Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

Trẻ sơ sinh lớn lên từng ngày vốn là điều đáng mừng hơn là cuộc cạnh tranh với con nhà người ta. Nhưng điều đáng tiếc nhất là các bậc phụ huynh vẫn ghé tai nhau và hỏi: “Bé mấy tháng biết vỗ tay? Bé mấy tháng biết chỉ tay? Tại sao bé nhà tôi chậm phát triển? Tại sao bé chưa làm được hành động này?”

Vì sao hiểu bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay quan trọng?

Biết được bé mấy tháng biết vỗ tay là hiểu một cột mốc phát triển quan trọng của con. Khi trẻ sao chép âm thanh và cử chỉ của người khác; đó không chỉ là một cử chỉ dễ thương; đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang học các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Đây cũng là cột mốc trước khi chúng phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Hơn nữa, nắm bắt thời điểm bé mấy tháng biết vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay cũng quan trọng vì đây là cột mốc phát triển để bác sĩ xác nhận tầm nhìn của bé; và phát triển kỹ năng vận động. Tuy nhiên đừng đổ lỗi cho bản thân nếu con chưa làm được cả ba điều này. Đó vốn không phải lỗi của cha mẹ.

Bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

Bé tập nói trước khi học cách sử dụng đôi bàn tay một cách khéo léo. Điều này thường làm nhiều phụ huynh thắc mắc và lo lắng. Nhưng các bác sĩ nhi khoa cũng cho rằng bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ hay vẫy tay có thể thay đổi tùy vào mỗi bé; thường là trong giai đoạn từ 8-12 tháng.

  • Vỗ tay: Trong khoảng thời gian 9 tháng tương tự; em bé cũng có thể bắt đầu vỗ tay, vẫy tay chào, hoan hô; bắt chước cử chỉ để đáp lại khi bố mẹ làm điều đó.
  • Chỉ tay: Đến 9 tháng, hầu hết trẻ sơ sinh có thể chỉ ra những thứ mà chúng quan tâm; và mặc dù điều đó có vẻ không phải là vấn đề lớn nhưng chắc chắn là như vậy. Bằng cách chỉ tay, con mẹ đang nói, “Con đang nhìn thấy một cái gì đó và con cũng muốn bố mẹ nhìn thấy nó! ” Các chuyên gia gọi đây là “sự quan tâm chung” hoặc “sự chia sẻ những sở thích tương đồng”; và đó là một cột mốc phát triển khác.
  • Vẫy tay: Khoảng 9 tháng tuổi, em bé con có thể bắt đầu vẫy tay. Cho dù đó bé đang tạo sóng hay bắt chước một con chim vỗ cánh vui nhộn; cột mốc đáng yêu này là điều đáng để trân trọng.

Và em bé của mẹ sẽ không chỉ vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay để cho bố mẹ thấy những thứ mà bé thích; bé cũng muốn bố mẹ đánh giá cao những điều đó. Trẻ cũng sẽ chỉ ra những hành động con muốn làm; những điều con muốn; những điều con nhớ và thậm chí cả những điều không còn ở đó nữa. Điều này có thể giải thích tại sao trẻ cứ chỉ vào cái cây mà con đã nhìn thấy một con sóc vài ngày trước.

Mỗi trẻ sơ sinh có một cột mốc phát triển khác nhau, mẹ đừng vội so sánh
Mỗi trẻ sơ sinh có một cột mốc phát triển khác nhau, mẹ đừng vội so sánh

Cách để bố mẹ khuyến khích bé vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay

Sau khi biết bé mấy tháng biết vỗ tay. Bố mẹ thường thấy bất an khi thấy một vài đứa trẻ thường phát triển chậm hơn bạn bè cùng trang lứa. Ngay cả Einstein huyền thoại đã bị nhầm là trẻ chậm phát triển khi biết nói rất trễ. Nhưng nếu mẹ thực sự muốn khuyến khích những mốc quan trọng này; hãy thử một trong các phương pháp sau:

1. Vỗ tay theo nhạc

Có rất nhiều bài hát kết hợp vỗ tay. Hát chúng cho bé nghe và vỗ tay theo. Làm như vậy, bố mẹ đang rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng vận động tốt và liên kết cho con của mình.

>> Mẹ tham khảo 8 lợi ích khi cho con nghe nhạc

2. Đập tay với con thường xuyên

Điều này giúp củng cố sự phối hợp giữa tay và mắt và dạy bé rằng vỗ hai lòng bàn tay vào nhau là một cách để thể hiện điều gì đó tốt đẹp đã xảy ra.

3. Làm gương cho con biết khi nào cần vỗ tay

Bé của mẹ đã tự mình xếp một hình vẽ đơn giản? Hãy vỗ tay cho con! Bố mẹ nên bắt đầu vỗ tay khi bé làm được điều gì đó tốt; hoặc hoàn thành được điều gì đó. Khi đó, bố mẹ đang dạy con rằng vỗ tay là một phản ứng thích hợp cho một thành tích.

4. Vỗ tay theo từng nhịp độ khác nhau

Trẻ sơ sinh thích sự đa dạng và các sự kiện bất ngờ, vì vậy việc mẹ vỗ tay tăng tốc và chậm lại khi hai người ngồi cùng nhau có thể khiến việc luyện tập trở nên hài hước và thú vị.

5. Các phương pháp khác

  • Trò chuyện với con: Đừng quên nói lời chào tạm biệt với con của mẹ khi ra khỏi nhà. Khi bé làm điều gì đó tốt đẹp đừng quên khen thưởng bằng cách vỗ tay và dạy bé cách giữ hai bàn tay và vỗ tiếng kêu.
  • Khuyến khích bé khám phá bằng tay: Chọn đồ chơi xếp hình hay lắp ghép để bé có thể sử dụng thành thạo đôi tay của mình. Cho bé chơi đàn piano đồ chơi và nhấn các nút nhạc. Hoặc hỏi bé xem bé thích đồ chơi nào và dạy bé chỉ ngón tay trỏ của mình để lấy nó.
  • Tăng cường nhận dạng bằng ngón tay: Dạy cho bé vị trí của mắt, mũi và miệng của bé. Hãy để bé chỉ ra chúng trên khuôn mặt của mình và sau đó xác định trên khuôn mặt của mẹ. Làm cho trò chơi này trở thành một trò chơi thú vị để củng cố nhận dạng.

Các yếu tố có thể trì hoãn thời điểm bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay

Để quá trình nuôi dạy con trở nên dễ dàng; và giúp bé bắt kịp đà phát triển cùng các bạn bè; ngoài việc tìm hiểu thông tin bé mấy tháng biết vỗ tay. Cha mẹ cần phải biết chính xác các yếu tố phổ biến làm chậm sự phát triển của trẻ; đặc biệt là chỉ tay, vẫy tay và vỗ tay. Dưới đây là 4 yếu tố chính:

1. Vấn đề thị lực

Thị lực của trẻ sơ sinh phát triển ngay từ khi còn là thai nhi bé bỏng. Sau khi sinh bé có thể nhìn thấy khuôn mặt mẹ nếu ở gần đủ mức. Tầm nhìn thay đổi dần và nhìn rõ ràng mọi vật xung quanh khi được 6 tháng tuổi. Các kỹ năng vận động phối hợp mắt và cơ thể nên được phát triển trước khi con tròn một tuổi.

Nếu con không thích sử dụng bàn tay của mình lúc 12 tháng tuổi trở lên, có thể là do thị lực kém. Em bé của mẹ có thể không quá quan tâm đến những gì tay bé có thể làm vì đơn giản là không nhìn thấy chúng rõ ràng.

Những đứa trẻ sinh non mắc các vấn đề về thị lực cao hơn. Nếu con gặp khó khăn trong việc phân biệt khuôn mặt hoặc đồ chơi, hãy để bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra.

2. Bé tự học nhưng không tự biểu hiện

Bé không thích vẫy tay hay vỗ tay mà thay vào đó là những biểu hiện đặc trưng khác theo cách riêng của mình. Bé có lẽ chỉ thích đập tay vào đồ chơi mình muốn thay vì chỉ tay. Cũng có thể bé đã học nói từ sỡm nên chẳng thấy chẳng việc gì phải chỉ tay khi hoàn toàn có thể hét lên để thu hút sự chú ý của cha mẹ.

Vỗ tay, chỉ và vẫy tay là tất cả các kỹ năng trẻ có thể học được từ cha mẹ. Nhưng đôi khi, bé tự học tất cả, nhưng hầu hết thời gian, mẹ cần chỉ cho bé cách sử dụng đôi bàn tay khéo léo.

Các yếu tố có thể trì hoãn sự phát triển của một đứa trẻ
Khuyến khích bé hoạt động đôi tay nhiều hơn, bé sẽ sớm biết vỗ tay hay vẫy tay chào

3. Yếu tố di truyền

Em bé sơ sinh của mẹ phải được kiểm tra kỹ lưỡng và sàng lọc trẻ sơ sinh để loại trừ các yếu tố di truyền. Các chẩn đoán như chứng loạn dưỡng cơ và hội chứng Down có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ.

Nếu mẹ nghi ngờ con mình trở nên vụng về hơn bình thường và đã chậm trễ các kỹ năng vật lý và giao tiếp, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa.

4. Tự kỷ

Tự kỷ có thể được chẩn đoán bằng các dấu hiệu nhận biết đặc biệt. Hành vi kỳ quặc điển hình của chứng tự kỷ có thể được quan sát sớm nhất là 9-12 tháng tuổi. Các dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ có thể bao gồm thiếu tiếp xúc bằng mắt và không tuân theo ngón tay chỉ của cha mẹ.

Đứa trẻ cũng có thể đã bỏ lỡ các cột mốc vỗ tay hay vẫy tay chào. Bé không có hứng thú chơi với những cha mẹ và không quan tâm đến việc bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ. Có rất nhiều yếu tố góp phần vào chứng tự kỷ. Nhưng nếu đứa trẻ của mẹ thể hiện một hoặc nhiều dấu hiệu này, hãy thông báo cho bác sĩ.

[inline_article id=1163]

Bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay – Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi được 9 đến 12 tháng; hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay; mặc dù bé cưng chưa thành thạo những kỹ năng này; thì đó không nhất thiết là nguyên nhân khiến bố mẹ lo lắng.

Bác sĩ nhi khoa có thể sẽ hỏi về kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của con khi khám sức khỏe 1 năm. Nếu con không vẫy tay, vỗ tay hoặc chỉ tay vào thời điểm đó; và không có dấu hiệu của bất kỳ sự chậm phát triển nào khác; bác sĩ có thể kiểm tra lại bé vào lần khám 15 tháng.

Nếu bố mẹ lo lắng về sự phát triển của con mình; chẳng hạn như trực giác của bố mẹ thấy có điều gì đó không ổn hoặc một kỹ năng thuần thục trước đây đã biến mất; hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bố mẹ hiểu con mình nhất và giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn về phát triển sẽ giúp con có cơ hội thành công tốt nhất. Trong khi đó, hãy tiếp tục luyện tập vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay cùng nhau; và bé đạt được cột mốc phát triển theo lịch trình của riêng mình.

Những cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh luôn rất rõ ràng. Nếu bé không theo kịp hoặc có biểu hiện chậm so với nhiều bạn bè cùng trang lứa và mẹ lo lắng, đừng ngại ngùng cùng bé đến trung tâm nhi khoa để kiểm tra.

Hy vọng qua bài viết, bố mẹ đã được giải đáp câu hỏi bé mấy tháng biết vỗ tay. Cũng như có một số phương pháp để khuyến khích cột mốc phát triển này.