Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non với 5 bài học từ gia đình

Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non là một biện pháp lâu dài để bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó, việc dạy bé bảo vệ môi trường cũng là kiến thức căn bản giúp trẻ phát triển toàn diện. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh 5 bài học bảo vệ môi trường đơn giản từ trong cuộc sống. Hãy cùng tham khảo nhé!

Vì sao phải giáo dục bé bảo vệ môi trường?

Khi các hiện tượng biến đổi khí hậu gia tăng và dữ dội hơn sẽ đe dọa đến cuộc sống của chúng ta. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF); đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu chính là trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Cũng theo UNICEF, nếu khí hậu biến đổi ngày càng dữ dội hơn thì trẻ em dễ có nguy cơ mắc các bệnh như sốt rét; sốt xuất huyết; viêm phổi… Thậm chí, trẻ có thể tử vong do hít phải không khí ô nhiễm hoặc dùng các nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày.

Và một trong những biện pháp tối ưu nhất để khắc phục điều này là giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Bởi vì, các em chính là tương lai của thế giới. Việc giúp các em nhận thức bảo vệ môi trường sớm sẽ hình thành thái độ và lối sống lành mạnh từ nhỏ. Đây cũng là một phần trong quyền cơ bản của trẻ khi tham gia vào việc giải quyết vấn đề của bản thân đang đối diện, UNICEF cho biết.

>> Ba mẹ có thể xem thêm 6 bí quyết giúp trẻ ‘mê’ cô, hết khóc khi đi học mầm non.

Những cách giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường

1. Tiết kiệm điện và nước

Nước là tài nguyên vô tận nhưng để có nước sách cần phải trải qua nhiều công đoạn. Theo dự đoán của UNICEF, khoảng năm 2040 sẽ có gần 600 triệu trẻ em đối diện với tình trạng thiếu nước ở một số khu vực trên thế giới.

Để bảo vệ tương lai của các trẻ em, việc dạy trẻ tiết kiệm điện nước là một trong các cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Ba mẹ hãy dạy trẻ tắt nước khi không sử dụng; tắt điện khi ra khỏi phòng riêng; không bật tivi nếu không xem; hạn chế bật máy lạnh hoặc quạt máy nếu không cần thiết để tiết kiệm điện năng.

2. Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non: Phân loại rác và vứt rác đúng quy định

bé bảo vệ môi trường
Vứt rác đúng nơi quy định là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.

UNICEF đã thống kế, mỗi ngày có khoảng 2.400 trẻ em tử vong do viêm phổi. Điều này là do trẻ em phải sống trong môi trường ô nhiễm về nước, không khí và rác thải. Hàng năm, hơn nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí. Thậm chí là bị tổn thương đến não và phổi do môi trường ô nhiễm.

Việc dạy trẻ vứt rác đúng nơi quy định và phân loại rác thải cũng là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Ba mẹ nên giúp con phân loại rác thải như thế nào là hợp lý và vứt rác đúng nơi quy định. Những cách phân loại rác ba mẹ nên biết để giúp bé bảo vệ môi trường như sau:

– Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như thức ăn thừa; hư hỏng (rau, cá chết…); vỏ trái cây,….

– Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế.

  • Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy; bìa các tông; kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…); các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)….
  • Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

[inline_article id=132033]

3. Dạy trẻ yêu động vật

Trẻ em rất yêu quý động vật, vì thế ba mẹ đừng ngại nuôi một con vật cưng trong nhà. Đây cũng là phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ mầm non rất thiết thực. Nếu gia đình sống trong một căn hộ nhỏ, ba mẹ có thể nuôi một con cá, con mèo, con chó hoặc một con chuột hamster. Hoặc ba mẹ có thể dạy trẻ việc cho những con mèo hoang gần nhà ăn thức ăn khô, uống một ít nước. Điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Và chính việc yêu mến thú cưng sẽ dạy cho trẻ sự đồng cảm, cũng như nếp sống ngăn nắp và yêu thiên nhiên.

4. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non: Trồng cây

Trồng và chăm sóc cây xanh là một việc nhỏ để giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Các hoạt động thường ngày như tưới nước; dọn dẹp; tỉa cây và theo dõi sự phát triển của chúng sẽ giúp trẻ phát triển tình yêu với thiên nhiên. Từ đó, trẻ em sẽ biết cách bảo vệ môi trường sống tốt hơn.

5. Tái chế đồ cũ

bảo vệ môi trường
Dạy trẻ tái chế đồ cũ là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.

Khi ba mẹ giáo dục môi trường cho trẻ mầm non đừng quên dạy con cách tái chế đồ cũ.  Tái chế rác thải là hành động tốt cho con người lẫn môi trường. Vì nó làm giảm việc sử dụng nguyên liệu mới để sản xuất sản phẩm mới. Ngoài ra, tái chế rác thải cũng giúp giảm năng lượng sử dụng; cải thiện chất lượng không khí và nước; chống lại biến đổi khí hậu.

Ba mẹ có thể dạy bé bảo vệ môi trường bằng cách tái chế các vật sau:

  • Nhựa
  • Kim loại
  • Thủy tinh
  • Đồ dệt may
  • Thiết bị điện tử
  • Sách, báo, tạp chí…

Với những món đồ cũ, con có thể tái chế thành đồ chơi, các món đồ trang trí hoặc vật dụng trong nhà. Đây là cách giúp trẻ vừa học, vừa chơi và phát triển khả năng sáng tạo hiệu quả.

6. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non: Đọc sách và xem tivi về bảo vệ môi trường

Cho trẻ đọc sách và xem tivi về chương trình thiên nhiên hoang dã cũng là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Những cuốn sách hay chương trình về động vật hoang dã; những loài động vật bị tuyệt chủng; môi trường thiên nhiên… rất đa dạng. Ba mẹ có thể cho trẻ xem những chương trình này để có thêm kiến thức về thế giới động vật và thiên nhiên.

[inline_article id=226509]

Ba mẹ cần lưu ý gì khi giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non?

Khi ba mẹ áp dụng những bài học giáo dục môi trường cho trẻ mầm non cần lưu ý những điều sau:

  • Ba mẹ cần phải làm gương và có cách hành xử đúng trong việc bảo vệ môi trường để con trẻ học theo. Còn nếu không, mọi lý thuyết bên trên sẽ không thể đem lại kết quả như mong đợi.
  • Các bài học dạy con cần linh hoạt, ba mẹ có thể lấy dẫn chứng cụ thể trong sách báo, tivi để trẻ hiểu được vấn đề con người đã tàn phá thiên nhiên như thế nào. Từ đó, trẻ sẽ ý thức được việc bảo vệ môi trường.
  • Khi trẻ hình thành các thói quen như sống ngăn nắp; vứt rác đúng nơi quy định; phân loại rác thải; tiết kiệm điện nước; trồng cây xanh… ba mẹ nên có lời khen ngợi để khuyến khích trẻ phát huy những việc làm này.

Việc dạy bé bảo vệ môi trường là điều cần thiết phải được giáo dục từ trong gia đình. Hy vọng với những bài học về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non sẽ giúp ba mẹ có thêm ý tưởng để dạy con bảo vệ thiên nhiên. Chúc ba mẹ thành công trong việc giáo dục con nhé!

>>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm: Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển như thế nào?

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

7 ý tưởng đơn giản làm thủ công cho bé từ giấy báo cũ

hoa giấy thủ công
Làm thủ công cho bé: Mẹ và con cùng vui

Cách làm giấy thủ công tại nhà cùng con sẽ giúp bạn và bé gắn kết nhau hơn. Việc này không chỉ mang lại niềm vui, khơi dậy óc sáng tạo của trẻ mà còn rất hữu ích với môi trường.

Thay vì sử dụng giấy thủ công mới, bạn hoàn toàn có thể tận dụng giấy báo cũ để làm thủ công cho bé. Điều này không những tiết kiệm mà còn nâng cao ý thức của bé trong vấn đề bảo vệ môi trường nữa đấy!

Trong trường hợp nếu bạn vẫn chưa nghĩ ra ý tưởng về cách làm thủ công bằng giấy, hãy để Marry Baby gợi ý cho bạn nhé!

1. Hướng dẫn làm cây thủ công cho bé bằng giấy báo cũ

làm thủ công cây giấy báo

Với thành phẩm tạo ra, bạn và bé có thể giữ nguyên hoặc dùng bút màu để tô vẽ thêm cho thân cây thêm sinh động hơn. Tùy vào mục đích trang trí khác nhau mà bạn có thể biến tấu thành nhiều loại cây khác nhau.

Những gì bạn cần

  • Một vài tờ báo cũ
  • Dây thun
  • Một chiếc kéo

Cách thực hiện

Cuộn tờ báo lại sau đó buộc dây thun ở hai vị trí là đầu cuộn giấy và ở phần giữa. Kế đến, dùng kéo cắt dọc khoảng 4 đường từ phần đầu bên kia cuộn giấy đến phần buộc thun ở giữa. Tiếp tục cắt lớp giấy bên trong thành những sợi nhỏ hơn.

Dùng tay bẻ các sợi giấy vừa cắt để tạo thành các tán cây. Sau khi hoàn tất bạn đã có ngay một chiếc cây bằng giấy rồi.

2. Làm thủ công cho bé: Xếp hoa hồng bằng giấy báo

hoa hồng giấy

Cách làm thủ công bằng giấy này khá đơn giản mà rất hữu ích. Sau khi hoàn thành, bạn có thể dùng hoa hồng giấy để trang trí trên bàn học của bé, kệ sách hoặc thậm chí có thể dán lên tường nhà. Ngoài giữ nguyên như bình thường, bạn có thể tô màu để những bông hoa giấy này trông bắt mắt hơn.

Những gì bạn cần

  • Những mảnh giấy hình vuông có kích thước bằng nhau được cắt từ báo cũ
  • Một chiếc kéo
  • Bút chì
  • Keo dán

Cách thực hiện

Chuẩn bị một mảnh giấy tròn và vẽ lên trên mảnh giấy một hình xoắn ốc. Lưu ý cần vẽ càng chính xác càng tốt vì điều này sẽ giúp hoa làm ra trông thật hơn.

Tiếp theo bạn dùng kéo cắt từ phần ngoài của vòng xoắn ốc cho đến khi vào giữa tờ giấy và chừa lại một nút tròn nhỏ ở giữa để làm đài hoa. Kết thúc bước này, bạn đã có được một dải xoắn ốc.

Cuộn tròn dải xoắn ốc từ ngoài vào trong, cần đảm bảo bạn cuộn một cách chắc chắn. Sau khi cuộn xong, bạn dán vào phần nút tròn nhỏ. Lưu ý là bạn cần phải căn chỉnh lại độ khít của cuộn xoắn ốc trước khi tiến thành thao tác dán nhé!

Khi bạn buông cuộn giấy ra, những cánh hoa sẽ mở ra, phần nút tròn được dán lại sẽ là đế của bông hoa. Bạn có thể đính nó vào bất cứ thứ gì mình thích cành cây khô, tường hay kết hợp với dây kẽm và giấy để làm ra những cành hoa hồng lạ mắt…

3. Làm thủ công bằng giấy: Xếp mũ thủy thủ

làm thủ công mũ thủy thủ bằng giấy

Không như hai món đồ thủ công dùng trang trí ở trên, ở cách làm thủ công này, bé có thể sử dụng sản phẩm tạo ra để chơi trò cướp biển. Hơn nữa, bạn có thể gợi ý để trẻ trang trí chiếc mũ theo ý thích riêng.

Những gì bạn cần

  • Giấy báo cũ
  • Băng keo (Tùy chọn)

Cách thực hiện

Gấp tờ báo cũ làm đôi theo chiều dài, miết mạnh tay dọc theo nếp gấp. Tiếp đến mở giấy ra và lại gấp đôi theo chiều rộng tờ giấy. Gấp hai góc cao vào nếp gấp chính giữa tạo hình ngôi nhà.

Lúc này có hai vạt giấy nằm dọc cạnh dưới của ngôi nhà. Gấp ngược vạt giấy ở mặt đối diện với bạn. Lưu ý, nếp gấp mới chạy dọc theo cạnh dưới phải bằng với cạnh dưới hình tam giác.

Hai mép thừa xung quanh tam giác có thể dùng kéo cắt đi hoặc gấp gọn vào phía trong rồi dùng băng keo dán lại. Bạn có thể không cần dùng băng keo, nhưng việc này sẽ giúp cho chiếc mũ trông đẹp và chắc chắn hơn.

4. Khung ảnh bằng giấy

làm thủ công khung ảnh bằng giấy

Kệ sách hay bàn học của trẻ sẽ trông lạ hơn nhờ những khung ảnh bằng giấy báo.

Những gì bạn cần

  • Giấy báo cũ
  • Vỏ hộp đựng ngũ cốc
  • Một chiếc kéo
  • Băng keo

Cách thực hiện

Khoét lấy một mặt hình vuông hoặc chữ nhật từ vỏ hộp đựng ngũ cốc theo kích thước nhỏ hơn tấm ảnh một chút. Bạn hãy hướng dẫn béáp tấm ảnh lên hộp, đánh dấu kích thước rồi cắt, khoét làm sao để có một ô trống lộ ra và có thể đặt bức ảnh vào vừa vặn.

Việc còn lại, bạn sẽ để bé tùy ý trang trí khung ảnh bằng giấy báo theo sở thích của mình. Bạn có thể xé vụn các mảnh giấy báo và dán chúng lên vỏ hộp ngũ cốc. Hay thậm chí bạn có thể hướng dẫn bé cắt giấy báo theo hình dáng mà chúng thích để dán lên khung ảnh.

Lời khuyên rằng, khung ảnh màu sắc càng đơn giản thì bức ảnh của bạn sẽ trông nổi bật hơn.

5. Làm những chiếc lá thủ công với giấy báo cũ

lá bằng giấy

Cách làm này cũng khá thú vị và có thể nói là đơn giản hơn hết thảy so với những cách ở trên. Những chiếc lá đủ màu sắc sau khi hoàn thành có thể treo ở khung cửa hoặc thậm chí dán trang trí lên tường phòng ngủ của trẻ.

Những gì bạn cần

  • Giấy báo cũ nhiều màu sắc
  • Một chiếc kéo
  • Lá khô
  • Bút chì màu hoặc bút màu nước
  • Ruy băng

Cách thực hiện

Đặt lá khô lên trên mặt báo, sau đó dùng bút chì viền theo hình dạng chiếc lá. Dùng kéo cắt theo đường viền trên để thu được những chiếc lá bằng giấy. Bạn hoàn toàn có thể cắt những chiếc lá có hình dạng khác nhau để tăng thêm độ đa dạng cho thành phẩm.

Nhằm trang trí cho những chiếc lá giấy thêm sinh động, bạn có thể khuyến khích trẻ dùng bút chì màu để tô vẽ thêm lên trên mặt giấy. Sau cùng, dùng ruy băng để xâu những chiếc lá lại với nhau hay thậm chí có thể dùng băng dính để dán vào cửa sổ phòng ngủ của bé. Bật mí là ánh sáng chiếu qua những chiếc lá giấy đầy màu sắc sẽ rất đẹp đấy!

6. Cách làm thủ công bằng giấy đơn giản: Gấp trái tim

dải hình trái tim bằng giấy

Ngày lễ 8/3 sắp gần kề rồi, bạn và bé có thể làm những món đồ thủ công đáng yêu như dải giấy hình trái tim để làm quà tặng cho những người thân hay trang trí nhà.

Những gì bạn cần

  • Giấy báo cũ
  • Khuôn hình trái tim
  • Bút chì hoặc bút mực tùy ý
  • Một chiếc kéo

Cách thực hiện

Chuẩn bị một tờ báo và đặt khuôn hình trái tim lên trên. Kế đến, dùng bút chì viền theo khuôn hình trái tim liên tục sao cho các hình trái tim chồng đều lên nhau.

Dùng kéo cắt theo các nét đã viền và bạn đã có ngay một dải hình trái tim thật đáng yêu rồi! Lưu ý ngoài dùng khuôn hình trái tim, bạn có thể biến tấu bằng các loại hình dạng khác tùy thích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể vẽ hoặc viết lên trên dải băng này lời nhắn hoặc câu chúc tốt đẹp dành cho người nhận.

7. Làm thủ công cho bé: Tạo bàn cờ ca rô

trò chơi ca ro

Ngoài việc làm thủ công bằng giấy báo cũ, một cách đơn giản hơn để giải trí là sử dụng nó làm bàn cờ caro. Trò chơi này đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người và giờ đây bạn đã có thể truyền lại nó cho con mình.

Những gì bạn cần

  • Khoảng 6 – 7 tờ báo cũ
  • Hộp đựng ngũ cốc hoặc bìa cứng
  • Băng dính
  • Sơn acrylic

Cách thực hiện

Cuộn tờ giấy báo theo chiều dài và dùng băng dính cố định sao cho thành hình một đường ống. Dùng tay miết đều để làm phẳng đường ống này. Lặp lại tương tự cho đến khi tạo ra đủ 4 đường thẳng như vậy để tạo hình dấu thăng “#”. Dấu thăng này sẽ làm thành lưới cho bàn cờ.

Tiếp đến, dùng hộp ngũ cốc hoặc bìa cứng để cắt thành hình chữ “X” và “O” mỗi thứ khoảng 5 – 10 cái. Khi chơi cờ có thể để bé chọn loại mình muốn.

Trong quá trình làm thủ công cho bé, cần chú ý đến việc sử dụng kéo an toàn cho trẻ. Nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn nên thực hiện việc cắt ghé giúp trẻ. Hy vọng rằng, những gợi ý ở trên sẽ giúp bạn và bé có những phút giây thư giãn thú vị tại nhà.

Marry Baby