Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn cháo lòng được không? Mẹ cần biết điều này trước khi ăn

Trong thai kỳ, không phải thực phẩm nào cũng an toàn cho mẹ và bé. Vậy nên, trước khi ăn món nào đó, mẹ bầu thường phải tìm hiểu xem nó có gây hại gì hay không. Vậy lòng heo thì sao? Bà bầu ăn cháo lòng được không? Bà bầu ăn cháo lòng có sao không? Đọc ngay bài viết của MarryBaby để biết điều đó.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của lòng heo

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của lòng heo

Bà bầu ăn cháo lòng được không? Cháo lòng được nấu từ gạo cùng lòng heo. Theo ước tính, lòng heo chứa một số chất dinh dưỡng sau:

– Lượng calo: 80
– Chất đạm: 10g
– Chất béo: 3g
– Carbohydrate: 2g

Ngoài ra, lòng heo còn chứa sắt, kali, magie, phốt pho, kẽm, niacin, choline. Món ăn này đặc biệt giàu selen.

Lòng là một loại nội tạng động vật có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Khi tiêu thụ với lượng vừa phải, nó có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe tiềm năng như sau:

♦ Hỗ trợ cơ và xương: Lòng heo chứa nhiều protein, giúp sửa chữa những mô bị hư hỏng và xây dựng cơ bắp.

♦ Phòng chống thiếu máu: Món ăn này giàu vitamin B12, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi.

♦ Hỗ trợ giảm cân: Thực phẩm giàu protein có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm tình trạng ăn vặt, từ đó hỗ trợ giảm cân. Hơn nữa, lòng heo chứa ít calo và chất béo so với các nguồn protein động vật khác, vậy nên tốt cho việc duy trì cân nặng hoặc giảm cân.

>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn mắm được không? Bà bầu ăn mắm nào an toàn?

Bà bầu ăn cháo lòng được không?

Bà bầu ăn cháo lòng có tốt không? Bà bầu không nên ăn cháo lòng. Trong cháo lòng có các bộ phận chưa được diệt khuẩn có thể gây nhiều nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể trong cháo lòng có thể chứa giun, sán hoặc vi khuẩn E.coli có thể gây tiêu chảy ở bà bầu. MarryBaby khuyến cáo bà bầu nên cẩn thận khi ăn cháo lòng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Những nguy cơ khi bà bầu ăn cháo lòng

Bà bầu ăn cháo lòng được không?

Với những lợi ích đó thì mẹ bầu ăn cháo lòng được không. Theo các chuyên gia y tế, thịt nội tạng gồm gan, tim, dạ trường, bao tử… là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời trong thai kỳ.

Lòng heo chứa nhiều protein, sắt, vitamin A và B12 lành mạnh. Với những thành phần đó thì mang thai ăn cháo lòng được không? Ăn cháo lòng có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe cơ xương khớp; ngăn ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai; tạo cơ, xương và tạo máu cho thai nhi. Lượng vitamin A dồi dào trong món ăn này cũng hỗ trợ sự phát triển thị giác và hệ thống miễn dịch của thai nhi.

>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn dâu tây được không? – 5 lợi ích bất ngờ từ dâu tây đối với bà bầu

Bên cạnh đó, lòng heo cũng chứa nhiều selen – một khoáng chất cần thiết cho hệ thống phòng thủ, miễn dịch và đề kháng của cơ thể. Chất này cũng quan trọng cho bào thai.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, ăn quá nhiều thịt nội tạng không tốt cho cơ thể, đặc biệt là mẹ bầu. Bà bầu ăn cháo lòng được không? Ăn cháo lòng hoặc sử dụng thịt nội tạng động vật nhiều, mẹ bầu có nguy cơ gặp các vấn đề sau:

1. Ngộ độc vitamin A, đồng

ăn quá nhiều lòng không tốt
Ảnh: Linh Sam

Bà bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không? Giai đoạn 3 tháng đầu rất quan trọng cho sự hình thành của bào thai, vậy nhưng nếu mẹ bầu ăn cháo lòng có thể thể gây ngộ độc vitamin A và lượng đồng cao có thể gây dị tật bẩm sinh, nhiễm độc gan.

2. Lượng cholesterol cao

Trong lòng heo cũng chứa một lượng cholesterol cao, không tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Ước tính, 56g thịt nội tạng cung cấp 105mg cholesterol, tương đương 36% RDI. Một nghiên cứu với 9.000 người ở Hàn Quốc đã cho thấy những người tiêu thụ thịt nội tạng động vật ở mức vừa phải có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với những thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này.

3. Nguy cơ nhiễm bệnh từ thực phẩm bẩn

Một số người phân vân bà bầu ăn cháo lòng có sao không. Cháo lòng hoặc những đồ ăn từ nội tạng động vật có thể làm cho mẹ và bé có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Bởi vì thịt nội tạng có thể nhiễm vi khuẩn, ấu trùng, ký sinh trùng, virus… gây bệnh cho con người.

[inline_article id=254731]

4. Gây ô nhiễm chéo và mắc bệnh

Ăn thịt nội tạng, đặc biệt là những món chưa được nấu chín kỹ, có thể bị liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đặc biệt, trong quá trình sơ chế, xử lý thịt nội tạng, có thể gây ô nhiễm chéo cho các thức ăn khác. Điều này gây ra nguy cơ dẫn tới tiêu chảy, kiết lị, thương hàn. Đây là những căn bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu.

Vì những lý do trên, các bác sĩ khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên ăn thịt nội tạng nhiều hơn một lần trong mỗi tuần. Như vậy, với câu hỏi bà bầu có được ăn cháo lòng không thì mẹ bầu có thể ăn được nhưng chỉ nên ăn ít. Nếu quá thèm món ăn này, bạn chỉ nên ăn theo đúng lượng mà bác sĩ khuyến cáo để tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu nên sử dụng một số loại cháo khác thay thế cháo lòng, chẳng hạn như cháo gà hầm hạt sen, cháo đậu đỏ thịt bò, cháo cá chép.

>>> Đọc thêm: 5 lý do bà bầu không nên ăn đu đủ chín hườm

Lưu ý khi mẹ bầu ăn cháo lòng

mang thai có nên ăn cháo lòng

Mẹ bầu có thể sử dụng nội tạng động vật để làm các món hầm, nấu cháo, chế biến xúc xích, pate… Thực tế, một số mẹ bầu ở nhiều nước trên thế giới cũng ăn những món này trong thai kỳ và nhận được nhiều lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, khi ăn, bạn cần lưu ý:

– Chỉ ăn đúng theo khuyến cáo của bác sĩ, hoặc ít hơn nếu bạn là người có vấn đề về sức khỏe, béo phì hoặc cao huyết áp. Tốt hơn hết, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn thịt nội tạng trong thai kỳ.

– Để tránh nhiễm bẩn, ký sinh trùng khi ăn thịt nội tạng, bạn phải rửa thật sạch với nước, muối hoặc chanh. Tuyệt đối không ăn những thứ bán sẵn ở ngoài, bởi vì có thể sơ chế không sạch sẽ.

– Khi nấu cháo lòng hoặc các món ăn từ nội tạng, mẹ bầu cần lưu ý phải nấu chín kỹ để những ấu trùng, vi khuẩn chết ở nhiệt độ cao và không có cơ hội gây bệnh cho người

Bà bầu ăn cháo lòng được không? Mặc dù là món ăn giàu dưỡng chất, nhưng cháo lòng hoặc thức ăn từ thịt nội tạng động vật có nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Vậy nên, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ bầu hãy cân nhắc nguồn dinh dưỡng của mình để tốt cho sự phát triển của bé yêu nhé!

[inline_article id=260557]