Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mang thai bị sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh và có thể ảnh hưởng lớn đến tính mạng của bệnh; đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Mang thai bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không, mẹ bầu có nên lo lắng?

Mang thai bị sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khi mang bầu, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy yếu nên tạo cơ hội cho virus phát triển. Từ đó làm cho tình trạng sốt xuất huyết ở mẹ bầu diễn ra nghiêm trọng hơn.

1. Mẹ bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu liệu có nguy hiểm hay không? Hiện nay không có chỉ định sản phụ mang thai bị sốt xuất huyết phải tiến hành bỏ thai; tức là mẹ bầu khi điều trị xong vẫn sinh con bình thường mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào khác.

Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ các nguy cơ nguy hiểm đến mẹ và thai nhi như: 

  • Giảm tiểu cầu: Nguy hiểm tới tính mạng của cả 2 mẹ con.
  • Sảy thai: Sốt xuất huyết trong tam cá nguyệt đầu tiên này có nguy cơ sảy thai cao.
  • Mẹ có nguy cơ sinh non, em bé nhẹ cân: Nếu mẹ bị bệnh sốt xuất huyết nặng nguy cơ sinh non cao.

sốt xuất huyết khi mang thai

2. Mẹ bị sốt xuất huyết trong 3 tháng cuối

Bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng cuối rất nguy hiểm. Cũng như trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thời điểm 3 tháng cuối cũng quan trọng không kém. Sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau như:

  • Suy giảm tiểu cầu: Sốt xuất huyết thường làm suy giảm mức độ tiểu cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lẫn tính mạng của mẹ và thai nhi. 
  • Tiền sản giật: Nguy cơ tiền sản giật cũng là một trong những tác động lớn đến mẹ và bé trong thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ với 3 triệu chứng cơ bản: huyết áp tăng, protein niệu và phù
  • Xuất huyết: Khi mẹ mang thai bị sốt xuất huyết lâm vào thể nặng, bệnh sẽ gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng ảnh hưởng đến gan, thận và có khả năng lớn là xuất huyết não dẫn đến tử vong. Nếu mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong giai đoạn chuyển dạ sẽ bị chảy máu kéo dài rất nguy hiểm, dễ gặp phải tình trạng mất cả mẹ và thai nhi.
  • Khả năng sinh non rất cao: Các bác sĩ chuyên khoa đánh giá tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm khá nhạy cảm với các mẹ bầu. Bởi bất kì tác động nào cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, thai nhi cũng sẽ bị một số ảnh hưởng khác như thiếu cân, nhẹ cân và thậm chí nguy cơ tử vong khá cao nếu mẹ mang thai bị sốt xuất huyết vào 3 tháng cuối.

[key-takeaways title=””]

Nguy cơ thai phụ truyền bệnh sốt xuất huyết cho con trong 3 tháng đầu của thai kỳ là rất thấp; nhưng việc này chỉ có khả năng xảy ra nếu mẹ bầu bị bệnh vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Cho đến nay, khả năng bệnh sốt xuất huyết gây ra dị tật cho thai nhi vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu của bà bầu bị sốt xuất huyết?

Biểu hiện mang thai bị sốt xuất huyết hầu như tương tự ở những đối tượng khác, đó là:

  • Khó thở.
  • Chảy máu ở chân răng.
  • Xét nghiệm thấy tiểu cầu hạ.
  • Đau đầu dữ dội, đau mỏi người.
  • Ăn uống kém, không ngon miệng, buồn nôn.
  • Biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các nốt đỏ trên da, căng da.
  • Cơ thể dần mất nước gây hạ huyết áp, choáng, nhịp tim nhanh…
  • Xuất hiện hiện tượng sốt cao đột ngột kèm theo biểu hiện run rẩy.

Phương pháp điều trị khi mang thai bị sốt xuất huyết

Khi thấy các dấu hiệu như ho sốt hay viêm đường hô hấp, rất có thể sản phụ đã mắc sốt xuất huyết. Trong trường hợp này, các mẹ nên giữ tinh thần bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị sốt xuất huyết khi mang thai phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến mẹ và bé.

  • Nếu phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết đang trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện hướng dẫn theo dõi và cho mẹ bầu uống oresol.
  • Nếu thai phụ ở ngày thứ 4 hoặc thứ 5 của bệnh và xuất hiện các hiện tượng nghiêm trọng hơn như xuất huyết, tiểu cầu giảm, hay tổn thương vùng gan, thận; thì nên nhập viện ngay để được chăm sóc và điều trị. Thời điểm này, thai phụ sẽ được truyền dịch để giảm hiện tượng cô đặc máu, theo dõi truyền khối tiểu cầu nếu có chỉ định từ bác sĩ, được bồi phụ nước và điện giải, đo mạch và huyết áp thường xuyên cùng sự chăm sóc của các nhân viên y tế.

Song song với quá trình điều trị, thai phụ mang thai bị sốt xuất huyết cũng nên chú ý:

  • Hạn chế việc tiếp xúc với nước lạnh và tránh gió.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ bởi việc ấy có thể khiến bệnh nặng thêm, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
  • Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Sốt xuất huyết khi mang thai nên ăn gì? Mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, ăn hoa quả hoặc uống nước ép hoa quả tươi.

sốt xuất huyết khi mang thai

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết khi mang thai

Cách thực hiện phòng chống tình trạng mẹ mang thai bị sốt xuất huyết là loại bỏ nơi sống của muỗi, tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt, bằng các phương pháp sau:

  • Thả cá vào các vật chứa nước để diệt lăng quăng/bọ gây.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ lạnh/tủ đựng chén bát, thường xuyên thay nước bình hoa.
  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước ẩm thấp như lu, xô, chậu để muỗi không có cơ hội vào đẻ trứng.
  • Thực hiện thu gom, tiêu hủy các vật dụng phế thải trong nhà và khu vực xung quanh như chai, lọ, mảnh chai, mảnh ống bơ, vỏ dừa… dọn vệ sinh môi trường sinh hoạt, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Ngoài ra, mẹ bầu nên phòng muỗi đốt, bằng cách:

  • Mặc quần áo dài tay
  • Khi ngủ nên mắc màn (mùng), kể cả ban ngày
  • Dùng bình xịt côn trùng chuyên dụng, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi

[inline_article id=79580]

Khi mang thai bị sốt xuất huyết rất nguy hiểm vậy nên nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh; mẹ bầu nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Hy vọng qua bài viết này mỗi gia đình đều cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tránh mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong thai kỳ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

3 loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, Zika, sốt rét nguy hiểm

muoi-gay-tu-vong-cho-tre-em

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và các căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh sốt rét, viêm não Nhật Bản… có thể gây tử vong trẻ em ở Việt Nam gồm muỗi vằn (aedes), muỗi anophen và muỗi culex.

Ba mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về 3 loài muỗi này để có biện pháp phòng chống và bảo vệ con nhỏ.

Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết (aedes)

Đây là thủ phạm nguy hiểm gây ra hàng chục ca tử vong cho cả người lớn và trẻ em mỗi năm.

+ Đặc điểm nhận dạng: Muỗi vằn màu đen, có các vệt khoang đen trắng rõ rệt ở phần chân, thân và bụng. Phần ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn 2 dây màu trắng.

+ Nơi sinh sống: Muỗi vằn thường trú ngụ trong nhà nơi có ánh sáng yếu như tủ quần áo, các xó nhà, bếp…

Muỗi vằn thường đẻ trứng và sinh sản ở các vùng nước tù như ao tù, vũng, rãnh nước trong vườn hoặc ở các dụng cụ chứa nước trong nhà.

Vòng đời của muỗi vằn cái khoảng từ 20 – 40 ngày. Trong đó, từ lúc đẻ trứng đến lúc nở thành bọ gậy là 7 ngày; từ bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành là 2-3 ngày.

+ Hoạt động săn mồi: Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày và chúng hoạt động mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Hoạt động tìm mồi của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ tốt nhất cho hoạt động săn mồi của chúng là trên 23 độ C, vì vậy chúng thường hoạt động mạnh nhất vào mùa mưa khi thời tiết nóng ẩm.

Muỗi cái bay rất nhanh và đeo bám con mồi rất dai. Chúng sẽ lao vào đốt và hút máu ngay khi tìm thấy con mồi. Chúng chỉ rời đi sau khi đã hút no máu.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết và truyền sang người thông qua hoạt động hút máu. Sốt xuất huyết rất nguy hiểm khi có thể gây ra tử vong cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, muỗi vằn còn có thể gây ra bệnh vàng da, bệnh Zika nên nó được xếp vào 1 trong 3 loài muỗi gây tử vong cho trẻ nguy hiểm nhất ở Việt Nam.

 

muoi-van3
Hình ảnh muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi anophen

Đặc điểm nhận dạng: Muỗi anophen có màu nâu mốc, chiều dài cơ thể bằng chiều dài của vòi, trên cánh có các vẩy đen trắng, bụng nhọn.

Nơi sinh sống: Muỗi anophen thường sinh sản ở các vùng nước ngọt, trong các bụi rậm quanh nhà, sống ở bìa rừng vùng nhiệt đới.

Chúng sinh sản và phát triển nhất vào mùa mưa khi nhiệt độ nóng ẩm, nhiều nước. Vòng đời của chúng từ 10-14 ngày. Ở các vùng lạnh hơn, vòng đời của chúng chỉ khoảng 5 ngày.

Hoạt động săn mồi: Muỗi anophen thường hoạt động mạnh từ chiều tối đến sáng sớm. Sau khi đốt người, chúng sẽ đậu lại vài giờ trong nhà rồi sẽ bay ra các bụi cây, rãnh nước để nghỉ ngơi.

Khả năng lây bệnh: Muỗi gây bệnh sốt rét  bằng cách truyền sang người người thông qua hoạt động hút. Đây là căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

 

muoi-anophen
Muỗi anophen gây ra căn bệnh sốt rét nguy hiểm.

Muỗi culex

Muỗi culex có khoảng 550 loài nhưng loài có thể gây bệnh nguy hiểm nhất là muỗi culex quinquefasciatus với căn bệnh bạch chỉ huyết và muỗi culex tritaeniorhynchus với căn bệnh viêm não Nhật Bản.

Muỗi culex quinquefasciatus

+ Đặc điểm nhận dạng: Loài này có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, không có khoang đen trắng ở chân và cánh.

+ Nơi sinh sống: Muỗi culex quinquefasciatus cư trú ở các đô thị phát triển nhanh có hệ thống thoát nước kém và môi trường ô nhiễm. Chúng thích ẩn nấp ở các rãnh nước bẩn, có nhiều chất thải, cây mục, phân hoặc những ngôi nhà ẩm thấp, lụp xụp, vệ sinh kém.

Muỗi culex quinquefasciatus phát triển quanh năm nhưng cao điểm là vào mùa xuân hè. Đây là loại có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng cao nên việc tiêu diệt chúng khó khăn hơn các loài muỗi khác.

+ Hoạt động săn mồi: Loài muỗi này thường hoạt động về đêm, đối tượng săn mồi của chúng là con người.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi culex quinquefasciatus mang theo ký sinh trùng giun chỉ bạch huyết wuchereria bancrofti truyền qua người thông qua hoạt động hút máu. Bệnh giun chỉ bạch huyết mức độ không nguy hiểm chết người nhanh cho bệnh sốt rét và sốt xuất huyết nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng yếu.

Muỗi culex tritaeniorhynchus

+ Đặc điểm nhận dạng: Muỗi culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, bụng có các vằn nâu.

+ Nơi sinh sống: Loài muỗi này thường sinh sống ở các vùng nông thôn, làng mạc, ruộng đồng. Chúng thường đẻ trứng và phát triển ở các vùng nước trong như mương nước, ruộng lúa. Mùa sinh sản nhiều nhất là từ tháng 5 – tháng 11 trong vùng khí hậu nóng ẩm.

+ Hoạt động săn mồi: Muỗi cái hoạt động vào ban đêm, đốt chích cả người lẫn động vật.

+ Khả năng gây bệnh: Muỗi gây bệnh zika hay còn gọi là bệnh viêm não Nhật Bản – một căn bệnh có khả năng gây tử vong cao và thường xảy ra ở trẻ em.

 

muoi-culex
Hình ảnh muỗi gây viêm não Nhật Bản.

Cách phòng chống 3 loài muỗi nguy hiểm nhất Việt Nam cho trẻ em

+ Trong mùa mưa, nên mặc quần áo dài cho trẻ. Nếu là trẻ sơ sinh thì nên cho bé nằm chơi trong màn chụp cả đêm lẫn ngày.

+ Sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi dành cho trẻ em.

+ Sử dụng các thiết bị bắt muỗi trong nhà như vợt muỗi, máy bắt muỗi, đèn bắt muỗi.

+ Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.

+ Sân vườn nên dọn dẹp sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà, thiết kế hệ thống thoát nước tốt để không bị nước tù đọng quanh nơi ở tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
+ Phun thuốc diệt muỗi định kỳ quanh nơi ở.
+ Bổ sung nhiều dưỡng chất giúp bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

3 loài muỗi gây tử vong cho trẻ là mối hiểm họa của cộng đồng vì những căn bệnh chết người mà chúng gây ra. Trong các gia đình có trẻ nhỏ, ba mẹ càng nên có biện pháp phòng chống để bảo vệ bé khỏi các mối đe dọa nguy hiểm.

Hanako