Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị cúm A nên làm gì để tránh ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bà bầu bị cúm A khi mang thai thì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi không? Để giải đáp được vấn đề này, trước hết MarryBaby và bạn sẽ cùng đi tìm hiểu mắc cúm A là bệnh gì nhé.

Bà bị cúm A là mắc bệnh gì?

Cúm là một căn bệnh mắc phải do virus cúm gây ra. Bệnh cúm được chia thành 3 loại là Cúm A, B và C. Tróng đó, bà bầu bị cúm A là bệnh theo mùa, thường vào mùa đông.

Khi bà bầu bị cúm A sẽ có các triệu chứng sau:

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị đau hông trái khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Bà bầu bị cúm A có sao không?

Bà bầu bị cúm A có sao không?
Bà bầu bị cúm A có sao không?

Khi bà bầu bị cúm A có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị gặp phải các biến chứng nếu bị cảm cúm khi mang thai. Nhìn chung, nếu bà bầu bị cúm A nặng có thể gặp các vấn đề sau:

1. Đối với mẹ bầu

Do hệ thống miễn dịch của phụ nữ sẽ yếu hơn trong thai kỳ nên bà bầu rất dễ bị cảm cúm hơn. Nếu bà bầu bị cúm A trong thai kỳ có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng ở phổi và tim.

2. Đối với thai nhi

Nếu bà bầu bị cúm A trong thai kỳ gây ra các biến chứng về sức khỏe cho thai nhi. Trong 3 tháng đầu, nếu bà bầu bị sốt cao có thể dẫn đến sinh non và trong một số trường hợp còn có thể bị sảy thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Cách điều trị cúm A khi mang thai

Bà bầu bị cúm A cần phải đi đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn dựa trên các triệu chứng. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê toa cho bạn dùng như:

  • Paracetamol: Đây là một loại thuốc cực kỳ an toàn được bác sĩ kê toa để hạ sốt và giảm đau nhức.
  • Kháng sinh: Bác sĩ có thể đưa bạn uống loại thuốc này. Thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng thứ phát có thể phát triển do cúm.

Ngoài ra, nếu chẳng may bà bầu bị cúm A thì không nên dùng thuốc Ibuprofen. Loại thuốc này có thể có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, bạn cần đảm bảo sử dụng đúng các loại thuốc đã được bác sĩ kê toa.

>> Bạn có thể xem thêm: Sốt nhẹ về chiều ở bà bầu: Dấu hiệu của một vài căn bệnh nguy hiểm

bà bầu bị cúm A phải làm sao để nhanh khỏe lại?

Bên cạnh việc uống các loại thuốc khi điều trị, bà bầu bị cúm A có thể thực hiện các mẹo sau để nhanh chóng hồi phục:

Bà bầu bị cúm A phải làm sao? Uống đủ nước để chống lại bệnh
Bà bầu bị cúm A phải làm sao? Uống đủ nước để chống lại bệnh
  • Giữ cho cơ thể đủ nước: Bạn cần uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại bệnh cúm.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc là một lựa chọn tốt để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị cúm.
  • Uống nước chanh mật gừng húng quế: Bạn có thể dùng nước sắc từ húng quế, gừng, chanh và mật ong để làm dịu cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm 4-5 lần/ngày là một cách tốt để làm dịu cơn đau họng do bị cúm.
  • Xông hơi: Bạn có thể xông hơi để làm thông mũi bị tắc và nghẹt. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt dầu khuynh diệp vào nước để dễ chịu hơn
  • Ăn các thực phẩm giàu Vitamin C: Các thực phẩm như ổi, cam, quýt, rau lá xanh đậm và đậu lăng… sẽ giúp bạn chống lại bệnh cúm hiệu quả.
  • Ăn các bữa ăn nhẹ và thường xuyên: Bạn có thể không muốn ăn nếu bị cúm. Nhưng tốt hơn, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn là ăn quá no cùng một lúc. Bạn có thể bao gồm cháo và súp trong chế độ ăn uống của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm? Mẹ biết ngay để không ân hận về sau!

Cách ngăn ngừa cúm A khi mang thai

Thực tế, không có bất cứ các cách chắc chắn nào để tránh bị cảm cúm khi mang thai. Nhưng bà bầu có thể tránh bị cúm A theo các cách phòng ngừa sau:

  • Tiêm phòng cúm: Bạn nên tiêm phòng cúm để ngăn ngừa mắc bệnh cúm.
  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm hiệu quả.
  • Cẩn thận khi chuyển mùa: Khi thời tiết chuyển mùa, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh cúm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm nguy cơ bà bầu bị mắc bệnh cúm A.
  • Tránh đến những nơi đông người: Bạn nên hạn chế đến những khu vực, địa điểm quá đông người. Vì những nơi ấy sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh hơn.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh: Bạn nên tránh những người bị nhiễm cúm. Hoặc bạn có thể đeo khẩu trang để ngăn virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh trong thai kỳ và ngăn ngừa không bị cúm cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.

[inline_article id=72691]

Như vậy bà bầu bị cúm A nếu nặng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và cả thai nhi. Để phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai, bạn cần phải tiêm phòng cúm và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu bị cảm nên ăn gì? 10 thực phẩm tăng sức đề kháng an toàn cho mẹ bầu

Bị cảm khi mang thai thật khó chịu và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giải đáp cho câu hỏi “Mẹ bầu bị cảm nên ăn gì?” vì thế sẽ cần thiết cho mẹ. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, mẹ nên biết kết hợp dùng 10 loại thực phẩm sau để tăng sức đề kháng, nhanh giải cảm cho mẹ. Đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho bé yêu.

1. Bầu bị cảm nên ăn gì? Trái cây có múi như cam chanh, bưởi

Các loại trái cây có múi rất tốt cho sức khỏe của mẹ khi bị cảm cúm. Vitamin C cùng các khoáng chất trong các loại trái cây này giúp tăng cường sức đề kháng. Do đó, khi đang bầu mà bị cảm, mẹ nên bổ sung nhiều nhóm thực phẩm này. 

Bị cảm khi mang thai, các mẹ có thể uống nước chanh mật ong vào buổi sáng để tăng cường hệ miễn dịch, diệt virus và làm dịu cổ họng. Hoặc mẹ có thể uống nước cam, ăn trực tiếp trong ngày đều được. Bưởi cũng là một loại trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho mẹ bầu đang bị cảm. Tuy nhiên mẹ hãy tìm hiểu để ăn với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn nhé.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu ăn bưởi đúng cách để khỏe, đẹp như mơ!

2. Nên kết hợp tỏi trong bữa ăn cho bầu bị cảm

Bầu bị cảm nên ăn gì thì tỏi là một câu trả lời tốt nhất cho các mẹ. Tỏi là một trong những gia vị phổ biến hằng ngày và được biết đến là rất tốt cho sức khỏe. Thành phần chính của tỏi chứa hàm lượng lớn kháng sinh thiên nhiên allicin với công dụng kháng khuẩn, tăng đề kháng.

Các mẹ nên kết hợp tỏi với lượng vừa đủ trong bữa ăn sẽ có tác dụng giúp giải cảm và tăng cường hệ miễn dịch trong giai đoạn mang thai. 

Hoặc mẹ có thể xông tỏi để trị cảm, chi tiết cách làm, mẹ tham khảo trong bài viết Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu nhé.

3. Bầu bị cảm nên ăn gì – Gừng

Bà bầu bị cảm nên ăn gì? Gừng là một trong những loại thực phẩm giúp mẹ giải cảm rất tốt. Gừng giúp mẹ bầu giảm đau bụng và buồn nôn. Một số nghiên cứu cho thấy nó cũng chống lại chứng viêm. Mẹ có thể kết hợp gừng vào các thực phẩm khác, xay hoặc dùng dưới dạng bột.

Phụ nữ mang thai khi bị cảm có thể pha nước gừng với chanh để uống vào buổi sáng hoặc tối. Ngoài ra, gừng còn có thể chế biến thành món ăn để mẹ bầu ăn trong ngày. Trà gừng kết hợp mật ong sẽ giúp mẹ vượt qua cơn cảm cúm nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên mẹ bầu cần dùng đúng liều lượng gừng được khuyến cáo là không quá 1g/ngày, và mẹ không nên lạm dụng quá nhé.

4. Bị cảm khi mang thai nên làm gì? Uống nước dừa

Thành phần của nước dừa có chứa hàm lượng lớn chất điện giải và cung cấp thêm nước tự nhiên cho cơ thể. Không chỉ vậy, trong nước uống còn có chứa axit lauric, axit caprylic làm tăng hệ miễn dịch và chống một số loại vi khuẩn. Chính vì thế, khi bị cảm, bên cạnh việc bổ sung nước, mẹ bầu có thể uống nước dừa mỗi ngày một ly để cải thiện triệu chứng. 

Bầu bị cảm nên ăn gì? Uống nước dừa đúng cách còn mang lại lợi ích nhiều cho mẹ như giảm táo bón, lợi tiểu, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.

Dù vậy, dừa là loại trái có tính hàn nên mẹ bầu không nên uống trong 3 tháng đầu vì dễ bị sẩy thai. Ngoài ra, mẹ bầu tháng thứ 4 trở đi cũng không nên uống quá nhiều dừa vì có thể bị khó tiêu, giảm cảm giác thèm ăn nên có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây tăng cân cho mẹ bầu.

>>> Mẹ tham khảo thêm: Thai 15 tuần uống nước dừa được chưa?

bầu bị cảm nên ăn gì 2

5. Nấm là thực phẩm cho câu hỏi bà bầu bị cảm nên ăn gì

Danh sách những thực phẩm nhằm giải đáp “bầu bị cảm nên ăn gì” không thể không nhắc đến các loại nấm.Trong nấm có chứa một loại chất tên là cytokine có công dụng chống virus cảm và hỗ trợ miễn dịch. 

Khi bị cảm cúm, mẹ bầu có thể chế biến các loại nấm như nấm kim châm, linh chi, hương,…để nấu thành bữa ăn hàng ngày, giúp giải cảm. 

Bên cạnh đó, nấm còn là nguồn protein thực vật rất tốt cho mẹ bầu ăn chay hoặc mẹ bầu không muốn lên ký nhiều, mẹ bầu thừa cân cần duy trì trọng lượng khi mang thai. 

Một số lưu ý khi ăn nấm trong giai đoạn mang thai, mẹ có thể xem chi tiết qua bài viết: Bà bầu có nên ăn nấm không? Hội mang thai, ghiền nấm nhất định phải nhớ kỹ điều này

6. Bầu bị cảm nên ăn gì? Trứng gà rất bổ dưỡng

Trứng gà có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, sắt và kẽm. Trong trứng gà còn có chứa hàm lượng lớn chất béo omega – 3, selen và protein để tăng cường sức đề kháng. 

>>> Mẹ nên tham khảo: Bà bầu ăn trứng gà đúng cách mới tốt

7. Sữa chua tốt cho mẹ khi đang mang thai bị cảm

Bầu bị cảm nên ăn gì? Sữa chua mẹ nhé. Vì thành phần trong sữa chua có chứa nhiều probiotic là lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch khi đang bệnh của mẹ bầu.

Do đó khi bị cảm lạnh, mẹ bầu có thể ăn sữa chua để chữa cảm. Hoặc có thể dùng một số loại thực phẩm lên men có lợi khác như bánh mì bột sữa chua, súp miso, đậu nành lên men (natto), trà kombucha

8. Các loại rau xanh, củ quả, trái cây có màu đậm nên ăn khi mẹ bầu bị cảm

Bầu bị cảm nên ăn gì? Chính là dâu tây, ớt chuông và bông cải xanh. Lý do là chúng chứa nhiều vitamin A, vitamin B và vitamin C hỗ trợ sự hấp thụ sắt cho mẹ và bé.

Các loại thực phẩm có chất sắt, chẳng hạn như đậu, đậu lăng, rau lá xanh và rau bina đều hỗ trợ cơ thể mẹ tạo ra nhiều máu hơn cho cả mẹ và con. Từ đó mẹ có thể “lướt qua” giai đoạn bệnh này một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng.

>>> Mẹ đọc kỹ hơn trong bài viết: Bà bầu nên ăn rau gì tốt cho sự phát triển của thai nhi?

9. Mẹ bầu bị cảm nên ăn gì đây? Chuối là một lựa chọn

Trong chuối chứa nhiều kali, còn giúp mẹ bầu bổ sung canxi, giảm cơn buồn nôn và cung cấp nguồn năng lượng cho mẹ bầu.

Chuối giúp duy trì đường trong máu và cholesterol đúng mức trong thời kỳ mang thai rất tốt, đặc biệt đối với những người bị tiểu đường thai kỳ.

Mặc dù ăn chuối rất tốt cho cơ thể thai phụ, nhưng không phải ăn càng nhiều càng tốt. Để chuối phát huy hết tác dụng phải cần phải ăn với lượng vừa phải và kết hợp các loại trái cây khác. Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn từ 1-2 quả chuối và không quá 500gr/ngày.

10. Khoai lang bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu

Bầu bị cảm nên ăn gì? Câu trả lời là khoai lang.

Một công dụng thần kỳ của khoai lang ít người biết đến đó chính là giải cảm lạnh cho mẹ bầu. Trong loại thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn vitamin C, D cần thiết cho việc ngăn ngừa bệnh cảm. Do đó, khi bị cảm, các mẹ nên ăn khoai lang để cải thiện sức khỏe. 

>>> Mẹ xem chi tiết trong bài: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua

Bầu bị cảm cúm không nên ăn gì?

Ngoài vấn đề bầu bị cảm nên ăn gì, các mẹ cần phải kiêng những món ăn dưới đây trong quá trình bị cảm để sức khỏe nhanh hồi phục hơn. 

Đồ tanh

Bầu bị cảm nên ăn gì? Ăn gì cũng đừng ăn đồ tanh, đồ hải sản. Các loại đồ tanh mà mẹ bầu nên tránh bao gồm: tôm, cua, cá, mực,… Mẹ nên hạn chế dùng lúc bị cảm khi mang thai bởi chúng có thể khiến triệu chứng ho càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đồ quá mặn hoặc quá ngọt

Đồ ăn ngọt hoặc mặn được xem là một trong các món ăn mà các mẹ nên tránh. Nguyên nhân là vì các loại thực phẩm này sẽ khiến cổ họng bị kích ứng, khiến cơn ho kéo dài và mẹ lâu khỏi bệnh hơn. 

Thực phẩm chứa dầu, chiên rán dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều dầu và đồ chiên dầu mỡ đều không tốt đối với người bình thường và cả mẹ bầu khi đang bị cảm. Các thực phẩm chứa nhiều dầu sẽ khiến lượng đờm ở cổ họng tăng lên và khiến cơn ho kéo dài dai dẳng. Chính vì vậy mẹ nên hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này, nhất là đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

bầu bị cảm nên ăn gì 1

>>> Mẹ nên xem: Các thực phẩm tăng nguy cơ dị tật thai nhi

Thực phẩm lạnh

Bầu bị cảm nên ăn gì và không nên ăn gì? Bầu nên ăn món ấm, nóng, giàu dinh dưỡng và không nên ăn đồ ăn lạnh. Thực phẩm lạnh bao gồm các sản phẩm đông lạnh, các thức uống lạnh vì sẽ khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu cần hạn chế ăn thực phẩm lạnh để bệnh nhanh khỏi. 

[inline_article id= 260088]

Cách trị cảm cúm cho bà bầu

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, quan tâm đến việc bà bầu bị cảm nên ăn gì thì các mẹ, mẹ bầu cần lưu lại một vài mẹo giải cảm sau.

Mẹo giải cảm cho mẹ bầu bằng phương pháp xông mũi

Cảm cúm luôn đi kèm với các triệu chứng khác như nghẹt mũi khiến việc hô hấp của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn. Do đó, mẹ bầu có thể dùng phương pháp xông mũi để có sự thoải mái, dễ thở. Mẹ có thể xông mũi với nước ấm hoặc viên thuốc xông, tinh dầu sả, gừng… để cải thiện triệu chứng.

Uống nước ấm tốt cho lúc bị cảm khi mang thai 

Một trong những cách trị cảm cúm cho bà bầu tại nhà đơn giản mà hiệu quả đó chính là uống nước ấm. Nước ấm sẽ giúp giảm tình trạng khô rát ở mũi và cổ họng, từ đó giúp kiểm soát cơn ngứa và cơn ho. 

Ngoài nước ấm, các chị em có thể uống thêm nước chanh, nước dừa, trà thảo mộc,… Nên tránh uống rượu bia, cà phê hay chất kích thích. 

bầu bị cảm nên ăn gì 3

Mẹo chữa cảm cúm cho bà bầu bằng lá tía tô 

Bầu bị cảm nên ăn gì? Bên cạnh việc ăn uống, mẹ có thể dùng lá tía tô để chữa cảm. Lá tía tô là thảo dược có tính ấm, nhiều tinh dầu giúp ức chế vi khuẩn, giảm ho và giúp dễ thở. Các mẹ có thể kết hợp lá tía tô với rau kinh giới để giải cảm tại nhà như sau: 

  • Cách 1: Chuẩn bị một nắm lá tía tô với một nắm lá kinh giới, làm sạch rồi cho vào nồi sắc chung với 3 bát nước. Đun lửa nhỏ cạn còn 2 bát và chia uống 2 lần vào buổi sáng và chiều. 
  • Cách 2: Nấu cháo tía tô với rau kinh giới và trứng ăn mỗi tuần 3 lần. Áp dụng liên tục cho đến khi triệu chứng cảm được cải thiện. 

>>> Mẹ hãy tìm hiểu thêm: Bầu ăn lá tía tô được không và có nguy hiểm không?

Tuy nhiên những biện pháp dưới đây chỉ áp dụng với mẹ bầu khi có các triệu chứng cảm thông thường. Những triệu chứng bất thường như cơn ớn lạnh kéo dài, ốm nghén nặng, đau nhức…. mẹ hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chỉ định thuốc và các phương pháp điều trị an toàn nhất.