Tập đi cho bé như thế nào mới an toàn và giúp con nhanh biết đi? Nhiều bố mẹ cứ áp dụng những cách quen thuộc tưởng đúng hóa ra sai bét. Hãy cùng Marry Baby điểm danh các lỗi tập đi cho bé phổ biến mà các bố mẹ hay mắc phải để tránh nhé.
Có một điều chắc chắn rằng mỗi bé tập đi ở một thời điểm khác nhau. Và mỗi bé sẽ có cách dạy con tập đi khác nhau. Tuy nhiên đừng chỉ vì theo thuận tự nhiên mà cổ vũ bé tập đi theo 5 tư thế trong bài liệt kê ra kẻo ân hận thì đã muộn.
5 sai lầm dạy tập đi cho bé phổ biến của các bố mẹ
Trong quá trình nuôi dạy con, mẹ cần chú ý một số tư thế tập đi xấu nếu trẻ lặp đi lặp lại thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương.
1. Tập bước đi như con cua
Ở giai đoạn đầu mới biết đi, mẹ thường thấy kiểu đi của bé giống con cua. Tức là đầu bé luôn cúi về phía trước, hai chân hướng vào trong như hình dạng cái kẹp lớn. Nếu tiếp tục dáng đi này tới 3 tuổi, sẽ không ổn.
Khi chân đã cứng cáp hơn, tư thế này cần được thay đổi vì xương ở chân đã cứng cáp hơn. Mẹ có thể sắm giày tập đi cho bé phù hợp để bé tập đi, khoảng 8-10 tháng là có thể sửa được tư thế dáng thẳng thông thường. Trường hợp nếu còn thấy con đi tư thế như vậy mẹ hãy cho bé ngồi dạng chân khi chơi trên sàn nhà, hướng dẫn bé không ngồi vắt chéo chân.
2. Đi đi như một chú vịt con
Khi chân bé còn quá bằng phẳng thì tư thế này thuộc về vấn đề sinh lý. Thời điểm tập đi, cơ chân của trẻ được rèn luyện dần và sẽ có hình lõm ở lòng bàn chân như người lớn.
Hầu hết trẻ khi kết thúc mẫu giáo sẽ có phần lõm ở bàn chân, Con số thống kê cho thấy khoảng 95%. Khi bé 2 tuổi mà dáng đi vẫn lạch bạch như vịt mẹ chớ vội lo lắng. Điều quan trọng chính là bàn chân phải hình thành độ lõm thì bé sẽ đi lại theo tư thế bình thường.
Để sửa tư thế cho con có thể hướng dẫn bé chơi trò chơi kẹp bút bằng chân hoặc đi bằng mũi chân.
3. Bé đi như cao bồi
Trước 2 tuổi, trẻ đi với tư thế chân dạng ra như anh chàng cao bồi quen cưỡi ngựa, đây là điều bình thường. Mẹ cứ bình tĩnh, chưa có gì nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ điều trị vì trẻ có nguy cơ thiếu hụt canxi và vitamin cần thiết.
4. Vừa đi vừa kẹp đùi
Đây rõ ràng là kiểu đi có vấn đề. Bé vừa đi vừa kẹp đùi, chân có hình chữ X là do thới quen lười vận động. Vì lẽ này mà cơ chân không được rèn luyện khiến bé lười đi hoặc không muốn đi đoạn đường ngắn.
Đối phó với tình trạng này, mẹ hãy kiên trì khích lệ bé đi nhiều hơn. Ban đầu có thể là tập đi trong phòng, sau đó là đoạn đường dài hơn. Trên thực tế, trẻ 8 tuổi bé vẫn phải được rèn luyện những bài tập cơ mới có thể điều chỉnh lại dáng đi bình thường.
5. Luôn cúi đầu
Các nhà khoa học đã chỉ ra khi một người đi bộ, tất cả chuyển động của cơ thể bao gồm 7 loại dây thần kinh và 8 loại mạch đều đồng thời hoạt động. Nếu đi với tư thế cúi đầu sẽ khiến các dây thần kinh này không thể thư giãn tốt, cơ thể không thể nhận được nguồn cung cấp oxy cần thiết.
Ngoài ra, đi với tư thế này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cột sống và phản xạ của não khiến trẻ chậm phát triển. Để điều chỉnh tư thế đúng cho trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn bé tự đứng trước gương với tư thế ngẩng đầu, thẳng lưng và bước đi nhiều lần.
Một số lưu ý khi bé tập đi
1. Chậm biết đi là chuyện bình thường
Mỗi bé có một sự phát triển khác nhau. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng khi con bạn chậm biết đi hơn những bạn đồng lứa. Chưa có một bằng chứng nào chỉ ra rằng trẻ biết đi muộn sẽ kém thông minh hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, nếu nhóc nhà bạn đã 16 tháng tuổi mà vẫn chưa chịu đi, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ.
2. Nên để bé bắt đầu với “chân đất”
Đầu tiên, bạn nên tập cho con đi trên sàn nhà và không mang giày. Như vậy, bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Chỉ khi bé đã đi vững hơn một chút, mẹ mới nên cho con đi lại bằng giày. Chú ý nên chọn loại giày có chất liệu co giãn tốt.
3. Không phụ thuộc vào xe tập đi
Với mong muốn con mình nhanh biết đi, nhiều mẹ rất hào hứng chọn xe tập đi cho bé cưng. Thật ra, việc sử dụng xe tập đi không làm bé biết đi nhanh hơn. Quá trình biết lẫy, trườn, bò, đi tùy thuộc vào sự phát triển cơ, xương của mỗi bé. Thậm chí, việc cho bé sử dụng xe tập đi có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ, xương của bé cưng.
[inline_article id=2623]
Bé tập đi là một cột mốc quan trọng và cần sự kiên trì đồng hành của cha mẹ. Đừng vì nóng vội hoặc lơ là mà để bé duy trì những thói quen xấu, ảnh hưởng đến hệ xương sau này.
♦Những đồ dùng cho bé cần thiết trong giai đoạn sơ sinh
Không chờ đến lúc gần sinh, nhiều mẹ đã bắt đầu chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh từ lúc sang tam cá nguyệt thứ 3, hoặc thậm chí, ngay khi thai kỳ bắt đầu. Bé sơ sinh lớn rất nhanh, vì vậy nếu mẹ chi quá nhiều tiền vào số đồ dùng này sẽ rất lãng phí. Tùy vào tình hình kinh tế để vừa chuẩn bị đồ cho bé đầy đủ nhất vừa tiết kiệm nhất, mẹ nên liệt kê các thứ cần mua từ trước.
1. Chuẩn bị đồ dùng bằng vải
Quần áo trẻ sơ sinh: Khi chọn mua quần áo cho bé, mẹ nên lựa áo có cài nút một bên, buộc dây hoặc có miếng dán. Khi mới sinh bé còn rất nhỏ, phần cổ và đầu rất yếu nên sẽ gặp khó khăn nếu phải mặc áo chui đầu. Quần áo của bé nên lựa vải mềm, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi. Tốt nhất, nên chuẩn bị khoảng 10 bộ quần áo cho bé tiện thay đổi.
Áo khoác: Chọn áo dài tay, liền nón bằng cotton. Khoảng 2 cái
Tã vải dán 2 bên: 10 cái
Tã chéo, tã vuông: Vì bé sẽ tiểu và đi ngoài nhiều nên cần số lượng lớn: 30-40 cái
Mũ che thóp: Mũ này sẽ giúp bé giữ ấm phần thóp còn non yếu trên đầu: 5 cái
Bao chân tay: 5 đôi
Chăn: Chọn loại mềm, nhẹ để bé không cảm thấy nặng: 2 cái
Khăn quấn: Bé đã quen với môi trường ấm áp bên trong tử cung, vì thế sau khi sinh mẹ cần dùng khăn quấn kín để bé không bị giật mình: 3 cái
Gối: Cổ bé còn yếu chỉ nên nằm gối thấp, chất liệu mềm mại: 2 cái
Khăn tắm: Chọn khăn có chất liệu bông tốt, mềm và thấm hút tốt: 5 cái
Khăn sữa: Dùng đề thấm sữa, lau người cho bé: 30 cái
Yếm: Đắp ngực cho bé khi ngủ, khi bú: 10 cái
2. Đồ dùng ăn uống
Bình sữa: Đây là đồ dùng cho bé mà bạn cần chọn loại có chất liệu an toàn không chứa BPA, núm ty mềm mại.
Máy tiệt trùng bình sữa: Không bắt buộc. Nếu không có máy mẹ có thể tiệt trùng bình sữa và phụ kiện bằng cách đun trong nước sôi khoản 10 phút.
Ly và muỗng: Cái này mẹ có thể mua riêng cho bé hoặc tận dụng đồ sẵn có.
Bình giữ nhiệt: Pha sữa, nước ấm cho bé. Mẹ có thể sử dụng bình thủy để giữ nước ấm hoặc chịu khó đun nước nóng mỗi lần pha sữa cho bé.
Lon sữa công thức cho bé từ 0 tháng tuổi: Dùng trong trường hợp mẹ sinh mổ chưa thể cho bé bú ngay hoặc khi sữa mẹ chưa về kịp.
3. Đồ dùng vệ sinh
Rơ lưỡi: Chọn loại vô trùng để đảm bảo an toàn.
Băng rốn: Thay băng rốn cho bé hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng. Rốn sẽ khô và rụng từ 7 đến 10 ngày vậy nên mẹ không nên mua nhiều, tầm khoảng 10 cái.
Tăm bông: Dùng loại chuyên dành cho trẻ sơ sinh để vệ sinh tai, mũi.
Khăn ướt: Dùng vệ sinh cho bé, cái này hay dùng thường xuyên. Chọn loại không mùi sẽ tốt hơn.
Tã, bỉm: Tùy theo nhu cầu về số lượng để mua.
Dầu gội, sữa tắm: Loại an toàn, không cay mắt và kích ứng da.
Dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm: Cho vào nước khi tắm bé, bôi lên đầu thóp, bụng và lòng bàn chân để tránh cho bé bị cảm lạnh.
Kem chống hăm: Trẻ sơ sinh rất hay bị hăm, vậy nên mẹ cần dùng kem chống hăm cho bé khi cần thiết.
Nước nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: Không nên dùng nhiều.
Thuốc sát trùng: Dùng vệ sinh phần rốn trẻ sơ sinh.
Cây cọ và nước rữa bình sữa: Chọn loại chuyên dụng để làm sạch.
Chậu tắm cho bé: Loại dài, chất liệu an toàn.
Thau, sọt để giặt và đựng quần áo.
Dụng cụ cắt móng tay: Nên dùng loại riêng biệt dành cho trẻ em.
Giỏ, tủ đựng quần áo cho bé.
Móc phơi đồ: Loại có kích thước nhỏ, kẹp móc.
♦8 món đồ dùng khác cho bé mẹ cần “quẳng” tiền đi mà sắm cho bé ngay
Cảm giác có con đầu lòng thật khó tả đúng không mẹ? Háo hức, hồi hộp và hơn hết là muốn “mua cả thế giới” cho bé. Đồ dùng cho bé vốn dĩ không cần quá nhiều nhưng có những thứ nhất thiết phải sắm trước hoặc sau khi sinh. Đừng bỏ qua 8 món đồ dùng cho bé dưới đây nhé!
1. Cũi ngủ
Bạn cần chắc chắn về việc sắm một chiếc cũi ngủ cho con. Bởi nếu đã xác định cho bé ngủ riêng cha mẹ phải kiên trì đồng hành, sẽ mất 3-4 tháng để con tự ngủ đi vào khuôn khổ. Quan niệm nuôi con truyền thống của người Á Đông vẫn chưa hoàn toàn ủng hộ chuyện này. Quyết định cuối cùng thuộc về cha mẹ.
Theo chuyên gia giáo dục Glenn Doman, bé nên được ngủ riêng sớm để có giấc ngủ sâu hơn. Đây chính là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Bé được rèn luyệt tính tự lập, tự tin cho bé, đồng thời giúp bố mẹ có đời sống riêng. Một chiếc cũi cho bé còn giúp bố mẹ có thêm thời gian tiêng tư cho nhau.
2. Tủ quần áo
Trước sau gì cũng nên sắm cho bé một đựng quần áo riêng vậy tại sao không mua sớm nhỉ? Một em bé chào đời sẽ có rất nhiều đồ như quần áo, bỉm, tã, khăn. Chưa kể, sau này bé lớn lên, chiếc tủ cũng giúp bé học được tính khoa học trong việc sắp xếp đồ đạc.Trong một căn phòng nhỏ xinh, có một chiếc tủ nhiều ngăn với màu sắc họa tiết bắt mắt sẽ giúp mẹ phận loại và đựng nhiều đồ đẹp cho bé hơn.
3. Máy vắt sữa
Máy vắt sữa giá thành cũng đáng đồng tiền bát gạo, giá giao động khoảng từ 2-5 triệu đồng. Nhưng thử làm một phép tính nhé: Thời điểm mới sinh, mẹ thường xuyên vắt sữa theo cữ để sữa có thể ra càng ngày càng nhiều. Tích trữ sữa có hạn sử dụng kéo dài đến 6 tháng, mẹ có thể yên tâm chuẩn bị bữa ăn cho con bất cứ lúc nào, nhất là khi có việc gấp phải ra ngoài. Vắt sữa thường xuyên còn giúp tăng lượng sữa đáng kể… Đắt mà rẻ đó mẹ!
4. Xe đẩy
Mẹ có thể mua xe đẩy cho bé ngay từ khi đang mang thai, hữu dụng ngay sau khi sinh luôn. “Thoát” khỏi thời gian ở cữ, mẹ cùng bé ra ngoài để hít thở không khí trong lành và giúp bé tăng khả năng nhận thức với thế giới bên ngoài. Một chiếc xe đẩy giúp bạn không phải bế, ẵm bé nhiều khi đi dạo.
5. Bộ bàn và ghế ăn
Tới tuổi ăn dặm, muốn tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu Pháp mẹ đều cần tới bàn và ghế ăn. Bàn ăn giúp bé độc lập và có ý thức khoa học hơn về bữa ăn của mình, không còn thói quen xấu vừa đi vừa ăn rong hay vừa ăn vừa chơi. Kiên trì từ lúc bé 6 tháng tuổi cho tới khoảng 19 tháng tuổi, bé có thể học được cách tự giác ngồi vào bàn ăn và chờ đợi món ăn hấp dẫn của mẹ.
6. Hộp trữ đồ ăn cho trẻ
Cùng với bộ bàn và ghế thì chiếc hộp trữ đồ ăn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tạo cho bé bữa ăn đa dạng phong phú. Đặc biệt, mẹ còn cảm thấy thích thú với các hộp đồ ăn xinh xắn mà mình chuẩn bị cho bé trong ngày, trong tuần. Tiện dụng lắm đó.
7. Bộ đồ nấu ăn dặm
Không nhất thiết phải áp dụng phương pháp ăn theo kiểu Nhật thì mới cần tự đầu tư một bộ nấu ăn dặm cho bé. Từ chiếc bát, thìa, cốc uống nước đến các dụng cụ xay nhuyễn đồ ăn, tất cả đều giúp bạn có thể chuẩn bị cho bé một bữa ăn hoàn hảo. Hơn nữa, đối với trẻ nhỏ, các dụng cụ nấu ăn nên để riêng, rửa bằng nước rửa an toàn cho bé thường xuyên.
8. Hộp đựng đồ chơi cho trẻ
Trẻ con thì thường bừa bộn mà bừa bộn mới giúp trẻ khám phá thế giới một cách thoải mái. Mẹ nên mua một chiếc hộp đựng đồ chơi nhiều ngăn. Điều này sẽ giúp bé lựa chọn đồ chơi dễ dàng. Sau mỗi lần bé chơi, chiếc hộp đựng còn giúp nhà bạn trở nên gọn gàng hơn.
Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, bé lại cần một vài vật dụng cần thiết khác nhau để cùng khám phát “thế giới mới lạ”. Trích một khoảng ngân sách gia đình để mua cho bé cũng là điều nên làm, mẹ nhỉ!
♦Chọn đồ dùng cho bé ăn dặm, mẹ đã biết?
Việc cho trẻ ăn dặm không hề dễ dàng và thường tốn rất nhiều thời gian của mẹ. Chế biến thức ăn dặm cho bé đòi hỏi sự tỉ mỉ, thực đơn phong phú và hợp vệ sinh. Vì vậy, chuẩn bị những đồ dùng dành riêng cho bé khi ăn dặm là điều cần thiết. Dưới đây là danh sách đồ dùng cho bé ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo.
1. Dụng cụ ăn dặm cho bé
Chọn những loại muỗng làm bằng chất liệu nhựa mềm, đầu muỗng nhỏ giúp bé dễ ăn hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn muỗng có nhiều màu sắc khác nhau để tạo cho bé cảm giác hứng thú khi ăn.
Chọn loại làm bằng nhựa tốt không có BPA, dễ vệ sinh làm sạch, không bị vỡ khi rơi rớt. Bé sẽ rất thích những chiếc bát có hình con vật với nhiều màu sắc.
Khi bé đã ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, mẹ có thể để các món ăn vào từng ngăn nhằm giúp tăng thêm khẩu vị và khẩu phần ăn cho bé.
Hai loại mẹ có thể chọn là cốc mỏ vịt và cốc gắn ống hút. Để bé uống nước dễ dàng hơn mẹ hãy mua loại có tay cầm hai bên, bé sẽ tự uống được.
Có nhiều loại khác nhau như yếm vải, yếm nilon, yếm nhựa. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bé để mẹ lựa chọn.
Để tiết kiệm, mẹ nên dùng khăn xô vì có thể giặt sạch và dùng lại nhiều lần.
Là sản phẩm rất tiện lợi, mẹ không cần vừa bưng bát vừa đút cho bé ăn. Chỉ cần để thức ăn vào bình và bóp nhẹ, thức ăn sẽ chảy ra ngoài muỗng.
Để tiết kiệm chi phí, mẹ nên chọn loại ghế có thể dùng từ khi bé bắt đầu ăn dặm cho đến khi 2-3 tuổi. Chọn ghế chất liệu dễ lau chùi khi bị thức ăn dính vào. Đồng thời, có thể điều chỉnh độ cao, độ nghiêng và khoảng cách từ bàn ăn cho đến ghế để tạo cho bé cảm giác thoải mái khi ăn.
2. Đồ dùng cho bé ăn dặm: Dụng cụ chế biến
Sử dụng nồi hấp vừa giúp giữ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, vừa giúp mẹ tiết kiệm thời gian chế biến.
Thức ăn của bé cần được chế biến mềm, nhuyễn để bé dễ nuốt vì vậy mẹ cũng cần đến sự hỗ trợ của máy xay.
Mẹ có thể chuẩn bị một nồi nấu riêng chuyên dành để nấu cháo cho bé. Hoặc tận dụng những nồi có sẵn trong nhà như nồi cơm điện, nồi áp suất, nồi ủ…
Gồm có chén nghiền có nhiều rãnh, chày dùng để nghiền, lưới rây, đồ mài củ quả.
Đối với những mẹ bận rộn, hộp đựng thức ăn để trữ đông là điều cần thiết. Mẹ nên lựa chọn các loại hộp có kích cỡ khác nhau, chất liệu an toàn.
♦Chuẩn bị sẵn sàng cho bước chân đầu đời của bé
Tập đi là một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đa phần các bé sẽ bắt đầu chập chững bước đi đầu tiên vào khoảng tháng 12-13. Tùy vào tốc độ phát triển, không ít bé chập chững tập đi khi được 9-10 tháng tuổi cũng như có bé phải chờ đến 16-17 tháng mới biết đi. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng nhé!
Để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe bé, mẹ không nên nôn nóng tập cho bé đi sớm. Con yêu sẽ sẵn sàng tập đi khi đã biết đứng chững. Bên cạnh đó, mẹ hãy hỗ trợ thêm cho bé cưng bằng cách lựa chọn các đồ dùng cho bé tuổi tập đi các mẹ nhé!
1. Đồ dùng cho bé: Xe tập đi có thực sự cần thiết?
Xe tập đi có tác dụng hỗ trợ bé trong quá trình tập đi và được nhiều gia đình sử dụng. Trên thị trường có nhiều loại xe khác nhau với mẫu mã đa dạng, phong phú nên ba mẹ có thể vô tư lựa chọn loại nào phù hợp nhất với bé. Tuy nhiên, đây chỉ là công cụ hỗ trợ tập đi, ba mẹ không nên quá lạm dụng. Nếu cho bé dùng thường xuyên bé sẽ trở nên phụ thuộc vào xe, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và dáng đi sau này.
Hầu hết các chuyên gia ở Mỹ, Canada đều khuyến cáo mẹ không nên cho bé sử dụng xe tập đi. Theo các chuyên gia, xe tập đi có thể cản trở quá trình phát triển cơ đùi của trẻ một cách tự nhiên. Hơn nữa, xe tập đi cũng tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng di chuyển đến những nơi bé muốn, dẫn đến nguy cơ bé tiếp xúc với chất độc hại trong nhà.
Xe tập đi chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi bạn cho bé dùng đúng cách. Chính ba mẹ mới là người tập đi cho bé tốt nhất vừa giúp bé biết đi sớm, vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình.
2. Sử dụng địu tập đi
Đây là vật dụng hỗ trợ cho bé đi rất hiệu quả. Mẹ không cần phải ngồi hay cuối người để vịn, đỡ cho bé khi đi. Bé cũng không chịu ngồi yên một chỗ, có thể tự đi dựa vào sức của mình và chỉ cần một chút sự giúp đỡ từ mẹ. Khi dùng địu tập đi, tay chân của bé có thể cử động thoải mái và linh hoạt. Mẹ cũng có thể dắt bé đi “khám phá” nhiều nơi trong nhà.
3. Tất chống trơn trượt
Bên cạnh các đồ dùng cho bé như xe đẩy, địu tập đi, tất chống trơn trượt sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu đối với trẻ. Những đôi tất này không chỉ có tác dụng bảo vệ đôi chân bé nhỏ của trẻ được an toàn mà còn là trợ thủ đắc lực cho bé tập đi. Được thiết đặc biệt với mặt dưới bàn chân có nhiều gai chống trơn trượt, giảm ma sát giúp bé đi dễ dàng hơn trên mọi bề mặt sàn. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn loại có chất liệu an toàn, êm ái, nhiều màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh để khuyến khích bé tập đi.
4. Đồ dùng cho bé tập đi: Không thể thiếu giày
Không phải giày vải mềm mại, mẫu mã đẹp mắt, mẹ nên chọn cho bé đôi giày chống trượt, linh hoạt, có thể bằng cao su và phần mũi giày chắc chắn. Tuy nhiên, đó là khi bé tập đi ở những nơi như công viên, sân vườn. Khi bé tập đi tại nhà, mẹ nên cho bé đi chân trần. Theo các chuyên gia, việc đi chân trần sẽ tốt hơn cho chân của bé.
Lưu ý dành cho mẹ: Khi chọn giày cho bé, mẹ nên chọn giày có chất liệu mềm, nhẹ, thoáng khí. Tốt nhất nên chọn giày có đế gập hoặc có thể bẻ cong được.
♦Lần đầu cho bé đi chơi, mẹ chuẩn bị gì?
Đi chơi, đi du lịch là thời gian để cả gia đình thư giãn, vui vẻ bên nhau. Đừng vì những lo lắng quá mức cho bé mà làm mẹ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Trước khi đi chơi vài tuần, mẹ nên dành thời gian lên kế hoạch kèm theo danh sách đồ dùng cho bé cần phải mang theo.
Nhiều khi mẹ chắc chắn rằng đã mang đầy đủ tất cả những vật dụng cần thiết cho bé, nhưng khi đến nơi lại quên một số thứ, đồ cần dùng thì lại mang thiếu, hoặc thứ mang theo lại không cần sử dụng đến. Sau đây là những vật dụng cần thiết cho bé khi đi chơi để mẹ không tốn nhiều thời gian suy nghĩ.
1. Hành trang của con
Quần áo: Tính thời gian đi chơi của gia đình là bao nhiêu ngày, trong 1 ngày bé cưng cần thay bao nhiêu bộ để thuận tiện cho việc mang theo. Mẹ lưu ý, chỉ nên chọn quần áo rộng rãi có thể là áo ngắn tay, quần đùi để bé cảm thấy thoải mái. Mang theo vài bộ đồ dài, áo khoác đề phòng khi thời tiết thay đổi đột ngộ
Tã bỉm: Nếu bé còn dùng tã, mẹ nên chuẩn bị nhiều hơn bình thường một chút. Sẽ rất phiền phức cho mẹ nếu lỡ tã không đủ dùng.
Đồ dùng vệ sinh: Khăn tắm, khăn lau, yếm, sữa tắm, dầu gội, tăm bông, giấy vệ sinh, khăn ướt, dụng cụ vệ sinh bình sữa, túi nilon đựng đồ bẩn và rác thải.
Vật dụng bảo vệ: Chuẩn bị cho bé một chiếc nón rộng vành, ô dù để bảo vệ làn da, bao tay, bao chân, khẩu trang, kính mát.
Một đôi giày vừa chân êm ái và thoải mái chắc chắn bé sẽ rất thích. Chăn, gối: Dùng để đắp cho bé hoặc có thể lót cho bé nằm nghỉ ngơi trên đường đi.
Đồ dùng ăn uống: Nhiều mẹ rất kỹ trong vấn đề ăn uống của con nên thường mang theo nồi, chảo, chén bát, muỗng để chế biến. Nếu không mẹ có thể dùng những thực phẩm đóng hộp sẵn có trên thị trường hoặc cho bé ăn ở nơi đi du lịch.
Chuẩn bị một chiếc khăn mỏng, lớn để tiện cho con bú ở mọi nơi. Nếu bé uống sữa công thức, mẹ nhớ chuẩn bị sữa đầy đủ cho con nhé!
Bình sữa, núm ty, bình uống nước, bình giữ nhiệt, bình đựng nước sôi, bình nước nguội.
Đề phòng trẻ bị bệnh, mẹ nên thủ sẵn một số loại thuốc như: hạ sốt, men tiêu hóa, thuốc đau bụng, thuốc điều trị tiêu chảy, nước muối sinh lý. Kèm theo dầu tràm, kem chống nắng, kem chống côn trùng cắn, cặp nhiệt độ, băng keo cá nhân.
Địu, xe đẩy: Bạn sẽ không phải bồng ẵm bé suốt thời gian đi chơi. Dùng xe đẩy, địu vừa có thể cho bé nghỉ ngơi thoải mái, vừa giúp bố mẹ đỡ mệt hơn và có thể làm những việc khác.
Đồ chơi cho bé: Bé sẽ đỡ buồn chán hơn khi có những món đồ chơi quen thuộc.
2. Lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng cho bé
Chuẩn bị đồ cho bé vài ngày trước khi chính thức khởi hành, cập nhật thường xuyên xem có quên gì hay không.
Sắp xếp đồ của bé trong một vali riêng, phân loại từng nhóm vật dụng khác nhau để tiện lợi cho việc tìm kiếm.
Mẹ nên mang theo một túi đựng đồ bên người. Trong đó nên có những vật dụng cần thiết như bình sữa, nước, thức ăn, tã, bỉm, khăn…Để tiện dùng trong thời gian di chuyển.
Chọn bộ quần áo nào thoải mái nhất cho cả mẹ và bé để mặc trong ngày đi chơi.
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa mẫn cảm và chưa hoàn thiện nên tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ ăn hàng ngày cho bé như sữa, đồ ăn dặm… Bé nên chờ thêm một thời gian trước khi có cơ hội thử những món mới lạ. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn cơm, thịt, trái cây có nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc cũng như không đảm bảo vệ sinh.
Dù đi bất cứ đâu, ánh nắng mặt trời luôn là vấn đề mẹ cần quan tâm. Da trẻ em rất mỏng manh, mẹ nên có biện pháp chống nắng phù hợp cho bé. Chọn kem chống nắng dành cho trẻ em, loại có thành phần phù hợp tuổi và làn da của bé. Nón và áo khoác cũng có thể giúp bảo vệ da bé cưng khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
♦Tiết kiệm khi mua đồ dùng cho bé
1. Lập khoản tiết kiệm
Có con không có nghĩa là bạn sẽ phải tốn cả gia tài. Tuy nhiên, sẽ có những đồ dùng cho bé mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi đón đứa con mới chào đời từ bệnh viện về đến nhà, chẳng hạn như: tã lót, mền, nôi,… Nhưng không nhất thiết phải mua sắm tất tần tật mọi thứ mà chỉ cần mua những món đồ dùng thật cần thiết.
2. Lên kế hoạch trước khi sinh bé
Một trong những cách hay nhất để tiết kiệm chi phí là hãy chờ cho đến khi bé ra đời mới đi mua đồ dùng cho bé. Bạn sẽ chẳng thể nào biết mọi thứ bạn cần hoặc muốn cho đến khi bạn thực sự bồng con ở trên tay. Bạn sẽ lãng phí rất nhiều tiền bạc nếu cứ cố mua hết mọi thứ. Thay vào đó, hãy mua hoặc mượn khi bạn nhận thấy đó là một nhu cầu thực sự.
3. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua đồ dùng cho bé
Trước khi đi siêu thị hay cửa hàng mua đồ dùng cho bé, việc đầu tiên là bạn phải bi tìm hiểu. Ghi nhớ: Đi sắm đồ bằng sổ ghi chép chứ đừng bằng ví tiền, nên mua món gì là cần thiết, vừa tốt, vừa bền và nhất là giả cả hợp lý.
4. Mua đồ xài rồi
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy có vô số món đồ cũ mà bạn được bạn bè hay người thân tặng hoặc tìm thấy ở tiệm bán đồ đã qua sử dụng. Nếu phải mua đồ mới thì bạn nên “tranh thủ” những đợt khuyến mãi, giảm giá từ 20% trở lên.
5. Mua những thứ thật sự cần thiết
Có một số đồ dùng cho bé mà bạn không thể thiếu. Nghĩ đến các nhu cầu cơ bản: ăn, ngủ, và an toàn. Và đó là những món đồ như sau:
Nôi và giường ngủ
Tã lót và khăn
Bình sữa và sữa bột
Mền
Dụng cụ hút sữa
Ghế gắn trên xe hơi
6. Mua hàng giảm giá
Hãy học cách mua hàng giảm giá. Nếu không mua sắm hàng giảm giá thì các bậc phụ huynh sẽ chi nhiều tiền hơn cần thiết từ 25 đến 30% hoặc hơn. Hãy mua trước những thứ như tã lót, khăn và sữa bột để không phải vội vã đi mua vào phút chót.
7. Biết khi nào cần phải chi tiền
Tùy vào lối sống và sự ưu tiên của bạn mà có một số món đồ dùng cho bé mà bạn cần chi khá nhiều tiền hơn cho chúng. Ví dụ như những người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ khi trở lại đi làm sẽ phải cần đến một dụng cụ hút sữa vừa bền vừa tốt lại an toàn và hợp vệ sinh. Cũng như giường hay cũi cho bé khá mắc tiền nhưng lại chiếm vị trí ưu tiên đối với một số bố mẹ. Nếu bạn dự định đưa bé đi chơi đây đó thì một chiếc xe đẩy sẽ là một sự đầu tư đáng tiền.
8. Không nên chuộng hàng hiệu nổi tiếng
Bé sẽ không biết phân biệt giữa một thương hiệu nổi tiếng với một nhãn hàng thông thường. Tại sao phải mua một chiếc áo với giá 500 ngàn cho bé trong khi hai tuần nữa bé sẽ to lên và mặc không còn vừa nữa? Sẽ có rất nhiều quảng cáo cường điệu về sản phẩm tốt nhất dành cho nhưng nếu bỏ một số tiền lớn để mua một món đồ cao cấp thì không đáng chút nào.
9. Mua sắm thông minh
Bạn sẽ tiết kiệm một khoản tiền lớn nếu mua sắm bằng các coupon giảm giá, chờ đợt khuyến mãi hay mua hàng với số lượng lớn. Có thể bạn sẽ cắt giảm được 50% chi phí nếu bạn biết cách mua sắm thông minh.
10. Tiết kiệm chi phí trang bị phòng của bé
Không nên tốn quá nhiều tiền vào việc chuẩn bị phòng ốc cho bé như tủ giường, bàn ghế,… Tất cả những gì bạn thực sự cần là một chiếc giường/cũi, nệm, mùng chống muỗi. Nên tận dụng những đồ dùng đang có trong nhà và sửa sang lại cho phù hợp với bé.
11. Xài thử trước khi mua
Trước khi chi một món tiền lớn để mua đồ dùng cho bé nên xài thử trước. Đẩy xe đẩy đi quanh cửa hàng, hoặc mượn tạm món đồ mà bạn bè bạn đang có để xài thử và xem cách sử dụng thật kỹ càng. Đây là ý tưởng hay trước khi chọn mua các món hàng sử dụng lâu dài như là xe đẩy hoặc nôi/cũi.
Em bé tập đi từ khoảng tháng thứ 12. Lúc này mẹ cần chuẩn chị cho con một không gian an toàn và những thứ hỗ trợ tốt nhất cho việc tập đi của bé nhé
Bước sang năm thứ hai, khoảng từ tháng tuổi thứ 12-13 trở đi, trẻ đã có thể chập chững những bước đi đầu đời. Tùy vào sự phát triển của từng bé, có trẻ biết đi từ rất sớm, ngay từ tháng 9-10. Để hỗ trợ bé cưng hoàn thành xuất sắc giai đoạn tập đi khá thử thách này, ba mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc cơ bản, nhất là không nên mắc phải 5 lỗi khá phổ biến sau.
Những điều mẹ nên làm để giúp em bé tập đi
1. Dùng xe tập đi cho bé
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe tập đi, nào là bằng gỗ, nhựa, mô phỏng ô tô. Tuy nhiên, bạn không nên mua một chiếc về nhà và cho bé sử dụng quá thường xuyên. Lý giải cho nguyên nhân này: Xe tập đi không tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé.
Xe tập đi luôn có xu hướng lao nhanh về phía trước, do đó dù bé có thể vịn vào xe để chạy theo nhưng dễ bị vấp ngã, chân và đùi, lưng dễ cong do tất cả trọng lượng cơ thể dồn lên vai. Tốt nhất, ba mẹ không nên để bé phụ thuộc hoàn toàn vào “phương tiện” này. Thay vào đó, dùng tay đỡ bé từng bước tới trước, từ từ và chầm chậm. Chậm mà chắc, lại rất tốt cho sự phát triển cơ, xương của bé.
2. Em bé tập đi chậm, ba mẹ không được nôn nóng
Không ít ba mẹ vì sợ con mình thua kém bạn bè cùng lứa, vội vàng tập đi cho con dù bé chưa đủ cứng cáp để đứng vững. Hậu quả bé cũng đi được, nhưng dáng đi xiêu vẹo, chân lại trở nên vòng kiềng. Khi xương bé còn quá yếu, chưa thích hợp với vận động mạnh như thế nên xảy ra hiện tượng cong vẹo là chuyện bình thường.
Thế nên, ba mẹ chỉ nên cho bé tập đi khi bé muốn và thấy rằng, bé đã thực sự sẵn sàng. Dấu hiệu sẵn sàng không phụ thuộc vào số tháng, mà lại tùy vào cơ địa và sự phát triển nhanh chậm của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý lúc tập cho bé đi phải thực sự kiên nhẫn, không vì vội vàng, nôn nóng mà kéo mạnh tay con.
3. Dùng giày tập đi cho bé
Bé tập đi không cần mang giày, đó là quan niệm của rất nhiều ba mẹ, ông bà. Trái với suy nghĩ giày làm chân bé khó chịu, bí bách, một đôi giày tốt, thoải mái, có ma sát tốt và mềm mại sẽ giúp bé tự tin hơn khi đi trên đường nhựa hoặc bãi cỏ.
Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng cho bé mang giày mọi lúc mọi nơi, nhất là khi ở trong nhà. Mẹ có thể cho bé trải nghiệm tập đi bằng chân trần trên thảm sạch để tăng sự mẫn cảm, cũng như giúp bé điều chỉnh dáng đi và sự thăng bằng một cách tự nhiên.
4. Luôn chú ý tới an toàn của bé
Vì nghĩ em bé tập đi, không thể leo trèo hoặc di chuyển quá xa, nhiều ba mẹ đã không dọn dẹp sạch sẽ sàn nhà, đồng thời để dây điện lan tràn khắp nơi khiến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra. Muốn bé không bị vấp ngã, bị điện giật hoặc vô tình bị thương tích, bạn phải dọn dẹp tất cả những gì vương vãi trên sàn, đặc biệt là dây điện.
Đồng thời, bạn phải bịt hết cách công tắc, ổ điện trong tầm với của bé bằng băng dính; làm mềm các góc của bàn ghế, tủ bếp, bàn học; chắn cửa hoặc lối lên xuống cầu thang. Lưu ý không để bé một mình trên giường hoặc ban công, nhà tắm.
Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng bé cưng đang sẵn sàng thử bất cứ điều gì khi muốn và nếu không kỹ càng bạn sẽ không thể ngăn cản một vùng thương tích nho nhỏ trên cơ thể bé.
5. Đừng quá xót con
Muốn em bé tập đi nhanh chóng, bạn không nên quá xót con. Tập đi vá té ngã là chuyện hết sức bình thường, bạn không nên quan trọng hóa vấn đề, làm không chỉ bạn mà cả bé cũng cảm thấy sợ hãi chuyện đi đứng. Khi bé mất thăng bằng hoặc vấp chướng ngại vật rồi té, bạn chỉ cần đỡ bé dậy, nói vài lời an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, cất chướng ngại vật là xong. Thêm nữa, bạn không nên bế bé quá thường xuyên trong giai đoạn này, điều đó làm bé lười tập đi. Ngay cả khi thay đồ cho bé, bạn cũng nên để bé đứng. Chỉ khi tập luyện thường xuyên mới giúp bé nhanh chóng vượt qua giai đoạn tập đi thử thách này.
6. Dừng trách phạt khi bé nghịch ngợm và mắc lỗi
Các nhà tâm lý học khi nghiên cứu về sự phát triển cảm giác nguy hiểm của trẻ tuổi tập đi phát hiện ra những điều thú vị sau:
Trẻ dưới 3 tuổi hầu như không có khả năng dự đoán các mối nguy hiểm. Có nghĩa là cha mẹ cần giám sát mọi hoạt động của bé một cách thận trọng hơn khi bé khám phá bất kỳ đồ vật nào. Mãi đến sinh nhật thứ ba bé mới nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh.
Sự phán xét của cha mẹ khi bé mắc tuổi trong độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp cảm xúc trực tiếp của bé. Ngay cả khi bé là một đứa trẻ có vẻ nhạy cảm thì mọi hành động sau khi nhận sự trách phạt của bé đều có thể trở nên thiếu thận trọng.
Kích động ảnh hưởng đến nhận thức, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Nếu con của bạn là một bé trai hiếu động, bé thường có xu hướng đổ lỗi cho người/vật dụng khác khi bé bị thương một cách vô tình. Trong khi đó một công chúa đáng yêu lại có nhiều khả năng tự trách mình hơn và điều này thay đổi hành vi của bé. Con trai nói chung là liều lĩnh hơn.
Có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ mới tập đi sẽ dễ dàng nhận thức được nguy hiểm khi được khen vì một hành động “nguy hiểm” nào đó một cách hợp lý – tức là vừa khen bé vừa nhắc nhở- thay vì bị trừng phạt vô lý theo cách hiểu của bé.
Cha mẹ thường cảm thấy hành vi liều lĩnh từ cậu con trai nhỏ thường dễ chấp nhận hơn là từ một cô gái. Đó là lý do bé trai nghịch ngợm mà vẫn có thể được khen ngợi còn con gái thì không.
Và phụ huynh cũng cần nhớ rằng ở độ tuổi tập đi, bé có thể dễ dàng làm mình bị thương nhưng cũng rất nhanh chóng quên đi những trải nghiệm khó chịu đó. Hành động đó dễ dàng trượt khỏi tâm lý của bé và trẻ dễ dàng cảm thấy khoái chí khi lặp lại những việc nguy hiểm đó một lần nữa trong thời gian rất gần.
7. Dù thế nào cũng để bé tập đi khám phá nhiều hơn
Mẹ có thể thực hiện một vài hành động khác để giữa an toàn cho bé. Dù trẻ còn nhỏ nhưng nếu kiên trì nhắc nhở và giải thích rõ ràng những gì bé có thể và không thể làm thì con bạn sẽ biết nơi anh ta có thể khám phá cũng như khu vực nào là giới hạn.
Cha mẹ cũng nên tạo cơ hội để bé khám phá, để bé có thể đặt mình vào nguy hiểm nho nhỏ, tăng sự phấn khích và phưu lưu, dĩ nhiên là khi bé đã được 2 tuổi, lớn hơn một chút. Ví dụ, nếu bé của bạn đặc biệt thích leo núi, chạy bộ hãy đưa bé đến một khu vui chơi ngoài trời thay vì ở nhà.
Những tổn thương nguy hiểm ở răng khi em bé tập đi
Với trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi, khám phá mọi thứ xung quanh gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất. Chấn thương răng sữa hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ, trường học. Khi trẻ đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương.
1. Gãy xương và răng
Những vết nứt như vậy có thể làm lộ các dây thần kinh và làm cho răng bị lung lay và đau đớn khi nhai. Tồi tệ hơn, phần trên của răng có thể bị loại bỏ và gây nghẹt thở cho trẻ em dưới ba tuổi. Có thể cần chụp X quang để xác định chính xác vấn đề.
2. Răng bị lung lay
Hầu hết các chấn thương miệng có thể làm cho răng trở nên lung lay hoặc, trong trường hợp nghiêm trọng, rơi ra ngoài. Trong trường hợp này bé cũng có thể bị nghẹt thở
3. Tổn thương mô mềm
Trẻ có thể bị đau do bầm tím nhẹ đến các vết rách ở các mô mềm, như môi hoặc nướu răng. Chấn thương răng có thể gây nhiễm trùng hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tai nạn này thậm chí có thể làm xáo trộn sự phát triển của răng khi hình thành cơ bản và bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi lâu dài để kiểm tra những chiếc răng đó.
Khi răng sữa bị lún vào trong xương hàm?
Đây là trường hợp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các bác sĩ có thể đưa ra các phương án sau:
1. Xử trí lún răng sữa
Căn cứ vào vị trí di lệch của chóp răng so với mầm răng sữa. Trường hợp chân răng trượt về phía tiền đình, xa mầm răng vĩnh viễn, bảo tồn răng, theo dõi 1-6 tháng, nếu không mọc được, phải nhổ răng.
Trường hợp chân răng trượt về phía khẩu cái, khoảng cách giữa chân răng và mầm răng vĩnh viễn hẹp, cần nhổ răng nhẹ nhàng, tránh sang chấn mầm răng bên dưới.
2. Xử trí lung lay răng sữa
Cố định răng. Nếu răng lung lay quá nhiều hoặc sắp đến tuổi thay thì có thể nhổ bỏ. Theo dõi tình trạng tủy răng, điều trị tủy nếu cần thiết.
3. Răng sữa rơi ra ngoài
Khác với răng vĩnh viễn rơi ra ngoài, không có chỉ định cấy ghép lại răng cho răng sữa.
Các loại chấn thương răng sữa khi bé tập đi ít hoặc nhiều đều gây chảy máu, vì thế bố mẹ cần biết cách sơ cứu tại chỗ. Nhớ quan sát các triệu chứng trẻ bị đau, sưng tấy răng miệng, sốt, nhiễm trùng để có biện pháp xử lý phù hợp. An toàn nhất là sau khi sơ cứu hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.
[inline_article id=709]
Em bé tập đi nhanh hay chậm cũng phụ thuộc một phần việc chỉ dạy, hỗ trợ và dinh dưỡng mẹ dành cho trẻ. Để em bé tập đi nhanh và an toàn mẹ hãy chuẩn bị những thứ cần thiết nhất để hỗ trợ cho con nhé.