Mùa hè đến là mùa của lễ hội trái cây ở Việt Nam. Thời điểm này đang là mùa mít sai quả là món trái cây dễ ăn và được chế biến với nhiều món ăn ngon. Vậy mùa này bà bầu ăn có được ăn mít không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong phần dưới đây của bài viết nhé.
Bà bầu có được ăn mít không?
Bà bầu ăn mít có được không? Câu trả lời là, bà bầu có được ăn mít trong thai kỳ; miễn là ăn với số lượng vừa phải. Vì mít là loại trái cây giàu vitamin B6, kali và nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho hai mẹ con.
Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn mít quá nhiều. Bởi vì, mít có tính nóng bà bầu nếu ăn quá nhiều trong thai kỳ có thể gây hại cho thai nhi. Vì thế, tốt nhất bà bầu nên ăn mít vừa đủ thôi nhé.
Ngoài ra bà bầu tiều đường có được ăn mít không? Với những bà bầu đang bị tiểu đường thai kỳ thì càng không nên ăn quá nhiều mít. Cùng giống như các loại trái cây khác, mít cũng chứa nhiều đường tự nhiên nên có thể gây tăng lượng đường trong máu cao.
Bên cạnh vấn đề bầu ăn mít được không; bạn có thể xem thêm vấn đề bà bầu ăn dâu da xanh được không? nữa nhé.
Dinh dưỡng khi ăn mít với bà bầu
Sau khi biết bà bầu được ăn mít không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu các chất dinh dưỡng có trong 100g mít nhé.
- Đạm: 1,72g
- Calo: 95kcal
- Nước: 73,46g
- Chất xơ: 1,5g
- Chất béo: 0,64g
- Axit folic: 24mcg
- Vitamin E: 0,34 mg
- Vitamin B3: 0,920mg
- Vitamin B2: 0,055mg
- Vitamin B6: 0,329mg
- Vitamin B1: 0,105mg
- Vitamin A: 110IU
- Vitamin C: 13,7mg
- Kali: 448mg
- Natri: 2mg
- Canxi: 24mg
- Sắt: 0,23mg
- Phốt-pho: 21mg
- Magie: 29mg
- Kẽm: 0,13mg
- Carbohydrat: 23,25g
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi
Những lợi ích khi bà bầu mít suốt thai kỳ
Bà bầu ăn mít sẽ mang đến những lợi ích dưới đây:
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Mít giàu vitamin A, B và C nên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Ngăn ngừa dị tật thai nhi: Hàm lượng folate và sắt trong mít giúp bình thường hóa nồng độ hemoglobini, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và dị tật thai nhi.
- Giúp hỗ trợ phát triển thị lực và tế bào cho thai nhi: Nguồn vitamin A trong mít sẽ hỗ trợ đáng kể trong quá trình phát triển thị lực và tế bào của thai nhi
- Ngăn ngừa cao huyết áp: Mít là nguồn cung cấp kali tuyệt vời giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp duy trì sức khỏe cho bà bầu suốt thai kỳ.
- Ngăn ngừa táo bón: Mít chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu tiêu hóa và giảm táo bón. Hàm lượng chất xơ trong mít cũng có thể giúp tử cung của phụ nữ khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường năng lượng cho bà bầu: Mít có đường tự nhiên (fructose và sucrose) giúp tăng cường năng lượng và giúp thỏa mãn cơn thèm ăn thường gặp khi mang thai..
- Ngăn ngừa loãng xương: Hàm lượng magie trong mít giúp thúc đẩy sức khỏe của xương ở cả mẹ và thai nhi. Điều này sẽ cải thiện sức mạnh của xương và giảm nguy cơ loãng xương đáng kể.
Tác dụng phụ khi bà bầu ăn mít quá nhiều
Mặc dù bà bầu được ăn mít nhưng không có được ăn nhiều. Nếu bà bầu không kiểm soát việc ăn mít có thể gặp các biến chứng sau:
- Đầy bụng: Tiêu thụ quá nhiều mít có thể dẫn đến khó tiêu và tiêu chảy vì loại trái cây này có hàm lượng chất xơ cao.
- Làm đông máu: Nếu bà bầu bị rối loạn về máu, hãy tránh ăn mít trong thai kỳ vì có thể làm tăng quá trình đông máu.
- Dị ứng: Hệ thống miễn dịch khi mang thai sẽ bị ức nên có thể gây dị ứng hoặc dễ nhạy cảm mới. Nếu bạn chưa từng ăn mít hoặc ăn quá nhiều thì có thể bị dị ứng.
- Tăng lượng đường trong máu: Mít chứa nhiều đường tự nhiên, dễ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, không nên dùng nếu bà bầu đang bị tiểu đường thai kỳ.
>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn bơ được không? Những lưu ý cho bầu khi ăn bơ
[key-takeaways title=”Bà bầu ăn mít có sảy thai không?”]
Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn mít gây sảy thai. Vì thế, bà bầu ăn mít không thể gây sảy thai nếu với lượng vừa đủ. Dù tiêu thụ quá nhiều mít có thể không tốt. Nhưng bà bầu ăn mít thì không gây ra có nhiều rủi ro nghiêm trọng.
[/key-takeaways]
Những lưu ý khi bà bầu ăn mít
Bên cạnh tìm hiểu vấn đề bà bầu có được ăn mít không; MarryBaby sẽ lưu ý cách ăn mít đúng cách để thưởng thức trọn vẹn sự thơm ngon của loại trái này.
- Cắt mít không dính nhựa: Mít có nhiều nhựa, khi cắt mít bà bầu nên tra dầu vào tay, bề mặt thớt và lưỡi dao khi cắt.
- Sấy khô mít: Bà bầu cũng có thể làm món mít sấy khô, một món ăn vặt rất tuyệt vời khi mang thai.
- Hạt mít cũng có thể ăn được: Bà bầu cũng có thể luộc hoặc nướng hạt mít rồi trộn với gia vị để chế biến thành một món ăn.
- Kết hợp mít với các món ăn: Thịt mít có thể ăn không khi ngọt. Nhưng bà bầu cũng có thể kết hợp mít cùng với sữa chua, bột yến mạch, sinh tố hoặc thậm chí rắc lên kem.
- Chế biến món ăn với mít: Bà bầu có thể dùng mít non và chế biến cùng với một số nguyên liệu khác trong các món mặn như món cuốn, salad, bánh tacos, carnitas, súp hoặc cà ri.
[key-takeaways title=”Cách chọn mít ngon:”]
- Nếu ăn mít chín: Hãy chọn những trái tươi, hơi vàng và nặng, có gai mềm.
- Muốn ăn mít tươi: Hãy chọn những trái còn xanh, cứng, có gai cứng và vỏ còn nguyên.
- Tránh lựa trái mít nhẹ và bị nhiễm bệnh: Điều này có thể được xác định bằng các đốm, nếp nhăn hoặc vết bầm tím.
[/key-takeaways]
Như vậy chúng ta đã biết bà bầu có được ăn mít không. Bà bầu được ăn mít trong thai kỳ nhưng với lượng vừa phải. Nếu bà bầu ăn quá nhiều mít có thể gây các biến chứng như đầy bụng, dị ứng, tăng đường trong máu…