Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên, thời điểm nào mới thích hợp?

có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên
Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên

Việc chọn thời điểm để có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên dễ khiến phụ nữ cảm thấy căng thẳng. Trong đầu bạn có thể hiện ra các câu hỏi như: “Khi nào là thời điểm tốt nhất để mang thai? Khả năng sảy thai lần nữa là bao nhiêu?”. Bài viết này sẽ giúp chị em đi tìm giải pháp cũng như thời điểm tốt nhất để có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên.

Nguyên nhân gây sẩy thai

Sẩy thai là hiện tượng thai bị mất tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nhiều trường hợp sẩy thai là do thai nhi không phát triển bình thường. Trong số đó, có 50% là do thai nhi gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể.

Hầu hết các vấn đề về nhiễm sắc thể này xảy ra một cách tình cờ khi phôi phân chia và phát triển. Số còn lại là do ảnh hưởng từ người mẹ mang thai khi tuổi tác đã cao hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, có vấn đề về tử cung.

Bị sảy thai một lần thì có bị sảy thai lần nữa không?

Sảy thai thường chỉ xảy ra một lần. Hầu hết phụ nữ bị sẩy thai vẫn tiếp tục mang thai khỏe mạnh sau khi sẩy thai, chỉ có một số ít phụ nữ bị sẩy thai nhiều lần.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ sẩy thai dự đoán ở một lần mang thai trong tương lai vẫn còn khoảng 20% ​​sau một lần sẩy thai. Sau hai lần sẩy thai liên tiếp, nguy cơ sẩy thai khác sẽ tăng lên khoảng 28% và sau ba lần sẩy thai liên tiếp trở lên, nguy cơ sẩy thai khác là khoảng 43%.có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên

Thời điểm tốt nhất để có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên

Sảy thai thường gây ra cảm giác mất mát lớn cho người phụ nữ và dễ khiến bạn rơi vào đau khổ, lo lắng, từ đó có thể dẫn đến trầm cảm.

Thông thường, bạn không nên quan hệ tình dục trong hai tuần sau khi sẩy thai để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể rụng trứng và mang thai ngay sau khi sẩy thai hai tuần. Vì vậy, khi quan hệ tình dục, bạn bên sử dụng các biện pháp tránh thai. Chỉ khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng về mặt tinh thần và thể chất cho mang thai trở lại thì mới nên “thả cửa”.

Nếu bị sẩy thai hai lần trở lên, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám hoặc làm các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để phát hiện các vấn đề về hormone hoặc hệ thống miễn dịch.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể ở cả vợ và chồng để xác định xem đó có phải là nguyên nhân gây sảy thai hay không. Mô còn sót lại (nếu có) từ sẩy thai cũng có thể được xét nghiệm.
  • Siêu âm tử cung để xác định các vấn đề về tử cung, chẳng hạn như u xơ trong khoang tử cung.
  • Nội soi tử cung để chẩn đoán và điều trị các vấn đề trong tử cung.
  • Chụp X-quang để phát hiện đường viền bên trong tử cung của bạn và bất kỳ vật cản nào trong ống dẫn trứng.
  • Sonohysterography (siêu âm kết hợp bơm nước buồng tử cung) cung cấp thông tin về bên trong tử cung của bạn, bề mặt bên ngoài của tử cung và bất kỳ vật cản nào trong ống dẫn trứng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để cung cấp hình ảnh chi tiết về tử cung của bạn.

Nếu không xác định được nguyên nhân sảy thai, bạn cũng đừng mất hy vọng. Bởi vì hầu hết những phụ nữ bị sẩy thai nhiều lần đều có khả năng mang thai khỏe mạnh.Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên

Có cách nào để mang thai khỏe mạnh không?

Bạn nên lựa chọn lối sống lành mạnh, nhất là việc giữ tinh thần thư giãn rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đồng thời, bạn nên uống bổ sung vitamin hoặc axit folic trước khi sinh hàng ngày, tốt nhất là bắt đầu một vài tháng trước khi thụ thai. Trong thời kỳ mang thai, bạn không nên uống cà phê, rượu, hút thuốc và sử dụng các chất gây nghiện.

Bạn sẽ có cảm xúc gì trong lần mang thai tiếp theo?

Khi có thai trở lại sau sẩy thai, bạn có thể sẽ cảm thấy vui mừng xen lẫn lo lắng. Cảm xúc này có thể kéo dài cho tới lúc em bé đã chào đời.

Cách tốt nhất để cân bằng cảm xúc là hãy để thả lỏng bản thân, chia sẻ nhiều hơn với chồng, gia đình và bạn bè của bạn. Điều này giúp bạn cởi bỏ những lo lắng, căng thẳng, đồng thời nhận được nhiều lời khuyên, sự hỗ trợ hữu ích từ những người xung quanh. Trường hợp căng thẳng tới mức trầm cảm, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

[inline_article id=248733]

Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên không khó. Chỉ cần bạn sẵn sàng cho việc mang thai trở lại, giữ sức khỏe thể chất và tinh thần tốt thì việc thụ thai là hoàn toàn có thể xảy ra.

Hanako

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

6 tư thế yoga này dễ khiến bà bầu sảy thai như chơi

tư thế yoga

Không ai có thể phủ nhận được lợi ích của yoga. Ngay cả khi mang thai, bà bầu vẫn có thể duy trì việc luyện tập các tư thế yoga phù hợp để nâng cao sức khỏe thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy, các bà bầu tập yoga trước khi sinh có tỷ lệ rối loạn tiền sản thấp hơn những người không tập. Ngoài ra, bà bầu cũng tránh được nguy cơ sinh con thiếu cân, mẹ bị đau và căng thẳng. 

Song nhiều tư thế yoga có thể gây nguy hiểm khiến bạn bị động thai hoặc sảy thai. Chẳng hạn như tư thế xoạc chân, tư thế bánh xe, tư thế rắn hổ mang… 

Dưới đây là tổng hợp các tư thế yoga nguy hiểm cho thai nhi bà bầu cần tránh: 

1. Tư thế yoga Revolved side angle pose (tư thế xoay người về 1 bên)

Khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai, bạn nên ngừng tập ngay động tác này.

Revolved side angle pose là tư thế yoga cơ bản, có độ vặn xoắn mạnh. Khi bạn luyện tập, lực tác động sâu vào vùng bụng nên dễ ảnh hưởng thai nhi. Nếu bạn tập gắng sức, có thể gây động thai hoặc sảy thai.

động tác yoga bà bầu không nên tập
Động tác yoga bà bầu không nên tập

Giải pháp thay thế:

Nếu vẫn muốn tập động tác này, bạn chỉ nên nghiêng người, quay mặt về phía trong của chân trụ trước. Bạn đặt cánh tay phải chống xuống đất. Tay còn lại giơ qua đầu, mắt nhìn theo tay. 

Cách tập này sẽ giúp giảm bớt lực tác động vào vùng bụng của bạn và không ảnh hưởng đến thai nhi.

động tác yoga bà bầu có thể tập
Động tác yoga bà bầu có thể tập

 2. Tư thế full wheel (tư thế bánh xe)

Thật ra, tư thế full wheel vẫn có thể luyện tập trong thai kỳ nếu bạn đã từng thực hiện nhuần nhuyễn trước đó. Song, đây không phải là động tác được khuyến khích cho mọi bà bầu.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái trong tư thế đó, hãy ngừng luyện tập.

tư thế full wheel
Tư thế full wheel có thể gây động thai

Giải pháp thay thế:

Nếu tập tư thế này bạn thấy không thoải mái, hãy thử đổi qua tư thế cây cầu.

Tư thế upward plank (tấm ván ngược) cũng là gợi ý tốt nếu lực cánh tay của bạn đủ khỏe để nâng trọng lượng cơ thể. Upward plank rất tốt cho tim, giúp bà bầu tránh mắc các bệnh về tim mạch.

tư thế yoga tốt cho bà bầu
Tư thế yoga này tốt cho bà bầu

3. Bow pow (tư thế cánh cung)

Sau tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên tránh tập các tư thế nằm úp mặt. Khi lực cơ thể dồn xuống vùng bụng sẽ gây chèn ép nội tạng và ảnh hưởng đến thai nhi.

tư thế cánh cung
Tư thế cánh cung không tốt cho bà bầu

Giải pháp thay thế:

Bạn có thể chọn động tác camel post (con lạc đà) để thay thế. Động tác này giúp bạn mở rộng lồng ngực nên rất tốt cho tim và phổi.

Tuy nhiên, khi tập, bạn nên đặt hai bàn tay dưới hông hoặc mông để hỗ trợ lưng thay vì nắm vào hai cổ chân như bình thường.

tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà tay đỡ lưng bà bầu có thể tập

4. Chaturanga to upward (cá sấu) – facing dog (chó úp mặt)

Đây là chuỗi tư thế yoga giảm mỡ bụng, mỡ vùng bắp tay và lưng trên rất hiệu quả. Khi tập, lực cơ thể dồn về cánh tay, lưng trên. Bạn buộc phải dùng cơ bụng để giữ cho sống lưng không bị võng, vì thế dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Mặt khác, động tác chaturanga to upward này nằm gần sát đất nên rất khó tập khi bạn mang thai từ tháng thứ năm trở đi.

Giải pháp thay thế: 

Bạn nên thay tư thế chuỗi động tác chaturanga to upward – facing dog bằng tư thế con mèo hoặc con bò. Khi tập động tác này, bạn nên bỏ qua phần gập sâu bụng dưới để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.tư thế con mèo

5. Tư thế forward fold (đứng gập trước)

Động tác khép hai chân, duỗi thẳng, lưng gập sâu chạm đùi thật sự khó tập khi bạn mang thai.tư thế forward fold

Giải pháp thay thế:

Để vùng bụng không bị tác động, bạn nên mở rộng hai chân và từ từ gập lưng cho đến khi nào cảm thấy khó chịu thì dừng lại. Bạn không nên cố gập sâu người vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.Forward Fold

6. Tư thế yoga twisted chair (cái ghế vặn)

Đây là động tác chiếc ghế, gối vuông góc với mặt sàn, hai tay chắp phía trước và vặn người sang một bên. Ở tư thế này, khi bạn vặn xoắn người sẽ tạo ra lực tác động vào vùng bụng, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

động tác twisted chair

Giải pháp thay thế:

Thay vì vặn người sang một bên thì bạn chỉ nên đặt tay sang một bên đùi, tay còn lại giơ lên cao, mắt nhìn theo tay. Tư thế này sẽ giải phóng lực ở vùng bụng và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

yoga twisted chair

Hầu hết những người đã tập yoga thì đều bị ghiền, nên ngay cả khi có bầu vẫn muốn duy trì. Tuy nhiên, nhiều tư thế yoga sẽ gây bất lợi cho thai kỳ và bạn nên chọn lọc để tập luyện. Nếu không chắc chắn động tác nào có thể gây hại cho thai nhi, tốt nhất bạn nên nhờ huấn luyện viên đưa ra một danh sách cần tránh để yên tâm luyện tập nhé.

Hanako