Em bé khóc nhè nhưng mẹ không biết lý do là gì là tình trạng rất phổ biến. Muốn dỗ được bé nín khóc thì trước tiên mẹ cần phải tìm đúng nguyên nhân khiến em bé khóc nhè mẹ nhé. Mời mẹ giải mã hiện tượng này ngay sau đây cùng MarryBaby.
1. Vì sao em bé của mẹ khóc nhè?
1.1 Em bé khóc nhè do đói bụng
Đây là điều đầu tiên mẹ có thể nghĩ tới khi bé khóc. Vì vậy, mẹ nên học cách nhận biết những dấu hiệu em bé đang đói để cho con ăn kịp thời kẻo bé khóc hờn nhé.
Mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để nhận ra bé đang đói bụng:
- Hét lớn.
- Miệng há như đang muốn ăn thứ gì đó.
- Bé phản xạ quay đầu về phía tay mẹ khi mẹ chạm vào má bé hoặc cho tay vào miệng.
1.2 Tã ướt
Bé con sẽ cảm thấy khó chịu khi tã, bỉm bị ướt. Đối với trẻ chưa biết nói thì không có cách nào khác là con phải ọ ọe; hoặc khóc để báo cho mẹ biết là con đang khó chịu như thế nào.
Vì vậy, ngay khi thấy con có các biểu hiện này; mẹ nên kiểm tra tã của con ngay trước khi để em bé khóc nhè vì khó chịu nhé.
- Bé phát ra tiếng ọ ẹ.
- Em bé cất tiếng khóc.
- Bé khua tay, chân liên tục.
- Bé ngưng hoạt động trong giây lát, mặt đỏ; rồi sau đó hoạt động trở lại (dấu hiệu bé đi đại tiện hoặc đại tiện).
1.3 Bé buồn ngủ
Bé quấy khóc trước khi ngủ rất phổ biến và không phải em bé nào cũng dễ dàng đi vào giấc ngủ đâu mẹ nhé. Có bé chỉ cần cơn buồn ngủ đến là con tự khắc gục xuống ngủ ở bất cứ đâu.
Song lại có nhiều bé cần phải có không gian yên tĩnh; cần được hát ru, nghe nhạc; hoặc cần được ôm ấp, massage lưng, đầu; hay phải ngậm vú mẹ mới chịu ngủ.
Đối với các em bé khó ngủ như vậy thường rất hay lên cơn gắt ngủ và khóc hờn. Nếu mẹ không nhận biết sớm các dấu hiệu bé buồn ngủ; việc phải dỗ bé nín khóc là không tránh khỏi.
Các dấu hiệu trẻ buồn ngủ mẹ có thể dễ dàng nhận biết như:
- Ngáp.
- Mắt bé lờ đờ.
- Hay bị giật mình.
- Không muốn hoạt động.
- Đưa tay dụi mắt, hoặc dụi đầu vào mẹ
- Cuối cùng là em bé khóc nhẹ của mẹ sẽ ngủ gật.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói
1.4 Muốn được ôm cũng là một nguyên nhân khiến em bé khóc nhè
Muốn được ôm ấp, vuốt ve, sưởi ấm là bản năng ở mọi đứa trẻ. Bé thích được nhìn ngắm thấy gương mặt; thích nghe giọng nói và nhịp tim của mẹ. Thậm chí nhiều bé còn thích khám phá và ghiền mùi cơ thể mẹ (dân gian hay gọi là bẹn hơi).
Khi thiếu vắng bóng hình, hơi ấm, giọng nói của mẹ thì trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế. Vì vậy, khi nghe thấy tiếng em bé khóc thì mẹ nên nghĩ đến nguyên nhân này. Mẹ hãy bế con, âu yếm, dỗ dành để con nín khóc ngay nhé.
Các dấu hiệu bé đòi bế, ôm ấp mẹ có thể nhận biết như;
- Khua chân tay liên tục.
- Bé phát ra tiếng hinh hích.
- Mắt và đầu quay quanh để kiếm tìm.
1.5 Bé bị đau bụng
Nếu bị đầy bụng, đau bụng thì bé quấy khóc, ngủ không ngon giấc và bú cũng kém hơn. Mẹ có thể nhận biết bé bị đau bụng khi thấy các dấu hiệu sau:
- Nôn, trớ.
- Xì hơi liên tục.
- Bé bú và ăn kém.
- Phân bất thường.
- Bé hay khóc đêm.
- Mỗi khi ăn xong bé thường cáu kỉnh.
- Bụng con trông căng cứng ngay cả lúc đói.
- Bé khóc liên tục trong 3 giờ đồng hồ một ngày; tối thiểu 3 ngày 1 tuần, tối thiểu 3 tuần liên tục.
Những dấu hiệu này cho thấy có thể bé đang bị mắc chứng trào ngược, đau dạ dày, dị ứng sữa, không dung nạp lactose; táo bón hoặc tắc đường ruột. Khi bé khóc liên tục vài ngày không rõ nguyên nhân; mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám ngay nhé.
1.6 Bé bị lạnh hoặc nóng
Làn da của trẻ rất nhạy cảm vì vậy khi nhiệt độ tăng, hay giảm hơn bình thường cũng khiến con cảm thấy khó chịu và khóc. Điều này dễ thấy nhất ở trẻ sơ sinh vào lúc mẹ cởi tã hoặc quần áo của bé ra để lau người bằng khăn ướt.
Bé sơ sinh cảm thấy dễ chịu khi được bọc trong tã hoặc quần áo để giữ ấm nhưng không quá nóng. Vì vậy khi bị lạnh hay quá nóng đều có thể khiến em bé khóc nhè. Những dấu hiệu có thể giúp mẹ nhận ra con bị nóng quá hoặc lạnh quá như:
- Da nhợt, môi khô.
- Thấy bé nổi da gà.
- Bé cựa quậy liên tục.
- Sờ vào chân tay con thấy lạnh.
- Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên.
1.7 Chướng ngại vật
Cơ thể em bé non nớt và vô cùng nhạy cảm nên chỉ cần một chướng ngại vật nhỏ xíu cũng có thể khiến bé khó chịu vào khóc. Ví dụ như sợ tóc của mẹ vướng vào kẽ tay bé, bé hít phải sợi vải quần áo. Vì thế, nếu bỗng nhiên bé khóc nhè thì mẹ nên kiểm tra cơ thể bé cho thật kỹ để tìm ra thủ phạm nhé. Các dấu hiệu mẹ có thể nhận biết con đang gặp phải chướng ngại vật gì đó như:
- Bé đưa tay dụi mũi.
- Bé hinh híc khó chịu.
- Bé cựa quậy không yên.
- Dù đã được cho ăn và đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhưng bé vẫn khóc.
1.8 Mọc răng
Khi mỗi chiếc răng trồi lên sẽ làm nứt lợi khiến bé đau đớn đến phát sốt. Mỗi lần mọc răng như thế trẻ thường quấy khóc và biếng ăn hơn. Nếu bé đang ở độ tuổi mọc răng mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu này nếu thấy bỗng nhiên em bé khóc nhiều hơn nhé.
- Bé bị sốt.
- Lợi bé sưng đỏ.
- Bé biếng ăn hơn.
- Bé hay cắn vú mẹ.
- Bé hay chảy nước dãi.
- Bé vừa bú vừa quấy khóc.
- Bé bắt đầu được 4 tháng tuổi.
- Bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
- Hay ngậm tay hoặc hay đưa vật vào miệng ngậm.
[inline_article id=173663]
1.9 Quá nhiều sự kích thích từ xung quanh
Sau khi chui ra khỏi bụng mẹ, bé sẽ học cách thích nghi dần với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng và bé cần nhiều thời gian để làm quen với mọi thứ.
Trong quá trình này những tác động từ cuộc sống bên ngoài bụng mẹ như ánh sáng, tiếng động hoặc việc bé bị chuyển từ tay người này qua tay người khác cũng có thể làm con khó chịu và khóc đấy mẹ ạ.
1.10 Bé đòi thứ gì đó
Những em bé khó tính thường dễ cáu kỉnh và khóc nhè khi không được đáp ứng nhu cầu. Ví dụ như bé đòi đi chơi, bé đòi một món đồ nào đó. Lúc này mẹ nên lựa tình huống để đáp ứng nhu cầu của bé hay không hoặc tìm cách dỗ dành bé. Dấu hiệu bé đòi thứ gì đó như:
- Bé ú ớ đòi.
- Bé đưa tay với.
- Bé nài người theo hướng của vật đó.
- Bé nhìn chằm chằm vào một vật nào đó.
- Bé khua chân tay liên tục và hinh híc khóc.
- Khi bế ra khỏi vị trí đó thì bé không khóc nữa mà tỏ ra thích thú.
1.11 Bé không khỏe
Nếu đã đáp ứng hết những nhu cầu căn bản của bé mà con vẫn tiếp tục khóc, nhất là bé khóc đêm thì có thể con đang gặp một vấn đề về sức khỏe. Lúc này mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của bé để xem con có bị sốt không và xem những dấu hiệu bệnh khác như:
- Sụt cân.
- Phát ban.
- Con bị té ngã trước đó.
- Con bỏ bú hoặc bú kém hẳn.
- Tiếng khóc của con khác bình thường.
- Con khó thở, bị ho, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
2. Em bé khóc nhè phải làm sao? Cách dỗ bé nín khóc
Cách dỗ bé nín khóc hiệu quả sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân khiến em bé khóc nhé. Do đó, mẹ cần phải hiểu nguyên nhân khiến bé khóc là gì. Rồi từ đó tìm cách giải quyết nguồn cơn khiến em bé cưng nhà mẹ khóc nhè, mè nheo nhé!
Sau đây là một số gợi ý để mẹ dỗ bé nín khóc; tùy trường hợp mà mẹ chọn ra cách phù hợp:
- Đảm bảo bé không bị sốt. Nếu trẻ sơ sinh sốt trên 38 độ C. Mẹ cần đưa bé đi bác sĩ ngay lập tức.
- Cho bé bú sữa và kiểm tra quần tã của bé. Nếu tã bẩn; mẹ hãy thay tã mới để em bé dừng khóc nhè.
- Giúp em bé khóc nhè thư giãn. Mẹ có thể đi bộ cùng bé; hát hoặc trò chuyện để bé cưng cảm thấy vui vẻ hơn.
- Âu yếm bé cưng; khi thấy em bé khóc nhè; mẹ hãy ôm con sát vào người và điều chỉnh nhịp thở chậm rãi, bình tĩnh.
- Xoa dịu bé bằng cách cho bé đi dạo trong xe đẩy; hoặc tắm nước ấm; hoặc vỗ, xoa lưng cho em bé đỡ khóc nhè hơn.
- Mẹ có thể đung đưa bé nhẹ nhàng; hoặc rung bé trên đùi của mình. Thậm chí chơi nhạc cụ cho bé nghe, em bé sẽ dừng khóc nhé ngay thôi!
3. Khi nào cần đưa em bé khóc nhè thăm khám bác sĩ?
Mẹ hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa ngay khi em bé khóc nhè:
- Khóc liên tục trong vòng 2 tiếng.
- Nhiệt độ của trẻ sơ sinh trên 38 độ C.
- Em bé khóc nhè và không bú sữa trong thời gian dài.
- Không đi tiểu hoặc đi cầu ra máu, hoặc không phản ứng với bất cứ điều gì.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc em bé khóc nhè. Mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu kỹ để giúp con luôn cảm thấy thoải mái nhé. Khi con khóc nhiều, liên tục; nhất là việc bé sơ sinh khóc đêm thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để phát hiện các vấn đề về sức khỏe mà trẻ có thể gặp phải nhé.