Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống yakult được không? Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng yakult

Yakult là sản phẩm sữa uống lên men có chứa probiotic vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota. Sữa chua uống Yakult phù hợp với người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên với chức năng hỗ trợ sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bà bầu uống Yakult được không lại là một chủ đề gây tranh cãi.

Tìm hiểu sữa chua uống Yakult

Trước khi tìm hiểu liệu mẹ bầu uống yakult được không, chúng ta cùng tìm hiểu về men vi sinh trong sữa chua yakult nhé.

Men vi sinh (Probiotic) là vi khuẩn sống và nấm men hỗ trợ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vì được xem là vi khuẩn tốt hay lợi khuẩn, chúng thường được thêm vào sữa chua hoặc thực phẩm bổ sung. 

Probiotic giúp khôi phục sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong ruột (bao gồm cả dạ dày và ruột). Đặc biệt khi hệ đường ruột bị gián đoạn do bệnh tật hoặc điều trị. Một số bằng chứng cho thấy chế phẩm sinh học có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Yakult là sản phẩm sữa uống lên men đầu tiên trên thế giới. Trong mỗi chai sữa chua uống Yakult chứa hơn 6,5 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus casei shirota rất tốt cho hệ tiêu hóa. Uống ít nhất một chai Yakult mỗi ngày có thể giúp cải thiện đại tiện cho những người bị táo bón, và có thể giúp duy trì hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Nhưng bà bầu uống yakult có tốt không?

Mẹ bầu uống yakult được không?

Khi mang thai, mẹ có thể thất vọng với những thay đổi nội tiết tố mà cơ thể mình phải trải qua. Sự thay đổi này khiến mẹ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc các vấn đề về dạ dày cần phải chiến đấu như táo bón, ợ nóng, axit, đầy hơi và tiêu chảy.

Do đó, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai nên nhằm mục đích hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Khi đường ruột khỏe mạnh, mẹ sẽ tránh khỏi một số biến chứng khi sinh. Việc sử dụng lợi khuẩn có trong yakult là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe đường ruột tốt.

Bầu 3 tháng đầu uống yakult được không? Như chia sẻ ở trên, sản phẩm yakult không chứa bất kỳ chất phụ gia, chất ổn định hay tạo màu nào nên vô cùng an toàn với người sử dụng, kể cả đối với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Do đó, câu trả lời cho việc mẹ bầu uống yakult được không là hoàn toàn được nhé.

>> Xem thêm: Làm thế nào để giảm táo bón khi mang thai tuần đầu?

Mẹ bầu uống yakult được không?

Uống yakult có tác dụng gì với mẹ bầu?

1. Cải thiện nhu động ruột

Mẹ bầu uống yakult được không? Nghiên cứu cho thấy rằng một số chế phẩm sinh học có thể cải thiện nhu động ruột và giảm táo bón. Những phụ nữ bị trĩ và táo bón sau sinh đã tìm thấy lợi ích đáng kể sau khi tiêu thụ lợi khuẩn chỉ trong sáu tuần.

2. Giảm chứng ợ nóng và axit

Sữa yakult có tác dụng gì? Yakult bao gồm một loại men vi sinh mà mẹ bầu có thể tiêu thụ như một phần của chế độ ăn uống. Men vi sinh này có thể làm giảm chứng ợ nóng, đầy hơi và axit của hệ tiêu hóa của mẹ.

3. Giảm nguy cơ tiền sản giật khi mang thai

Tiền sản giật là một biến chứng xảy ra ở 2-8% các trường hợp mang thai. Đây là trường hợp huyết áp và lượng protein trong nước tiểu của người mẹ cao. Mẹ bầu uống yakult được không và có lợi ích gì? Theo một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ mang thai Na Uy và được công bố trên Tạp chí Y học Anh năm 2018, việc tiêu thụ thức uống có lợi khuẩn, đặc biệt là trong ba tháng thứ ba của thai kỳ giúp giảm nguy cơ tiền sản giật.

4. Giảm nhiễm trùng âm đạo và tăng hệ miễn dịch

Men vi sinh có thể có lợi trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo. Chúng hoạt động bằng cách tăng vi khuẩn có lợi trong âm đạo, từ đó ngăn chặn sự phát triển của các sinh vật gây nhiễm trùng có hại. 

Sữa yakult có tác dụng gì cho hệ miễn dịch? Mẹ bầu uống yakult ít bị ốm hơn vì hệ thống miễn dịch tốt hơn. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp chiến đấu và chống lại nhiễm trùng.

5. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở New Zealand cho thấy rằng việc tiêu thụ men vi sinh khi mang thai làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, mẹ không phải lo về chuyện bầu uống yakult được không nữa nhé.

Uống yakult giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Lưu ý cho bầu khi uống yakult

Mặc dù đã biết bầu uống yakult được không thì mẹ vẫn cần đảm bảo một số lưu ý dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng sữa.

1. Liều lượng dùng

Mẹ bầu chỉ nên uống Yakult với một mức độ hợp lý để có hiệu quả tối ưu. Liều lượng được khuyến cáo là 1-2 chai mỗi ngày. Thai phụ nên uống yakult khi nào? Tốt nhất là các mẹ bầu nên uống Yakult sau bữa ăn chính khoảng 30 phút.

2. Cách dùng

  • Mẹ bầu cần chú ý không sử dụng sữa chua uống yakult cùng với các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và muối như: thịt nguội, xúc xích hoặc thịt hộp,… Bởi vì chất nitrit có trong các loại thực phẩm này nếu như kết hợp với sữa Yakult có thể sẽ sản sinh ra nitrosamines. Đây là mộᴛ hợp chất không có lợi, nếu tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến bệnh ung thư. Thay vào đó, các mẹ bầu hãy sử dụng chung với những thực phẩm nhiều tinh bột hoặc trái cây. Việc này sẽ giúp cơ thể hấp thu được trọn vẹn các dưỡng chất thiết yếu.
  • Bà bầu uống yakult được không và cần lưu ý gì? Không sử dụng Yakult với những loại thuốc kháng sinh. Bởi vì thuốc kháng sinh có thể làm giảm tác dụng của Probiotic có trong sữa chua.
  • Mẹ không nên đun nóng sữa chua trước khi uống vì nhiệt độ cao sẽ có thể tiêu diệt cáᴄ lợi khuẩn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên uống sữa chua Yakult khi đang đói. Bởi độ pH axit ở dạ dày vào lúc này có thể triệt tiêu các vi khuẩn có lợi. Ngoài ra, việc uống sản phẩm khi đói khiến cho bụng càng cồn cào và khó chịu hơn. Đặc biệt đối với những người đang mắc các bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

3. Lưu ý khác

  • Nếu bà mẹ đang có tình trạng sức khỏe hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ chất bổ sung men vi sinh nào.

>> Xem thêm: Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

Trên đây là những thông tin cụ thể về vấn đề bà bầu uống yakult được không. Mong rằng bài viết trên đây đã mang lại những kiến thức bổ ích cho các chị em đang mang thai nhé.