Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 2 tuổi rưỡi: Tâm lý và sự phát triển của trẻ 30 tháng tuổi

Sự phát triển của bé 2 tuổi rưỡi

Bé 2 tuổi rưỡi sẽ đạt được những cột mốc phát triển khiến mẹ vô cùng ngạc nhiên đó! Để nắm bắt trẻ 2 tuổi rưỡi của mẹ có đang bắt kịp đà tăng trưởng lành mạnh hay không. Mẹ đọc tiếp để có thông tin chiều cao, cân nặng chuẩn và những sự phát triển các kỹ năng vận động; ngôn ngữ và xã hội nhé.

1. Sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ 30 tháng tuổi

Chiều cao, cân nặng là thông tin vô cùng quan trọng giúp mẹ biết trẻ có đang bị chậm lớn; hay đang phát triển khỏe mạnh:

  • Chiều cao, cân nặng bé gái 2 tuổi rưỡi tương ứng là 90.42cm và 13.06kg.
  • Chiều cao, cân nặng trẻ em nam 2 tuổi rưỡi tương ứng là 91.44cm và 13.5kg.

Mẹ xem thêm: Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ 0-10 để theo dõi tăng trưởng lành mạnh của trẻ.

2. Trẻ 2 tuổi rưỡi biết làm gì với khả năng vận động?

Trẻ 30 tháng tuổi có thể thực hiện các hành động như:

  • Sử dụng tay để vặn mọi thứ; như xoay nắm cửa hoặc mở nắp.
  • Tự cởi bỏ một số quần áo, chẳng hạn như quần rộng hoặc áo khoác hở.
  • Nhảy lên khỏi mặt đất bằng cả hai chân.
  • Lật từng trang sách khi mẹ đọc cho bé 2 tuổi rưỡi nghe.
bé 2 tuổi rưỡi biết làm gì
Trẻ 2 tuổi rưỡi biết làm gì là thắc mắc của nhiều mẹ

3. Khả năng nhận thức của bé 2 tuổi rưỡi

Mẹ có thắc mắc bé 2 tuổi rưỡi biết làm gì với khả năng nhân thức? Câu trả lời đó là:

  • Sử dụng mọi thứ để giả vờ, chẳng hạn như cho búp bê ăn một khối như thể nó là thức ăn
  • Thể hiện các kỹ năng giải quyết vấn đề đơn giản, chẳng hạn như đứng trên một chiếc ghế đẩu nhỏ để với một thứ gì đó
  • Làm theo hướng dẫn hai bước như “Đặt đồ chơi xuống và đóng cửa”.
  • Cho thấy anh ấy biết ít nhất một màu, như chỉ vào bút màu đỏ khi bạn hỏi, “Cái nào màu đỏ?”

4. Bé 2 tuổi rưỡi và khả năng ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ của trẻ 2 tuổi rưỡi sẽ được thể hiện qua những khía cạnh như:

  • Nói khoảng 50 từ.
  • Nói hai từ trở lên với nhau; với một từ hành động, chẳng hạn như “Chú chó, đang chạy”.
  • Đặt tên cho những thứ trong sách khi mẹ chỉ và hỏi, “Đây là cái gì?”.
  • Nói những từ như “con”, hoặc “chúng ta”.

5. Kỹ năng xã hội của trẻ 2 tuổi rưỡi 

Mẹ cần lưu ý về những kỹ năng xã hội của bé 2 tuổi rưỡi như sau:

  • Chơi bên cạnh những đứa trẻ khác; và đôi khi chơi cùng với bạn bè.
  • Cho mẹ thấy trẻ có thể làm gì bằng cách nói, “Nhìn con nè!”
  • Thực hiện theo các thói quen đơn giản khi được yêu cầu; chẳng hạn như giúp thu dọn đồ chơi khi bạn nói, “Đã đến lúc dọn dẹp”.

Mẹ muốn biết tâm lý của bé 2 tuổi rưỡi? Xem thêm Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

6. Bé 2 tuổi rưỡi quan sát tốt hơn mẹ tưởng!

Bé 2 tuổi rưỡi biết làm gì? Các bé 2 tuổi rưỡi có thể nhìn và nghe những chi tiết nhỏ hết sức thần kỳ.

Lý do là bé đang mở rộng các giác quan của mình để học hỏi được thật nhiều điều mới mẻ cũng như tự mình trải nghiệm mọi thứ. Bé hòa mình vào âm thanh, màu sắc, kích cỡ và những động tác lắc lư theo tiếng nhạc.

Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên khi nghe bé 2 tuổi rưỡi nhà mình nói về “tiếng đồng hồ tích tắc” hay “bác đưa thư đội chiếc mũ màu xanh”. Bé cũng thích vẽ ra mối quan hệ giữa các sự vật mà bé chú ý có những đặc điểm giống nhau như: “Mẹ ơi, con thấy bộ râu của ông giống như râu của ông già Noel vậy đó”.

Một đứa bé 2 tuổi rưỡi quan tâm mọi thứ một cách sâu sắc đến từng chi tiết. Điều đó giải thích tại sao bé có thể nhanh chóng nhận ra sự thay đổi, ví dụ như vị trí đồ nội thất trong nhà được sắp xếp lại, một mái tóc mới của người xung quanh hay cuốn sách bị xé mất một trang. Một khi bé phát hiện, bé sẽ mong muốn được đưa mọi thứ về tình trạng ban đầu!

Hướng dẫn chăm sóc bé 2 tuổi rưỡi

chăm sóc trẻ 2 tuổi rưỡi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi rưỡi

Nhu cầu dinh dưỡng sẽ đa dạng vào tùy thuộc vào từng trẻ. Theo khuyến cáo, trẻ từ 2-3 tuổi cần khoảng 1,000 – 1,400 calories mỗi ngày. Mẹ sẽ cần đảm bảo bé có đủ dưỡng chất từ những đa dạng thực phẩm như: trái cây, rau củ, sữa, ngũ cốc, thịt nạc và các loại đậu…

Một số lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho bé 2 tuổi rưỡi:

  • Ăn các bữa ăn cùng nhau như một gia đình bất cứ khi nào có thể.
  • Cho trẻ 2 tuổi rưỡi uống sữa ít béo hoặc không béo hoặc đồ uống có bổ sung đậu nành.
  • Cho trẻ ăn các sản phẩm sữa ít béo và không béo khác, như sữa chua.
  • Giới hạn 100% nước trái cây không quá 120 ml/ngày.
  • Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường, muối và chất béo.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ em ăn vải có tốt không? Lưu ý để trẻ tránh bị ngộ độc

2. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 30 tháng tuổi

Trẻ khoảng 30 tháng tuổi đi cần ngủ 11-14 giờ mỗi 24 giờ. Thông thường đây là giấc ngủ dài 10-12 giờ mỗi đêm; và giấc ngủ ngắn 1-2 giờ vào ban ngày. Bé 2 tuổi rưỡi đang phát triển nhanh, và thời gian giấc ngủ của trẻ cũng thay đổi rất nhiều ở độ tuổi này.

Theo khuyến nghị, lịch trình ngủ hàng ngày phổ biến cho trẻ mới biết đi có thể như sau:

  • 7 giờ sáng: thức dậy.
  • 1 giờ chiều: ngủ trưa không quá 2 giờ.
  • 3 giờ chiều: thức dậy.
  • 7h30 tối: giờ đi ngủ.

Bé 2 tuổi rưỡi cũng là giai đoạn nhiều mẹ đau đầu để tập cho con ngủ đúng giờ. Mẹ hãy thử các mẹo sau:

  • Tránh chơi quá vui trước giờ đi ngủ. Điều này có thể khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Tắt TV, máy tính và máy tính bảng một giờ trước khi đi ngủ và tránh để trẻ 2 tuôi rưỡi xem những thứ đáng sợ hoặc thú vị gần giờ đi ngủ.
  • Thiết lập một thói quen đi ngủ phù hợp và nhẹ nhàng.
  • Trước khi rời khỏi phòng ngủ của bé; hãy kiểm tra xem trẻ đã có mọi thứ chúng cần chưa. Nhắc trẻ nằm yên trên giường.

3. Mẹ cần làm gì để giúp trẻ 30 tháng tuổi cần học và phát triển?

  • Đọc cho bé 2 tuổi rưỡi nghe hàng ngày để khuyến khích phát triển ngôn ngữ; và giúp chuẩn bị cho trẻ đi học mẫu giáo.
  • Lặp lại cho trẻ những gì trẻ nói. Điều này cho thấy rằng mẹ đã hiểu những gì đã được nói; và giúp bé 2 tuổi rưỡi học những từ thích hợp.
  • Cân nhắc ghi danh cho bé vào một chương trình mầm non; hoặc sắp xếp các ngày chơi để giúp hình thành các kỹ năng xã hội.
  • Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị (thời gian dành cho TV, máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh) không quá 1 giờ mỗi ngày cho chương trình chất lượng cao dành cho trẻ em.
  • Xem với bé 2 tuổi rưỡi để thúc đẩy trẻ học tập. Không để TV và các màn hình khác trong phòng ngủ của bé 2 tuổi rưỡi.

>> Mẹ xem thêm: Tác hại của TV đối với trẻ em

Các hoạt động, trò chơi giúp bé 2 tuổi rưỡi phát triển

hoạt động cho bé 2 tuổi rưỡi

1. Trò chơi phân vai cho bé 2 tuổi rưỡi

Đây là trò chơi có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sự tưởng tượng, các thao tác, hành động trong cuộc sống hàng ngày. Trò chơi cũng góp phần nâng cao khả năng ngôn ngữ trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi.

Trẻ sẽ hình dung những công việc khi đóng vai mà trẻ thích ví dụ như chăm sóc em bé, đi chợ mua đồ, nấu ăn,… Đặc biệt, ba mẹ khuyến khích trẻ đóng vai thành các nhân vật cổ tích, dễ thương, tốt bụng… sẽ góp phần giúp hình thành nhiều nét tính cách tốt đẹp trong tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi.

>> Mẹ xem thêm: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

2. Các trò chơi nghệ thuật

Vẽ tranh, tô màu , chơi đất nặn là các trò chơi đầy màu sắc và sinh động luôn thu hút các trẻ trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Những trò chơi này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng cầm bút, di màu, vẽ các hình đơn giản như đường tròn, đường uốn lượn,… cũng như phân biệt màu sắc một cách thuần thục hơn.

Vận động của đôi bàn tay và các ngón tay của trẻ cũng trở nên khéo léo và uyển chuyển hơn; khi cố gắng kiểm soát nét bút của mình hay cố gắng tạo hình đất nặn thật đẹp. Ba mẹ có thể cho trẻ thử sức với nhiều loại màu sắc khác nhau để trẻ thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo ra các tác phẩm của riêng trẻ.

[inline_article id=188409]

3. Các trò chơi vận động phù hợp với bé 2 tuổi rưỡi

Tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ không những giúp phát triển thể chất; mà còn phát triển nhiều đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Một số trò chơi ba mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Đi theo đội trưởng:  Trẻ quan sát và bắt chước những bước chân của người dẫn đầu hay còn gọi là đội trưởng. Đội trưởng có thể đi nhanh, rồi chậm, đi bước lớn rồi nhỏ, nhảy như kangaroo, phóng lên như cá heo và trườn như rắn.
  • Bắt banh:  Đây là trò chơi phổ biến giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phản xạ chính xác. Ba mẹ và trẻ có thể chơi với nhau bằng cách chuyền banh cho nhau. Ba mẹ lăn 1 trái banh về phía trẻ và khuyến khích trẻ chạm banh bằng chân. Sau khi trẻ là thành thạo và di chuyển nhanh nhẹn; ba mẹ và trẻ có thể tăng khoảng cách ra xa.
  • Nhảy múa:  Đây là một loại hình vận động giúp trẻ cảm thụ âm nhạc bằng chuyển động cơ thể trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Trẻ nghe và nhún nhảy, múa, hát theo là điều kiện giúp cho vận động cơ thể trẻ ngày càng uyển chuyển và hoàn thiện. Mở nhiều thể loại nhạc khác nhau và khuyến khích bé con nhảy theo nhạc.

4. Các trò chơi lắp ghép

Ba mẹ cho trẻ chơi các trò ghép hình, ghép đồ vật, Lego,… sẽ giúp phát triển khả năng quan sát, sáng tạo và vận động tinh trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi.

Trẻ sẽ tư duy để tìm những hình khớp với nhau để tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh hay những mắt xích khớp được với nhau để tạo thành những chiếc máy bay, xe hơi,… từ những đồ chơi ghép hình hay Lego. Thêm vào đó, những trò chơi này còn giúp trẻ rèn tính kiên trì rất hiệu quả.

Lưu ý khi chăm sóc bé 2 tuổi rưỡi

Liệu bạn có nên thoải mái “khỏa thân” trước mặt bé 2 tuổi rưỡi của mình không? Câu trả lời là “Có thể”. Mặc dù vậy, mỗi gia đình chọn việc thể hiện tình trạng “thả rông” theo những cách khác nhau. Con bạn bắt đầu hiểu được ngôn ngữ cơ thể của chính mình. Nếu bạn muốn dạy bé về việc ở trần trước mặt người khác là không đúng, đó cũng là một ý kiến hay, bởi vì bé cũng sẽ học điều này khi bé đến trường sau này.

Nếu bé tỏ ra không thoải mái với hình ảnh “thả rông” của bạn như cười khúc khích, che mắt lại, điều đó có nghĩa bé đã hiểu được rằng việc mặc quần áo là điều cần thiết khi ở nơi công cộng. Đây là lúc bạn nên ăn mặc nghiêm chỉnh khi đứng trước bé, dĩ nhiên trừ những lúc bạn tắm cùng bé.