Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có đi đám ma được không? Những lưu ý cần biết

Trong dân gian, có rất nhiều quan niệm kiêng kỵ liên quan đến bà bầu và đám tang, khiến không ít mẹ bầu lo lắng khi vô tình gặp phải tình huống này. Liệu bà bầu có đi đám ma được không? Chồng có thể đi viếng tang khi vợ mang thai không? Nếu chẳng may đi đám tang về thì mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời dựa trên những thông tin khoa học trong bài viết dưới đây của MarryBaby!

1. Giải đáp: Bà bầu có đi đám ma được không?

Nếu bạn đang thắc mắc “Phụ nữ có bầu đi đám tang được không?”, thì câu trả lời là được, nhưng không nên. Vì sao lại như vậy?

Theo quan niệm dân gian, bà bầu đi đám tang có thể bị nhiễm “khí lạnh” hoặc gặp điều không tốt lành. Điều này là do đám tang là nơi có nhiều âm khí, có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm hơi lạnh từ người đã mất, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai phụ, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng linh hồn người đã khuất còn vương vấn nhân gian, có thể đi theo thai nhi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Một số quan niệm khác lo ngại rằng bà bầu đi đám ma có thể khiến em bé sinh ra yếu ớt, kém thông minh. Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc bà bầu xuất hiện tại đám tang có thể mang lại vận xấu hoặc không may cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, từ lâu, nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai nên tránh tham gia tang lễ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, thực tế thì không có cơ sở nào chứng minh những điều này là đúng, cũng như chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc đi đám tang sẽ gây hại trực tiếp cho thai nhi.

Vậy, theo lý giải hiện đại thì liệu bà bầu có đi đám ma được không? Theo góc nhìn khoa học, đám ma không phải là môi trường lý tưởng cho phụ nữ mang thai và việc đi đám tang cũng không tốt cho bà bầu. Điều này là do:

  • Phụ nữ mang thai có sức khỏe và sức đề kháng yếu hơn người bình thường, nhất là khi càng gần đến ngày chuyển dạ. Đám tang là nơi đông người, có thể gây thiếu oxy cục bộ cho mẹ bầu.
  • Người đã khuất có thể mang một số mầm bệnh, vi khuẩn có hại. Điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và có thể gây một số bệnh không tốt cho thai nhi.
  • Không khí tang thương, tiếng khóc than trong đám ma có thể khiến bà bầu xúc động mạnh, dẫn đến căng thẳng, lo lắng – những yếu tố không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đám tang thường có nhiều khói nhang, có thể chứa các chất hóa học không tốt cho hệ hô hấp của mẹ bầu và thai nhi.
  • Không gian đám tang đông đúc, chật chội, nhiều người đi lại, có thể gây khó khăn cho mẹ bầu khi di chuyển, thậm chí làm tăng nguy cơ té ngã.

[recommendation title=”Tóm lại, bà bầu có đi đám ma được không?”]

Mặc dù không có bằng chứng khoa học khẳng định bà bầu đi đám ma sẽ gây hại cho thai nhi về mặt tâm linh, nhưng những rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé khi tham dự đám tang là điều không thể phủ nhận. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế tham gia tang lễ, đặc biệt trong 3 tháng đầu3 tháng cuối thai kỳ. Nếu muốn thể hiện sự chia buồn, mẹ có thể chọn cách viếng sau 3 ngày hoặc trong các dịp cúng 49 ngày, 100 ngày…

[/recommendation]

Mẹ bầu nên hạn chế tham gia tang lễ.
Mẹ bầu nên hạn chế tham gia tang lễ.

2. Lưu ý dành cho mẹ bầu nếu bắt buộc phải đi đám tang

Như vậy là bạn đã biết được mẹ bầu có nên đi đám ma hay không. Mặc dù không nên viếng đám tang, nhưng nếu bắt buộc phải đến, bà bầu cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé:

  • Mẹ bầu nên mặc quần áo dài tay, kín đáo, đi tất để giữ ấm và tránh nhiễm lạnh.
  • Mang theo khăn giấy, nước uống và một ít đồ ăn nhẹ để tránh bị mệt mỏi.
  • Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực hoặc xúc động quá mức để không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không nên đứng quá gần quan tài hoặc nơi đặt linh cữu.
  • Tránh những khu vực tập trung đông người, ngột ngạt. 
  • Hạn chế ở lại đám tang quá lâu. Nếu cần đứng lại, hãy chọn nơi thoáng mát, ít người qua lại.
  • Đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí.
  • Uống nước ấm thường xuyên để giữ ấm cơ thể.
  • Ngay khi về nhà, mẹ bầu nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và giặt giũ đồ đã mặc.
  • Có thể đốt một lò than với bồ kết hoặc vỏ bưởi để xua tan hơi lạnh và giảm mùi khó chịu.
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên đi cùng người thân để được hỗ trợ khi cần thiết, vì trong thời gian mang thai, tâm lý và thể trạng mẹ dễ bị ảnh hưởng.

3. Bà bầu đi đám ma nên mang theo những gì?

3.1. Vòng hoa

Nếu đã biết bà bầu có đi đám ma được không, chắc hẳn nhiều mẹ cũng muốn tìm hiểu xem nếu phải đi viếng tang thì cần mang theo những gì.

Khi viếng tang, mẹ bầu nên mang theo vòng hoa để thể hiện lòng thành kính với người đã khuất. Mẹ nên chọn vòng hoa màu trắng, bởi trong văn hóa tang lễ, đây là màu tượng trưng cho sự chia buồn và tưởng nhớ.

Bà bầu đi đám ma nên mang hoa trắng để thể hiện lòng thành kính với người đã mất.
Bà bầu đi đám ma nên mang hoa trắng để thể hiện lòng thành kính với người đã mất.

3.2. Đồ lễ như nhang, đèn, trà bánh…

Nhang, đèn, trà, bánh là những vật phẩm cúng viếng phổ biến. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế mang vác quá nhiều đồ lễ nặng để tránh mệt mỏi. Nếu cần, hãy nhờ người thân hỗ trợ trong việc mang đồ, thắp hương và dâng lễ.

3.3. Tiền phúng điếu

Mẹ bầu đừng quên mang tiền phúng điếu nếu viếng tang lễ có chấp điếu nhé. Số tiền phúng điếu tùy thuộc vào mức độ thân thiết giữa mẹ bầu vài gia đình người đã mất.

Còn nếu tang gia miễn phúng điếu thì mẹ bầu chỉ cần thắp nén hương để bày tỏ sự kính trọng, mong linh hồn người mất sớm an nghỉ, siêu thoát là được.

3.4. Mang theo tỏi để tránh hơi lạnh

Theo quan niệm dân gian, tỏi có tác dụng trừ tà, giữ ấm cơ thể và giúp mẹ bầu tránh được âm khí khi tham gia tang lễ. Không những thế, tỏi còn khắc những điều xui xẻo đeo bám về tới nhà. Do đó, mẹ có thể để một nhánh tỏi nhỏ trong túi áo hoặc túi xách để bảo vệ sức khỏe và tinh thần.

3.5. Lá trầu

Giống như tỏi, lá trầu được tin là có thể xua đuổi tà khí. Ngoài ra, lá trầu còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, giữ ấm cơ thể khi ở trong không gian lạnh lẽo của đám tang.

3.6. Dầu gió xanh

Nếu đã biết bà bầu có đi đám ma được không mà vẫn bắt buộc phải đi, mẹ nên mang theo dầu gió xanh để làm ấm cơ thể, giảm mệt mỏi, đau đầu và giữ tỉnh táo trong đám tang. Theo quan niệm dân gian, dầu gió cũng có thể xua đuổi tà khí.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể mang theo bật lửa, túi trừ tà hoặc các vật phẩm giúp bản thân cảm thấy an tâm hơn khi đi viếng tang. Những vật dụng kể trên không chỉ giúp mẹ bầu giữ sức khỏe khi tham gia tang lễ mà còn mang ý nghĩa tâm linh, giúp tinh thần ổn định hơn.

4. FAQs: Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma không?

Chồng có thể đi đám ma khi vợ mang bầu.
Chồng có thể đi đám ma khi vợ mang bầu.

Không chỉ băn khoăn mẹ bầu có đi đám ma được không, nhiều người còn đặt ra câu hỏi: Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma không? Câu trả lời là “Được”. Người chồng vẫn có thể đi viếng đám tang khi vợ mang bầu, nhưng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:

  • Chọn thời điểm viếng phù hợp: Nên đến đám tang lúc người mất vừa qua đời, hoặc trước, sau khâm liệm khoảng 6 giờ. Đây là khoảng thời gian vi khuẩn và khí lạnh ít lan tỏa hơn, giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hơ lửa trước khi vào nhà: Trước khi vào nhà, người chồng nên hơ tay chân, quần áo qua chậu lửa để giảm nguy cơ mang âm khí vào nhà.
  • Vệ sinh kỹ sau khi viếng tang: Khi về nhà hoặc khi rời khỏi đám tang, người chồng nên rửa tay, rửa mặt sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Theo quan niệm dân gian, có thể dùng nước lá bưởi để rửa mặt và tay nhằm loại bỏ khí lạnh. Ngoài ra, người chồng cần thay quần áo, tắm sạch để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.

4.2. Mẹ bầu sau khi đi đám ma về nên làm gì?

Khi đã hiểu cặn kẽ bà bầu có đi đám ma được không, thì sau khi đi viếng đám tang, mẹ bầu cần thực hiện một số biện pháp sau để đảm bảo sức khỏe và hạn chế những ảnh hưởng không tốt theo quan niệm dân gian:

  • Không ghé nơi khác trước khi về nhà: Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu không nên dừng lại ở bất cứ đâu trên đường về sau khi đi viếng tang để tránh mang vận xui đến nơi vừa ghé qua.
  • Không nên vào thẳng nhà mà cần hơ qua lửa than hoặc bồ kết: Gia đình có thể chuẩn bị chậu than đốt bồ kết hoặc vỏ bưởi để mẹ bầu bước qua 3 lần trước khi vào nhà, giúp loại bỏ tà khí theo quan niệm truyền thống.
  • Tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi về nhà: Mẹ bầu nên tắm gội bằng nước ấm, có thể dùng nước nấu từ lá bưởi, chanh, sả để hơ và tắm giúp làm ấm cơ thể, xua đuổi khí lạnh.
  • Giặt quần áo ngay lập tức: Quần áo mặc khi đi đám tang cần được giặt ngay, không để qua đêm và không giặt chung với quần áo khác để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những lưu ý này chủ yếu dựa trên quan niệm dân gian. Thế nhưng, việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ ấm cơ thể vẫn là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu có thể cân nhắc làm theo hướng dẫn trên nhé.

Bà bầu đi đám ma về nên tắm rửa sạch sẽ.
Bà bầu đi đám ma về nên tắm rửa sạch sẽ.

4.3. Bà bầu gặp người đi đám ma về có sao không?

Câu trả lời là “Không”. Bà bầu hoàn toàn có thể gặp người vừa đi đám tang về. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu không nên tiếp xúc quá gần khi họ chưa thực hiện các bước vệ sinh cá nhân sau khi viếng tang về.

Đám tang là nơi đông người, môi trường có thể chứa vi khuẩn và mầm bệnh. Vì vậy, người đi viếng tang nên rửa tay sạch sẽ, thay quần áo và tắm rửa trước khi tiếp xúc với mẹ bầu. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật trong thời kỳ mang thai.

4.4. Bà bầu đi qua đám ma có sao không?

Bạn cũng đã biết lời đáp cho vấn đề “Bà bầu có đi đám ma được không?” là “Được nhưng không nên” vì đây là môi trường ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi. Vậy, liệu bà bầu đi qua đám ma có sao không?

Câu trả lời là “Không”. Bà bầu đi ngang qua đám ma sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặc dù vậy, theo quan niệm dân gian, đám ma là nơi chứa nhiều âm khí. Do đó, nếu mẹ bầu yếu bóng vía, hãy đi nhanh qua mà không dừng lại hay nhìn ngó gì cả nhé, kẻo âm khí không tốt đeo bám theo mẹ bầu về nhà.

Về góc độ khoa học, đám tang thường là nơi tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus và va chạm. Vì vậy, nếu cần thiết, mẹ bầu cũng có thể đi đường vòng để giảm các rủi ro không mong muốn nhé.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bà bầu có đi đám ma được không?”. Thực tế, mẹ bầu vẫn có thể đi viếng tang hoặc gặp người vừa đi đám ma về. Tuy nhiên, nếu không bắt buộc, mẹ bầu nên tránh đến nơi tổ chức đám tang để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có nhé.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe thai kỳ, mẹ đừng quên theo dõi MarryBaby để cập nhật thông tin sức khỏe mỗi ngày nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu đi đám tang được không? Những kiêng kị mẹ bầu không nên phạm

Nếu chẳng may gia đình hay bạn bè thân thuộc có tang, liệu phụ nữ có bầu đi đám tang được không? MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ bầu câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Giải đáp: Phụ nữ có bầu đi đám tang được không?

Về vấn đề phụ nữ có bầu đi đám tang được không hay bầu có kiêng đám ma không, bầu 7 tháng đi đám ma có sao không thì theo dân gian, bà bầu nên kiêng đi đám tang. Vì ông bà sợ con trong bụng sẽ bị ma ám hay sinh con ra không được thông minh, khỏe mạnh, thậm chí sảy thai

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này là đúng và những quan niệm này là hoàn toàn vô căn cứ. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên đi đám tang chỉ để tránh “hơi lạnh” của người đã mất làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên thực tế, trong dân gian tồn tại khái niệm “hơi lạnh” là để chỉ môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Thi thể người chết thường bốc lên khí lạnh rất dễ gây cảm lạnh.

Vì vậy, bà bầu nên lưu ý điều này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, đặc biệt là trong ba tháng đầuba tháng cuối mang thai.

Nhà có đám tang cũng thường rất đông người tới viếng nên không khí xung quanh có thể nhiều vi khuẩn tiềm ẩn và nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến bà bầu. Ngoài ra, bà bầu không nên đi đám tang cũng là tránh sự đau buồn, bi thương ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình dưỡng thai.

[key-takeaways title=””]

Nhìn về vấn đề có bầu đi đám tang được không thì câu trả lời tốt nhất là bà bầu nên tránh viếng người đã mất. Mẹ bầu có thể chọn thời gian thích hợp khác để đi viếng như sau 7 ngày, cúng 49 ngày người đã mất… Trong trường hợp không thể vắng mặt ở đám tang, theo quan niệm dân gian, mẹ bầu có thể ngậm gừng sống, uống rượu tỏi hoặc nước lá nhót trước và sau khi tới nhà tang lễ.

[/key-takeaways]

>>Bạn có thể quan tâm: 5 lý do gây hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối và cách phòng ngừa

Bà bầu đi đám ma nên mang theo gì?

có bầu đi đám tang được không
Phụ nữ có bầu đi đám tang được không, nên mang theo gì?

Đến đây chắc là các mẹ bầu không còn thắc mắc có bầu đi đám tang được không, mang thai 3 tháng đầu có nên đi đám ma? Vậy mẹ bầu cần lưu ý những gì? Câu trả lời là nếu phải đi viếng đám tang, mẹ bầu nên mang theo những vật dùng sau đây:

1. Bà bầu đi đám ma nên mang theo vòng hoa

Sau khi biết bà bầu có được đi đám ma không, nếu phải đi viếng tang, mẹ nên mang theo vòng hoa. Hoa dâng lễ tang là thứ không thể thiếu khi viếng đám ma. Đây là cách để bạn thể hiện lòng thành kính với linh hồn người đã khuất. Nhất định bạn phải chọn vòng hoa màu trắng nhé, bởi màu trắng đại diện cho sự tang thương, chết chóc.

2. Mang theo lễ vật: nhang, đèn, trà bánh…

Khi đã biết có bầu đi đám tang được không, mẹ bầu cần lưu ý việc mang theo lễ vật khi đi viếng người mất. Số lượng nhang đèn không đòi hỏi ít nhiều, quan trọng là lòng thành của người đi viếng. Có một số trường hợp, người thăm viếng chỉ cần thắp nén hương dâng gửi linh hồn người chết là được.

3. Bầu đi đám ma nên mang theo tiền phúng điếu

Đây là thứ không thể thiếu khi tang sự chấp điếu nhé. Tùy theo mối quan hệ với người đã mất mà số tiền phúng điếu sẽ nhiều hay ít. Với tang lễ miễn phúng điếu thì người thăm viếng chỉ cần thắp nén hương mong linh hồn người mất sớm an nghỉ, siêu thoát là được.

4. Có bầu đi đám tang được không? Nếu đi nên mang theo tỏi

Hẳn là mẹ đã biết câu trả lời cho thắc mắc có bầu đi đám tang được không. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu buộc phải đi viếng đám tang, mẹ bầu hãy mang theo tỏi.

Theo quan niệm dân gian, tỏi được biết đến là thứ trừ tà rất tốt. Đám ma vốn là nói có âm khí rất nặng, những ai yếu bóng vía đi viếng tang hãy mang theo nhánh tỏi trong túi. Điều này được cho là tỏi có công dụng khắc chế những điều xui xẻo đeo bám về tới nhà, tránh biến mọi chuyện trở nên xấu, không thuận lợi. Thế nên, có thể giúp tinh thần và lý trí mẹ bầu đi dự đám ma được ổn định.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo hối hận mẹ nhé!

5. Đi đám ma mang theo lá trầu

Ngoài việc tìm hiểu về thắc mắc có bầu đi đám tang được không, mẹ bầu nếu đi viếng đám tang ngoài mang theo tỏi có thể mang theo lá trầu. Theo quan niệm dân gian, lá trầu có tác dụng tuyệt vời trong việc xua đuổi tà ma quỷ ám.

Bởi thế có rất nhiều người tin tưởng và mang lá trầu trong túi mỗi khi đi viếng đám tang. Điều này sẽ giúp bạn xua đuổi tà ma đeo bám và ngăn chặn âm khí có thể gây ra những điều xui xẻo.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những cách dùng hoặc rửa lá trầu không khi mang thai cực kỳ hiệu quả

6. Có bầu đi đám tang được không? Mang theo dầu gió xanh

Bên cạnh việc tìm hiểu cho vấn đề có bầu đi đám tang được không, nếu đi viếng đám tang mẹ hãy theo dầu gió xanh. Theo kinh nghiệm dân gian, ngoài công dụng làm ấm cho cơ thể, dầu gió xanh còn có tác dụng tuyệt vời trong việc xua đuổi tà khí.

Nhiều người đi viếng tang luôn thoa một ít dầu gió xanh lên người. với quan niệm rằng hương thơm của dầu gió xanh sẽ giúp ngăn tà khí xâm nhập vào người, phòng tránh ma quỷ đeo bám quấy phá cuộc sống.

Ngoài những thứ trừ tà bên trên, bạn có thể đem theo bật lửa, túi trừ tà,… tùy theo quan điểm của mỗi người mà sử dụng thứ mình nghĩ phù hợp nhất.

Như vậy mẹ đã biết bầu có đi đám ma được không rồi phải không? Hãy đọc tiếp phần dưới để lưu thêm những điều kiêng kị không tốt cho thai phụ nhé.

Những lưu ý cho bà bầu trong lúc nhà có tang

có bầu đi đám tang được không
Phụ nữ có bầu đi đám tang được không, cần lưu ý gì?

Như vậy là mẹ bầu đã biết có bầu đi đám tang được không, mẹ hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Mặc trang phục phù hợp
  • Cần tránh xúc động quá mức để không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Cần tránh việc tiếp xúc gần quan tài khi nhà có đám tang.
  • Không nên ở đám tang quá lâu, nên tránh một số vị trí tập trung đông người, ngột ngạt.
  • Nên đốt một lò than bên trong có vỏ bưởi, bồ kết để giảm mùi hôi, giảm đi hơi lạnh trong nhà.

Ngoài ra, mẹ luôn cần có người thân bên cạnh để giúp đỡ vì lúc này, tâm lý của người mang thai không được ổn định. Theo quan niệm dân gian thì không chỉ bà bầu, những người mang bệnh hiểm nghèo hay người già, trẻ em cũng nên hạn chế đến viếng đám tang vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

>>Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì mẹ biết chưa?

Vợ có bầu chồng có đi đám tang được không?

Ngoài thắc mắc có bầu đi đám tang được không thì nhiều người cũng băn khoăn về việc vợ có bầu chồng có đi đám tang được không? Câu trả lời là nếu vợ mang bầu, chồng vẫn có thể đi dự đám ma. Tuy nhiên, người chồng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Chồng nên đi đám tang lúc người chết vừa mất hoặc trước, sau khâm liệm khoảng 6 giờ. Những khoảng thời gian khác bạn không nên tới bởi thời điểm này khí lạnh, vi trùng của người chết có thể bám lên người của bạn.
  • Khi về hoặc sau khi rời khỏi đám tang, người chồng cũng như người thân cận khác cần phải vệ sinh tay chân, rửa mặt bằng nước lá bưởi; hoặc dung dịch cồn rửa tay để loại bỏ mầm mống gây bệnh. 
  • Cần đốt chậu lửa trước khi vào nhà để hơ nóng tay chân, quần áo, tắm rửa sạch sẽ mới được tới gần bà bầu.

Ngoài vấn đề vợ có bầu, chồng đi đám ma có sao không, người chồng cũng nên lưu ý những điều trên đây nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Bác sĩ giải đáp: Bầu tắm đêm có sao không? Mẹ nào hay tắm đêm nhất định phải xem!

Sau khi đi đám ma về nên làm gì?

Nhiều người thường thắc mắc bà bầu đi đám ma về phải làm gì? Câu trả lời sẽ cố ngay sau đây! Khi đã hiểu cặn kẽ vấn đề có bầu đi đám tang được không hay vợ có bầu, chồng đi đám tang được không, mẹ bầu cần nhớ những việc làm sau.

Theo quan niệm dân gian, đám ma là nơi ẩn chứa nhiều âm khí không tốt. Bởi thế, sau khi đi viếng tang về, mẹ bầu hãy tắm rửa thật sạch. Riêng quần áo mặc đi viếng tang thì cần giặt ngay và để không qua đêm, cũng không giặt chung với những quần áo khác vì điều này sẽ không tốt.

Lưu ý là trên đường đi viếng tang về, mẹ bầu tuyệt đối không nên ghé vào bất cứ đâu. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu bầu ghé thì điều xui xẻo sẽ xảy ra ngay lập tức chỗ bạn vừa ghé thăm.

Vậy trường hợp bà bầu đi ngang qua đám ma có sao không? Theo quan niệm dân gian, nếu bà bầu vô tình đi ngang qua đám ma thì chẳng có gì cả. Tuy nhiên, những ai yếu bóng vía thì hãy nhanh chóng đi qua, đừng đứng lại nhìn ngó gì cả, kẻo âm khí không tốt đeo bám theo bạn về nhà.

[inline_article id=288328]

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc có bầu đi đám tang được không. Nếu phải đi dự đám tang, mẹ bầu hãy nhớ những lưu ý để bảo vệ sức khỏe nhé!