Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các mẹ mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ thường lo lắng liệu điều này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Con yêu có phát triển được bình thường không? Hãy cùng MarryBaby giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây.

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không?

Vào tháng thứ 5 thai kỳ, thai nhi đã đạt kích thước khá lớn, nặng khoảng 360g, dài 27cm. Tử cung sẽ giãn nở phù hợp với kích thước thai nhi làm cho bụng của mẹ bầu lộ rõ và tiếp tục lớn lên. Nếu được hỏi bụng bầu 5 tháng đã to chưa thì câu trả lời là bụng bầu 5 tháng có thể to như một quả bóng rổ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà kích thước bụng của mẹ bầu cũng khác nhau. 

Vậy mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều này khiến mẹ cảm thấy hoang mang. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Để xác định thai nhi có phát triển tốt hay không; chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường thông qua kích thước và hình dáng bụng của mẹ bầu. 

Thay vào đó, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để khám định kỳ và thực hiện các siêu âm, xét nghiệm… Các kết quả chẩn đoán sẽ giúp mẹ biết được thai nhi đã đạt chuẩn về cân nặng, kích thước và phát triển tốt hay chưa. Vì vậy khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ nhưng thai nhi phát triển bình thường thì có thể yên tâm.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần.

mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ

Những lý do khiến mẹ bầu mang thai 5 tháng bụng vẫn nhỏ

1. Chiều cao của mẹ bầu

Những mẹ bầu có chiều cao vượt trội hay lưng dài thường có kích thước bụng bầu 5 tháng nhỏ hơn. Vì khoảng cách từ hông xuống mông rộng, khi thai nhi lớn làm cho tử cung có xu hướng kéo dài chứ không đẩy cao ra phía trước. Ngược lại những mẹ bầu có chiều cao khiêm tốn thường có kích thước bụng to hơn. 

2. Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ do tử cung thay đổi ảnh hưởng đến ruột

Bầu 5 tháng bụng to chưa? Tử cung giãn nở khiến bộ phận ruột trong cơ thể có thể bị đẩy lên trên hoặc xuống dưới. Điều này làm thay đổi kích thước bụng của mẹ bầu. Khi ruột bị đẩy xung quanh tử cung, bụng mẹ bầu sẽ to và tròn đầy hơn. 

3. Phụ nữ mang thai lần đầu

Phụ nữ mang thai lần đầu cũng là nguyên nhân giải thích vì sao mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ. Vì những phụ nữ mang thai lần đầu có cơ vùng bụng săn chắc hơn nên bụng bầu 5 tháng trông có vẻ gọn gang và nhỏ hơn. Một số mẹ bầu lần 2, lần 3 mà bụng vẫn nhỏ là do họ chăm chỉ luyện tập đều đặn và có cơ bụng không bị “chảy sệ”.

4. Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ do Vị trí của thai nhi

Em bé trong bụng chuyển động và thường xuyên thay đổi tư thế, nhất là từ tuần 32 đến tuần 34. Đây cũng là lý do khiến mẹ mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ hay lớn hơn bình thường. Những tháng cuối thai kỳ, em bé ở tư thế nằm nghiêng khiến hình dáng bụng bầu thay đổi theo. 

5. Số lượng nước ối

Bầu 5 tháng bụng to chưa? Lượng nước ối là một trong những lý do làm bụng bầu 5 tháng của mẹ bầu to hay nhỏ. Những mẹ bầu có nhiều nước ối, bụng bầu sẽ to hơn. Còn những mẹ bầu bụng nhỏ do thiếu nước ối cần phải bổ sung bằng cách uống thêm nhiều nước và ăn hoa quả để thai nhi phát triển tốt.

mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ nên làm gì?

Có thể thấy phụ nữ mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất và mẹ bầu an tâm hơn. Mẹ bầu nên đi khám thai để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tư vấn khắc phục trong từng trường hợp cụ thể.

Vậy bụng bầu 5 tháng to như thế nào? Thông thường, bà bầu sẽ tăng cân tiêu chuẩn từ 11kg đến 18kg. Số cân nặng này tùy thuộc vào từng thể trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như số lượng thai đơn, thai đôi hay đa thai… Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp mẹ biết được các chỉ số cân nặng, chiều cao và sự phát triển của em bé có tốt không. 

[inline_article id=185164]

Do đó, việc mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ mà thai nhi phát triển tốt thì mẹ bầu không cần lo lắng. Mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước, khám thai định kỳ để sẵn sàng chào đón bé chào đời.