Mặt khác, theo thông tin y khoa thì bé mấy tháng biết ngồi? Và làm thế nào để biết là bé đã sẵn sàng tập ngồi? Nhiều cha mẹ thắc mắc “bé mấy tháng biết ngồi” kèm theo đó là nỗi lo khi sợ con chậm biết ngồi so với cột mốc phát triển bình thường của trẻ.
Nếu cha mẹ cũng đang có thắc mắc này thì cùng MarryBaby giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé.
1. Bé mấy tháng biết ngồi?
Dựa theo Biểu đồ đánh giá sự phát triển của trẻ ở Mỹ – Denver II, trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi con sẽ biết lẫy; và từ 6 – 7 tháng trẻ sẽ bắt đầu biết ngồi một cách độc lập, không cần hỗ trợ. Trong giai đoạn này, con sẽ tập ngồi theo từng bước như sau:
- Bé 4 – 5 tháng tuổi: Bé sẽ nằm sắp và ngẩng cao đầu một cách vững chãi, chưa tự ngồi được. Nhưng bé 4 – 5 tháng tuổi đã có thể tập ngồi với sự hỗ trợ (dựa vào cha mẹ hoặc dựa vào gối). Nếu cha mẹ muốn trẻ 4 – 5 tháng tuổi tập ngồi ghế, hãy đảm bảo con có chỗ dựa và cha mẹ theo dõi bé thường xuyên.
- Bé 6 tháng tuổi: Bé sẽ ngồi với ít sự hỗ trợ, và bé 6 tháng cũng bắt đầu ngồi độc lập để tập ăn dặm.
- Bé từ 7 – 9 tháng: Trẻ biết ngồi vững vàng hơn, không còn cần nhiều sự hỗ trợ.
- Bé từ 12 tháng trở lên: Chắc chắn là trẻ đã biết ngồi và cũng có thể bắt đầu tập đứng.
Ngoài cột mốc ngồi của bé, mẹ hãy theo dõi thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ để theo dõi sự tăng trưởng của con.
2. Bé mấy tháng biết ngồi là trễ? Dấu hiệu bé chậm biết ngồi
Trẻ mấy tháng chậm biết ngồi cũng là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Khi những đứa trẻ khác cùng tháng tuổi với con đã bắt đầu tập ngồi dần dần. Nhưng cha mẹ cần hiểu rằng, tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, và việc trẻ chậm biết ngồi không phải là do vấn đề sức khỏe.
Thay vào đó, để biết rằng là trẻ chậm biết ngồi là do vấn đề sức khỏe thì cha mẹ cần quan sát thêm các dấu hiệu sau đây:
- Tay và chân của trẻ chuyển động rất yếu.
- Tay chân của bé mềm và cứng bất thường.
- Trẻ không kiểm soát được phần đầu, cổ của mình.
- Không với hoặc đưa đồ vật lên miệng như những bé khác.
Lưu ý: Nếu trẻ hơn 7 tháng mấy 8 tháng tuổi mà vẫn chưa biết ngồi, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.
3. Cách tập cho bé ngồi độc lập và vững chãi
Sau khi biết em bé mấy tháng biết ngồi, mẹ hãy lưu lại những cách sau để tập bé ngồi tại nhà sớm nhé.
3.1 Tập cho bé nằm sấp
Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng nằm sấp kết hợp với nâng đầu và giữ vững cổ. Lúc đầu có thể bé sẽ không thích nằm sấp bởi những chèn ép lên khoang bụng.
Dành nhiều thời gian chơi cùng bé và cho bé nằm sấp trên ngực hoặc bụng của mẹ. Hành động này giúp tăng cường cơ cổ, dạ dày và cơ lưng. Điều này rất cần thiết đối với việc tập ngồi cho trẻ sơ sinh, đồng thời chuẩn bị cho các giai đoạn quan trọng sau này.
Mẹ cũng có thể dùng đồ chơi có nhiều màu sắc, phát nhạc để khuyến khích bé ngẩng đầu nhìn lên trên, sang trái, sang phải. Nâng đầu và ngực sẽ giúp bé tăng cường cơ bắp và phát triển sự kiểm soát đầu cần thiết để ngồi lên.
3.2 Tập cho bé giữ thăng bằng trước khi biết ngồi
Khi đã biết “bé mấy tháng biết ngồi” mẹ hãy tạo điều kiện cho bé học cách ngồi dậy, hãy để bé đặt một hoặc hai tay phía trước để ngồi một cách thăng bằng. Như vậy là bé đã biết nhờ vào cánh tay để giữ trọng lượng của cơ thể.
Mẹ nên nhớ, không nên giúp đỡ bé hoàn toàn mà hãy để bé tự dựa vào sức mình. Có nghĩa là mẹ đặt cho bé ngồi và dằn những chiếc gối mềm xung quanh. Khi không có ai đỡ dậy, bé phải tự mình sử dụng các cơ để có thể ngồi vững. Đây là một phản xạ tự vệ rất bản năng mà bất cứ trẻ nào cũng có mẹ nhé.
>> Xem thêm: Chiều dài của trẻ sơ sinh theo tháng chuẩn WHO (2023)
3.3 Tìm cái trống lắc
Khi đã nắm được trẻ mấy tháng biết ngồi, mẹ có thể đặt bé nằm sấp và để cái trống lắc trong tầm nhìn của bé. Mẹ hãy để bé di chuyển đầu theo đúng hướng phát ra âm thanh, mẹ có thể dịch chuyển trống lắc sang vị trí khác để bé chuyển đầu theo. Bài tập này sẽ giúp bé tập cơ cổ, cơ lưng và cơ vai.
3.4 Bài tập gập bụng để tập ngồi cho trẻ sơ sinh
Khi được 4 tháng, bé đã tự nâng đầu được. Mẹ có thể giúp bé thực hiện bài tập này bằng cách đặt bé ngồi lên chân theo hướng đối diện mẹ. Sau đó, mẹ giữ tay bé và nhẹ nhàng kéo bé lên xuống giống như động tác gập bụng.
Trong lúc tập, mẹ có thể tạo ra một vài âm thanh vui nhộn như đếm số. Bài tập này sẽ giúp bé tăng cường cơ lưng và cơ bụng
3.5 Lăn để tập ngồi cho bé
Bé mấy tháng biết ngồi bằng cách tập lăn? Bé 6 tháng tuổi đã có thể lăn để tập ngồi. Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, sau đó để đồ chơi trước mặt bé rồi di chuyển nó sang bên cạnh sao cho bé vẫn nhìn được món đồ chơi ấy. Khi đã đặt món đồ chơi sang một bên, hãy động viên con lấy nó.
Ở độ tuổi này, đa số các bé đều đã biết lăn. Thực hiện bài tập này thường xuyên sẽ giúp tăng cường cơ lưng để bé học ngồi nhanh hơn.
3.6 Đi xe đạp
Bé mấy tháng biết ngồi bằng cách đi xe đạp? Khi bé được 6 tháng, mẹ có thể cho bé nằm trên bề mặt mềm, nhẹ nhàng giữ chân bé và nâng lên, sau đó thực hiện những động tác giống như đạp xe đạp.
Lúc thực hiện, mẹ có thể tạo ra một số âm thanh vui nhộn để thu hút sự chú ý của bé. Bài tập này sẽ giúp tăng cường cơ bắp chân, nhưng mẹ nhớ cho bé nghỉ vài giây sau 5 lần tập nhé.
3.7 Bài tập squat cho bé học ngồi – Giải pháp cho bé 8 tháng chưa biết ngồi
Bài tập này sẽ giúp cơ lưng, cơ bụng và cơ đùi của bé khỏe hơn. Bé 8 tháng chưa biết ngồi phải làm sao? Mẹ hãy để bé ở tư thế ngồi, nắm tay bé và nhẹ nhàng nâng bé dậy. Mẹ có thể lặp lại 3 – 4 lần.
4. Những lưu ý khi tập ngồi cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh tìm hiểu bé mấy tháng biết ngồi, ba mẹ cần phải lưu ý vài điều dưới đây để bảo vệ bé luôn được an toàn nhé.
4.1 Biết cách hỗ trợ cho trẻ tập ngồi
- Dùng gối mền hoặc lót thảm mềm để hỗ trợ bé tập ngồi.
- Luôn theo sát để hỗ trợ cho bé; tránh trường hợp để bé bị té ngã.
- Ngay cả khi bé đã có thể ngồi vững, mẹ cũng không nên cho bé ngồi trên ghế xe hơi. Nếu cần di chuyển bằng xe hơi, mẹ nên dùng ghế ngồi ô tô dành riêng cho bé.
- Trong quá trình tập ngồi, mẹ không nên để bé dựa hoàn toàn vào sản phẩm hỗ trợ tập ngồi. Những sản phẩm sẽ làm bé trở nên “lười” hơn vì không cần phải nỗ lực nhiều mà vẫn có thể ngồi được.
4.2 Tạo môi trường ngồi an toàn cho trẻ
- Sử dụng nắp đậy ổ cắm ở khắp nơi trong nhà.
- Các vật dụng nhọn và nguy hiểm nên được đặt xa tầm tay trẻ sơ sinh.
- Điều chỉnh độ cao thành nôi ở độ cao hơn đầu của trẻ. Nếu thành nôi thấp hơn tầm nhìn của trẻ có thể làm bé ngã xuống nôi khi con với đồ vật ở ngoài nôi.
- Thắt dây an toàn khi trẻ ngồi ghế cao và các thiết bị ngồi khác. Dây đai an toàn sẽ hỗ trợ cho trẻ sơ sinh được ngồi lâu hơn và an toàn hơn.
- Không đặt ghế trên các bề mặt cao, trong hoặc gần nước. Vì khi bé té hay cựa quậy có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
4.3 Tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên của bé
Mẹ không nên cho tập cho bé ngồi trước khi bé bước vào giai đoạn phát triển phù hợp. Theo kinh nghiệm cho bé tập ngồi được nhiều mẹ chia sẻ, bé chỉ học ngồi khi đã nâng đầu dậy được và thời điểm thích hợp nhất để bé tập ngồi là khi bé được 6 tháng. Nếu tập ngồi cho bé quá sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng đến xương của bé.
5. Một số thắc mắc liên quan đến việc tập ngồi cho trẻ sơ sinh
5. Tại sao thời gian nằm sấp (tummy time) quan trọng với việc tập ngồi cho trẻ sơ sinh?
Ngoài nắm được bé mấy tháng biết ngồi, cha mẹ cần hiểu tầm quan trọng của việc cho trẻ nằm sấp để tập ngồi.
Thời gian nằm sấp (tummy time) là khoảng thời gian bé được nằm sấp dưới sự quan sát và theo dõi của cha mẹ. Mục đích của phương pháp thực hành này là để tăng cường cơ cổ, giúp bé học ngồi dễ dàng hơn.
- Nếu bé không thích nằm sấp trong thời gian dài, mẹ có thể cho bé tập vài lần mỗi ngày và kéo dài trong vài phút.
- Để khuyến khích trẻ tập nằm sấp, mẹ cũng có thể nằm sấp chung với bé trong tư thế ngang tầm mắt để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt mẹ; từ đó bé sẽ cố gắng nằm sấp lâu hơn.
- Mẹ cũng có thể thử đặt một chiếc gương trên sàn để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của chính mình.
5.2 Trẻ 8 tháng chưa biết ngồi có sao không?
Thông thường, khi được 8 tháng tuổi, bé đã ngồi vững, biết bò và một số bé đã có thể biết tập đứng. Trường hợp một số trẻ 8 tháng chưa biết ngồi, có thể là do:
- Cơ thể con bị thiếu hụt canxi.
- Mẹ chưa biết cách hỗ trợ con trong quá trình vận động.
- Bệnh lý: bất thường não bẩm sinh, bệnh lý thần kinh hoặc rối loạn chuyển hóa
5.3 Bé 7 tháng chưa biết ngồi có đáng lo không?
Bé mấy tháng biết ngồi đã rõ, nhưng bé 7 tháng chưa biết ngồi có sao không? Theo các bác sĩ, trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi có thể thực hiện các vận động cơ bản như ngồi vững hoặc bò trườn.
Do đó, bé 7 tháng chưa biết ngồi thì bố mẹ nên tiếp tục cho bé tập ngồi, trườn thường xuyên, đồng thời bổ sung canxi với lượng 400mg/ngày cho bé để giúp xương bé chắc khỏe, hỗ trợ việc tập ngồi của con.
Hy vọng với thông tin bé mấy tháng biết ngồi, MarryBaby sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích. Chúc mẹ và bé tập ngồi thành công nhé!
[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]
- Bé mấy tháng biết lật? Dấu hiệu trẻ sơ sinh sắp biết lật
- Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh
[/key-takeaways]