Rong kinh là hiện tượng thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Trong suốt quãng đời người phụ nữ, rong kinh có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy phụ nữ bị rong kinh uống gì để hết nhanh và dứt điểm?
Bị rong kinh uống gì hết?
Chị em phụ nữ bị rong kinh uống gì hết nhanh và an toàn? Chị em nên uống các cây thuốc trong Đông y như cây ngải cứu, cây nhọ nồi, đu đủ xanh… Hoặc chị em có thể chọn uống thuốc Tây y như thuốc cầm máu, thuốc tránh thai….
1. Cây ngải cứu
Bị rong kinh uống gì hết? Ngải cứu có tính đắng, hơi cay, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe phụ nữ. Đây là vị thuốc điều trị rong kinh hiệu quả. Đem rửa sạch ngải cứu kết hợp cùng các vị thuốc khác (hương phụ, ích mẫu, hy thiêm, cỏ hôi…), sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 600ml nước.
Đun đến khi nào còn 200ml thì tắt bếp, lọc lấy nước, chia thành 2 lần/ngày và uống, mỗi lần 100ml. Duy trì phương thuốc này từ 3 – 4 tháng để phát huy tác dụng.
2. Cây nhọ nồi
Loài cây này có tác dụng cầm máu rất tốt nên được áp dụng hỗ trợ điều trị rong kinh, điều hòa lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Lấy một nắm lá cây nhọ nồi, nghiền nhuyễn rồi vắt lấy nước. Uống 2 lần/ngày, vào buổi sáng và trưa. Nên duy trì bài thuốc này khoảng 2 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh việc tìm hiểu bị rong kinh uống lá gì hết; chúng ta có thể tham khảo thêm uống gì để nhanh có thai theo quan niệm dân gian? trên MarryBaby nhé.
3. Đu đủ xanh
Bài thuốc từ đu đủ xanh rất đơn giản. Bị rong kinh uống gì? Phụ nữ rong kinh chỉ cần ép đu đủ xanh lấy nước và uống mỗi ngày là được.
4. Cây ích mẫu
Bị rong kinh uống gì hết? Cây ích mẫu là vị thuốc quan trọng nằm trong các bài thuốc điều trị rong kinh, kinh nguyệt không đều. Thành phần như sau: ích mẫu 20g, bách thảo xương 14g, nhọ nồi 16g, đào nhân 10g, nga truật 8g, uất kim 8g, tóc rối đốt thành than 6g.
Dược liệu sau khi rửa sạch, cho vào nồi sắc cùng 5 bát (chén) nước, sắc đến khi nào còn 1 bát nước thì tắt bếp. Lọc lấy nước, sau đó sắc phần thuốc còn lại với 3 bát nước mới. Tiếp tục đun đến khi nào còn 1 bát nước thì chắt ra. Gộp 2 bát thuốc đã sắc và chia thành 2 phần, uống 2 lần/ngày. Uống liên tục một tuần trước khi đến ngày hành kinh.
5. Bị rong kinh uống gì hết? Uống gừng
Gừng có tính cay và nóng nên rất hiệu quả trong điều trị rong kinh. Gừng làm ấm bụng và giảm đau bụng kinh tức thì. Chỉ cần lấy gừng gọt vỏ, nghiền/xay nhuyễn vắt lấy nước. Sau đó pha thêm một chút nước ấm và đường phèn. Uống thường xuyên có thể giúp bạn sớm cải thiện tình trạng rong kinh.
>> Bạn có thể xem thêm: Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
6. Sử dụng các loại thuốc Tây y
Bên cạnh các bài thuốc Đông y, lấy thảo dược làm nguyên liệu chính thì Bị rong kinh uống gì hết? Các phương thuốc Tây y cũng có thể hỗ trợ điều trị rong kinh. Thuốc kháng viêm, thuốc cầm máu, thuốc điều hòa nội tiết tố… có công dụng cân bằng nội tiết tố.
Nó giúp điều hòa khí huyết, giảm chảy máu trong thời gian có kinh, hạn chế viêm nhiễm, giảm sự gia tăng của nội mạc tử cung hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ kê đơn, tránh trường hợp tự mua thuốc về và điều trị.
7. Uống thuốc cầm máu có hại không?
Uống thuốc cầm máu cũng là lựa chọn nhiều bạn nữ quan tâm khi tò mò bị rong kinh uống gì hết. Đây cũng là cách chữa kinh nguyệt ra nhiều.
Bị rong kinh uống gì hết? Uống thuốc cầm máu khi thấy dấu hiệu bị rong kinh có thể gây tác dụng phụ như đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi. Những người có tiền sử mắc các bệnh về rối loạn đông máu, tắc động mạch võng mạc….không nên dùng. Hơn nữa, bạn chỉ nên uống thuốc cầm máu rong kinh khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
8. Chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai được không?
Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng gây nhiều rắc rối cho chị em, đặc biệt trong chuyện “chăn gối”. Bên cạnh thắc mắc bị rong kinh uống hết, lựa chọn uống thuốc tránh thai được nhiều bạn tin dùng.
Trên thực tế, Levonorgestrel, Ethinyl estradiol ở dạng viên nén là các thuốc tránh thai có chứa thành phần estrogen và progesterone là cách nhiều bạn nữ dùng khi bị kinh nguyệt ra nhiều. Thuốc có công dụng ức chế hiện tượng rụng trứng và ngăn ngừa sự gia tăng nội mạc tử cung, giảm đau bụng dưới, đau tức ngực. Tuy nhiên, liều lượng và cách dùng cụ thể nên được chỉ định bởi bác sĩ, bạn không được tự ý dùng.
>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc tránh thai hàng ngày lâu năm bị ảnh hưởng gì?
Hiện tượng rong kinh là gì?
Rong kinh rong huyết là hiện tượng thời gian hành kinh trong chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần, kinh nguyệt ra nhiều, vượt quá 80ml và máu kinh đông. Trong khi đó, thời gian hành kinh bình thường chỉ từ 3 đến 5 ngày, máu kinh đỏ sậm và không đông.
Hiện tượng rong kinh hay có kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, thậm chí bị rong kinh cả tháng hoặc bộ phận sinh dục bị ra huyết mà không cần đến kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, biểu hiện của rong kinh gồm các triệu chứng sau đây:
- Chu kỳ kinh bình thường nhưng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày hoặc bị rong kinh cả tháng
- Kinh nguyệt ra nhiều, vón thành từng cục, phải thay băng liên tục, đặc biệt vào ban đêm
- Gây đau bụng dưới, người mệt mỏi, có hiện tượng thiếu máu
Hiện tượng rong kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vì thế, chị em cần theo dõi thời gian hành kinh trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có dấu hiệu của rong kinh, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân bị rong kinh và cách chữa trị kịp thời. Vậy bị rong kinh uống gì hết? Bạn theo dõi tiếp nhé.
Nguyên nhân bị rong kinh
Làm sao để chấm dứt rong kinh? Trước hết, bạn cần hiểu hai nguyên nhân chính dẫn đến rong kinh đó là rong kinh do nguyên nhân thực thể và rong kinh cơ năng.
Thứ nhất, rong kinh cơ năng thường hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau khi sinh nở. Đây là ba thời điểm kinh nguyệt không ổn định do cơ thể thay đổi quá nhiều, chu kỳ kinh nguyệt thất thường gây rong kinh.
Ngoài ra, phụ nữ uống thuốc tránh thai hoặc phá thai cũng dễ bị rong kinh. Phụ nữ béo phì, dùng chất kích thích hoặc mắc bệnh đái tháo đường, viêm gan hoặc các bệnh lý về tim và thận cũng có nguy cơ rong kinh cao hơn người bình thường.
Thứ hai là rong kinh do nguyên nhân thực thể. Khi buồng trứng, tử cung bị tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng rong kinh. Một số bạn cũng thắc mắc kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không? Đây là tình trạng bất thường và là dấu hiệu rong kinh. Thậm chí, rong kinh chính là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…
>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì tốt cho trứng và niêm mạc để nhanh thụ thai hơn?
Tác hại của rong kinh đối với sức khỏe nữ giới
Rong kinh là hiện tượng không thể chủ quan. Nếu rong kinh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến những biến chứng tác động xấu tới khả năng sinh sản của người phụ nữ.
- Tình trạng này khiến cơ thể bị mất máu kéo dài và liên tục vì kinh nguyệt ra nhiều, dẫn đến thiếu máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Vậy đâu là cách chữa kinh nguyệt ra nhiều?
- Bị rong kinh uống gì hết? Nếu không trị dứt điểm sẽ gây viêm nhiễm ở buồng tử cung, buồng trứng, vòi trứng và dễ gây vô sinh ở nữ giới.
- Rong kinh gây mệt mỏi, khó thở, xanh xao, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý sợ hãi của phụ nữ khi đến kỳ kinh tiếp theo.
- Rong kinh còn là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa, điển hình như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nhiễm niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang…
[inline_article id=313761]
Như vậy, bị rong kinh uống gì hết không còn là thắc mắc nữa. Bên cạnh sử dụng các phương thuốc Đông – Tây y, chị em cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, hạn chế làm việc nặng… là cách tốt nhất để ngăn chặn kinh ra nhiều.