Nhưng khi mang thai, bạn cần phải cẩn trọng khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào. Vậy khi có bầu ăn na được không? Đây chắc hẳn là điều được nhiều mẹ bầu thắc mắc lắm đúng không?
Mẹ bầu ăn na được không?
Khi có bầu ăn na được không? Mãng cầu na được coi là loại trái cây tốt cho bà bầu. Bởi vì, na có thành phần dinh dưỡng đa dạng và hầu như không có tác dụng phụ khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Loại trái cây này rất giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, magie, sắt, vitamin-B6 và vitamin-C. Ngoài ra, na còn chứa đường tự nhiên hữu ích cho phụ nữ mang thai thiếu cân muốn tăng cân. Bên cạnh đó, khi bạn ăn na thường xuyên trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ sảy thai.
Mặc dù, na có vị ngon, dễ ăn và rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều trái cây này trong thời gian dài. Vì điều này có thể dẫn đến tác dụng ngược và gây mất cân bằng dinh dưỡng.
>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu ăn lựu được không và có tốt cho thai kỳ không?
Dinh dưỡng từ mãng cầu na mang đến cho sức khoẻ
Sau khi bạn tìm hiểu bầu ăn mãng cầu na được không; chắc hẳn bạn sẽ muốn biết các chất dinh dưỡng có trong loại trái cây này đúng không? Trong 100g na, thì cơ thể sẽ nhận được các chất dinh dưỡng sau:
- Nước: 71.5g
- Năng lượng: 101Kcal
- Chất xơ: 2.4g
- Canxi: 30mg
- Sắt: 0.71mg
- Magie: 18mg
- Phốt-pho: 21mg
- Kali: 382mg
- Vitamin C: 19.2mg
- Vitamin A: 33IU
- Vitamin B6: 0.221mg
Với hàm lượng chất dinh dưỡng trên, thì bà bầu 1 ngày nên ăn bao nhiều quả na? Bà bầu 1 ngày nên ăn từ 1-2 quả na thôi nhé! Vậy bà bầu ăn na có tốt không? Hãy đọc những lợi ích khi ăn na nhé.
Những lợi ích khi bà bầu ăn na trong thai kỳ
Ngoài vấn đề có bầu ăn na được không; để biết bà bầu ăn na có tốt không thì cần tìm hiểu những lợi ích từ loại trái cây này.
- Chống oxy hoá: Quả na có chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp chống lại tổn thương gốc tự do cho cơ thể.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Magiê trong quả na giúp bảo vệ bạn khỏi các vấn đề về tim mạch và hỗ trợ tốt cho cơ bắp.
- Cung cấp năng lượng: 100g mãng cầu cung cấp khoảng 101Kcal. Những calo này giúp bạn bổ sung vào nhu cầu calo hàng ngày của bạn.
- Giảm táo bón thai kỳ: Hàm lượng chất xơ cao trong mãng cầu có thể giúp nhu động ruột hoạt động dễ dàng và giảm nguy cơ táo bón cũng như các vấn đề liên quan đến tiêu hóa khác.
- Giúp long đờm: Quả na được cho là có một số đặc tính chữa bệnh do có chứa các chất phytochemical như hợp chất terpenesi, phenolic và flavonoidi giúp làm mát, kích thích và long đờm, giải quyết bệnh tiêu chảy và kiết lỵ.
- Bổ sung vitamin: Quả na chứa vitamin A, B6 và C rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin A hỗ trợ thị lực, da và tóc tốt. Vitamin C có thể giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Và vitamin B6 có thể giúp giảm buồn nôn do ốm nghén.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi
Tác dụng phụ khi ăn na không đúng cách bạn cần biết!
Nếu bạn đã biết bà bầu ăn được được na và không gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Thì bạn cũng cần lưu ý các trường hợp bà bầu ăn na không có tốt dưới đây:
- Ăn luôn hạt na: Bạn không được tiêu thụ hạt na vì thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
- Không ăn na nếu bị tiểu đường thai kỳ: Bạn cần tránh ăn na nếu bị tiểu đường thai kỳ. Vì loại trái cây này chứa rất nhiều đường.
- Ăn na còn sống: Nếu bạn ăn na chưa chín có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn na đã chín, mềm và còn tươi.
Liên quan đến vấn đề bầu ăn na được không; bạn có thể tham khảo thêm bà bầu ăn củ dền được không? trên MarryBaby nhé.
Một số cách ăn trái na tốt cho bà bầu trong thai kỳ
Sau khi bạn đã biết bầu ăn na có được không và tốt không; bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách ăn na dưới đây nhé:
- Ăn trực tiếp: Bạn có thể thưởng thức quả na chính ngọt trực tiếp.
- Xay sinh tố: Bạn cũng có thể loại bỏ hết phần hột của na và xay sinh tố để uống.
- Na dầm: Nếu bạn không thích sinh tố, thì có thể cho phần thịt na và dầm với đá, đường để thưởng thức.
[inline_article id=325377]
Như vậy bạn đã biết, khi có bầu ăn na được không rồi. Khi mang thai, bạn có thể ăn na trong suốt thai kỳ. Đây là một loại trái cây tốt cho thai kỳ và nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều na trong một thời gian dài. Điều này có thể gây phản tác dụng hoặc mất cân bằng chất dinh dưỡng.