Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn rau đắng được không và có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Vậy bà bầu ăn rau đắng được không? Loại rau này có ảnh hưởng gì đến thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu không? Bài viết này của Marrybaby sẽ giúp cung cấp thông tin về rau đắng và câu trả lời “bà bầu ăn rau đắng được không?” Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Nhận biết cây rau đắng 

Rau đắng còn gọi là rau xương cá; có tên khoa học là Polygonum aviculare L. Loại rau này họ với Rau răm là loại thân thảo; sống lâu năm; có chiều cao của thân khoảng 10 cm. Thân và cành cây rau đắng nhẵn, có màu đỏ tím, mọc tỏa tròn, gần sát mặt đất.

Lá rau đắng nhỏ, mọc so le, hình mác hẹp, mép nguyên, hai mặt nhẵn, gân giữa lá nổi rõ, bẹ chìa. Rau đắng có hoa màu hồng tím. Quả rau đắng có ba cạnh, chứa một hạt màu nâu. Cây rau đắng thường mọc hoang ở nhiều nơi; mọc thành đám trong ruộng; rãy hoặc bên bờ sông suối.

Rau đắng giàu chất xơ; flavonoid; vitamin C cùng nhiều khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Trước khi tìm hiểu, bà bầu ăn rau đắng được không, chúng ta xem qua các công dụng của loại rau này.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu ăn bòn bon có tốt không? – Lợi ích tuyệt vời cho bà bầu

Công dụng của rau đắng

1. Tăng cường trí nhớ

Rau đắng nổi bật với đặc tính tăng cường trí nhớ. Các chất chống oxy hóa trong rau đắng giúp đánh bại các gốc tự do và tăng cường khả năng tiếp thu bất chấp độ tuổi. Rau đắng cũng làm giảm sự gia tăng một loại protein có khả năng gây bệnh mất trí nhớ.

Uống bột rau đắng cùng với sữa sẽ giúp tăng cường chức năng não; ngăn ngừa sự phá hủy tế bào. Do đó trẻ em chịu ăn rau đắng thì rất tốt.

2. Trị cảm lạnh

Trà rau đắng có tác dụng trị cảm lạnh; tức ngực và viêm phế quản nhờ làm tan những màn nhầy trong đường thở. Loại nước uống này cũng có công dụng giảm đau và giảm viêm cổ họng, tốt cho đường hô hấp.

3. Tốt cho da và tóc

Thoa tinh dầu rau đắng lên da đầu sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho mái tóc chắc khỏe. Tinh dầu thoa lên da sẽ giúp khử trùng và tăng tốc độ lành da.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu ăn măng cụt: Mẹ đẹp, con khỏe và những lợi ích bất ngờ

4. Trị chứng ruột kích thích

Rau đắng có công dụng trị co thắt ruột; giúp giảm đau tạm thời khi bạn bị hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, rau đắng không thể trị dứt căn bệnh này. Bạn đi khám bệnh để các bác sĩ có thể chẩn đoán và tư vấn hướng chữa trị cho phù hợp nhé.

5. Giảm lo lắng

Rau đắng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm mô thần kinh gây ra chứng lo lắng. Do đó ăn rau đắng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng lo lắng; mệt mỏi thần kinh và tăng cường sức khỏe trí não.

Bà bầu ăn rau đắng được không?

6. Bảo vệ tế bào não

Rau đắng giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào não. Khi một người lên cơn động kinh, quá trình sản xuất cũng như hoạt động của gene và protein sẽ tụt xuống. Nếu người này thường xuyên ăn rau đắng thì loại rau này sẽ có công dụng kích thích các gen; protein giúp đảo ngược nguyên nhân gây động kinh cũng như các ảnh hưởng của nó.

7. Tăng cường ham muốn

Rau đắng có thể giúp kiểm soát một số vấn đề tâm sinh lý trong chuyện gối chăn. Đối với nam giới, rau đắng giúp tăng chất lượng và mật độ tinh trùng. Đối với nữ giới, rau đắng tăng cường khả năng thụ thai đồng thời kích thích ham muốn tình dục.

8. Giảm đau

Rau đắng có đặc tính kháng viêm và giảm đau, giúp giảm các triệu chứng đau thần kinh hoặc chấn thương.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?

9. Tăng cường hệ miễn dịch

Các chất chống oxy hóa trong rau đắng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn và các mầm bệnh khác.

Bà bầu ăn rau đắng được không?

Với các công dụng kể trên, vậy bà bầu ăn rau đắng được không? Rau đắng và những thực phẩm có tính đắng như rau má, khổ qua… thường chứa chất chitin có thể gây hạ đường huyết. Do đó thực phẩm này tuy tốt cho người bị tiểu đường nhưng có thể khiến bà bầu bị co thắt tử cung; xuất huyết dẫn đến sảy thai.

Rau đắng cũng có tính hàn nên những mẹ bầu có thể trạng hàn; da thịt mát; hay bị lạnh bụng thì nên hạn chế ăn rau đắng. Người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn rau đắng.

Do đó với câu hỏi Bà bầu ăn rau đắng được không thì bà bầu nên hạn chế ăn. Nếu thèm quá thì ăn chút ít rau đắng cũng không sao, nhưng đừng ăn nhiều nhé mẹ.

Lưu ý khi ăn rau đắng

Bên cạnh vấn đề, bà bầu ăn rau đắng được không, các mẹ cũng nên lưu ý khi dùng loại rau này:

  • Không nên ăn nhiều rau đắng vì có thể gây nôn mửa; khô miệng; khát nước; đánh trống ngực.
  • Rau đắng có thể làm tăng hàm lượng hormone tuyến giáp.
  • Rau đắng có thể tương tác với thuốc an thần.
  • Rau đắng có thể ảnh hưởng tới chức năng gan.
  • Rau đắng có thể tăng tiết dịch đường ruột và dạ dày.
  • Rau đắng có thể làm tăng tiết dịch trong phổi.
  • Rau đắng có thể làm giảm nhịp tim vì thế chúng ta cũng không nên ăn nhiều thực phẩm này.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu ăn cá lóc được không? Mẹ bầu nên xem để lên thực đơn ăn uống

Cách pha trà rau đắng

Bà bầu ăn rau đắng được không đã có câu trả lời. MarryBaby xin gợi món trà rau đắng cho các mẹ có thể tham khảo.

  • Bạn bứt lá từ 3-4 nhánh rau đắng, đem rửa sạch rồi vò sơ, cho vào túi lọc trà.
  • Cho 250ml nước sôi và 2 thìa cà phê mật ong vào ấm trà.
  • Đậy nắp ấm trà và hãm trong 10 phút để lá rau đắng thấm vào trong nước.
  • Bạn lấy túi lọc ra và rót trà ra cốc để uống.

Cách nấu canh cá lóc rau đắng

Khi các mẹ đã có câu trả lời, bà bầu ăn rau đắng được không. MarryBaby cũng gợi ý món canh cá lóc rau đắng cho mẹ đổi món.

Cách nấu canh cá lóc rau đắng
Canh cá lóc bà bầu ăn rau đắng được không?

1. Nguyên liệu

  • 1 con cá lóc (đã làm sạch)
  • 300g rau đắng

2. Cách làm

  • Cá lóc bạn cắt phần đầu và phần đuôi, phần thân khứa thành lát vừa ăn.
  • Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng, cho hành tím và tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho vào 500ml nước.
  • Nêm 1 thìa cà phê mì chính (bột ngọt), ít muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm. Khuấy đều.
  • Nước sôi bạn cho cá lóc vào.
  • Nước sôi lại, cá chín, bạn tắt lửa chừng 30 giây thì cho rau đắng vào. Cho vào quá sớm rau đắng có thể bị dai, ra vị đắng. Tuy nhiên, mẹ bầu cẩn thận thì nên cho rau đắng vào khi lửa còn để liu riu. Đảo đều cho rau chín rồi tắt bếp.

Cách nấu cháo cá lóc rau đắng

Cách nấu cháo cá lóc rau đắng
Cháo cá lóc rau đắng: Bà bầu ăn rau đắng được không?

1. Nguyên liệu:

  • 100g gạo tẻ
  • 1 con cá lóc
  • 50g nấm rơm

2. Cách làm:

  • Gạo tẻ bạn vo sạch, sau đó bắc lên chảo rang vàng rồi đổ ra bát, để nguội.
  • Cá lóc rửa sạch, bỏ đầu. Chà sát với muối và gừng để khử mùi tanh. Sau đó cắt thành 4 khúc.
  • Cho chút dầu ăn vào chảo đun nóng, cho hành tỏi băm vào phi thơm. Cho cá vào chiên sơ vàng.
  • Sau đó bạn xúc cá ra đĩa. Tiếp tục cho nấm rơm vào chảo xào chín thì tắt bếp.
  • Bắc 1 cái nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước, 5 tép hình tím (đã lột vỏ, để nguyên tép), vài lát gừng. Nước sôi lăn tăn thì bạn cho cá vào nấu chín. Hớt bọt. Vớt cá ra.
  • Cho gạo rang vào nồi, nấu nhừ thì cho nấm rơm vào, thêm 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm. Cho đầu hành lá vào.
  • Bạn sắp rau đắng vào trong 1 cái tô, múc cháo nấm lên trên, gắp thêm lát cá vào, rắc hành lá, tiêu, hành tím phi thơm vào thưởng thức.

[inline_article id=266323]

Rau đắng là món ăn bổ dưỡng mà bà bầu có thể thêm vào thực đơn để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn liên tục mà có thể cách vài ngày hoặc một tuần. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề bà bầu ăn rau đắng được không. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!