vùng kín cho bé trước khi mặc tã hoặc quần.

Việc chăm sóc vùng kín trẻ em rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng tới đường sinh sản của bé sau này. Mẹ hãy ghi nhớ các cách chăm sóc trên để vệ sinh và chăm sóc vùng kín cho con mỗi ngày nhé!

Hanako