Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 là dấu hiệu nguy hiểm chăng?

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không? Hãy theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ bởi các bác sĩ chuyên khoa sản dưới đây. Từ đó, các mẹ biết mình phải làm gì tiếp theo để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do đâu?

Chị em đang mang thai tháng thứ 6 hay bước sang tam cá nguyệt thứ 3 và nhận thấy rằng đôi khi bụng bầu của bạn rất cứng, căng tức. Nhiều mẹ bầu còn cảm thấy sự khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 khiến mẹ bầu lo lắng?

1. Tử cung quá lớn nên mẹ bị căng tức bụng

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên mẹ bầu chưa cảm nhận rõ rệt. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần lên nên diện tích tại khoang chậu giữa bàng quan và trực tràng cùng phải rộng ra rồi gây áp lực lên tử cung. Tử cung lại tạo một áp lực lên thành bụng nên mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ tình trạng bụng cứng, căng tức.

2. Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do khung xương thai nhi phát triển

Khung xương của thai nhi bắt đầu phát triển lớn dần lớn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6.

Do đó, mỗi lần em bé cử động hay quẫy đạp là mẹ sẽ cảm nhận những cơn gò cứng bụng. Các mẹ đừng quá lo lắng vì đây là dấu hiệu chứng tỏ con đang lớn dần cứng cáp hơn.

bầu 6 tháng bụng căng cứng
Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?

3. Bụng căng tức do mẹ bầu bị táo bón

Khoảng thời gian thai kỳ phần lớn các mẹ bầu đều có nguy cơ mắc táo bón thai kỳ rất cao. Và đây cùng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6.

Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước… để hạn chế mắc phải bệnh táo bón.

4. Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do cân nặng của mẹ bầu

Mức cân nặng của mẹ bầu cũng chính là nguyên nhân khiến bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6. Với những mẹ bầu người mỏng, gầy, bụng ít mỡ sẽ có cảm giác bụng căng tức sớm hơn những mẹ bầu có thể trạng lớn. Một số mẹ bầu chỉ cảm nhận được sự căng cứng muộn hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ khi cân nặng tăng nhiều.

5. Bụng căng tức do cơn gò Braxton-Hicks

Cơn co thắt Braxton-Hicks, còn được gọi là “cơn co thắt thực hành” hoặc “cơn co thắt giả”. Chúng có thể khiến mẹ nhầm tưởng mình sắp chuyển dạ. Cơn gò Braxton-Hicks không gây đau đớn như cơn co thắt chuyển dạ nhưng có thể giúp tử cung tập luyện cho quá trình chuyển dạ thật.

Cơn co thắt Braxton-Hicks giống như một cơn đau vết khâu ở hai bên bụng do các dây chằng gắn với tử cung bị kéo căng ra. Chúng thường chỉ kéo dài 20-30 giây và có thể xảy ra suốt cả ngày mà không thường xuyên. Cơn gò giả Braxton-Hicks có thể gây khó chịu khiến mẹ bầu khó di chuyển hoặc cúi gập người. Tình trạng này có thể biến mất sau một thời gian nghỉ ngơi, nhưng có thể đến và kéo dài trong suốt thai kỳ.

Thai nhi máy như thế nào là bình thường trong tháng thứ thứ 6 thai kỳ?

Bên cạnh vấn đề bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; mẹ nên biết thai nhi máy như thế nào là bình thường. Mẹ bầu nên theo dõi số lần đạp của thai nhi trong khoảng tháng thứ  6 của thai kỳ. Mỗi ngày, mẹ hãy ghi lại khoảng thời gian bé thực hiện 10 cú đạp, khua chân, lộn nhào hoặc lăn lộn. 

Các mẹ sẽ cảm thấy ít nhất 10 chuyển động trong vòng hai giờ. Nhưng cũng có thể sẽ cảm thấy rằng nhiều chuyển động trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Thay vào đó, hãy tính thời gian bé thực hiện ba chuyển động trong bao lâu. Mẹ bầu sẽ cảm thấy ít nhất ba chuyển động trong nửa giờ.

Mẹ có thể bắt đầu nhận ra các kiểu và khoảng thời gian chung mà thai nhi thường có để thực hiện một số cử động nhất định. Nếu mẹ cảm thấy có sự bất thường khi con đạp so với những ngày trước đó thì nên đi khám bác sĩ ngay. 

>> Bạn có thể xem thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 6 

căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa
Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có phải là dấu hiệu bất thường?

Ngoài vấn đề bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; trong tháng thứ 6 thai kỳ sẽ không có nhiều thay đổi rõ rệt cho cả 2 mẹ con. Nhưng nếu mẹ bầu gặp phải một số dấu hiệu dưới đây thì có nguy cơ sinh non rất cao.

  • Mỗi giờ xuất hiện các cơn gò tử cung với tần suất lớn hơn 5 lần. 
  • Máu đỏ tươi từ âm đạo rỉ ra. 
  • Mặt sưng hay tay bị phù. 
  • Mẹ bầu cảm thấy đau rát mỗi khi đi tiểu. 
  • Cảm thấy đau nhói hay những cơn đau kéo dài ở vùng dạ dày. 
  • Mẹ bầu bị nôn mửa cấp tính hay liên tục.
  • Chất lỏng trong suốt từ âm đạo đột ngột tuôn ra. 
  • Mẹ thấy đau lưng âm ỉ. 
  • Vùng chậu cảm thấy áp dữ dội.

Khi gặp những dấu hiệu trên, mẹ bầu cùng người thân hết sức bình tĩnh và cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để được giúp đỡ nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 6 tuần ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?

Tháng thứ 6 thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện những xét nghiệm nào?

Khi đã biết bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; mẹ cũng cần thực hiện một số xét nghiệm khi vào giai đoạn này. Trước hết, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ như những lần khám thai trước về các chỉ số như cân nặng; nước tiểu; huyết áp; nhịp tim thai nhi; kích thước và hình dạng của tử cung; chiều cao của đỉnh tử cung; vị trí của thai nhi…

Bác sĩ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho thai nhi 6 tháng tuổi. Thông thường, mẹ bầu sẽ được kiểm tra lượng đường từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Nếu bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ thì họ yêu cầu xét nghiệm sớm nhất ở tuần 13.

Trong xét nghiệm sàng lọc, mẹ bầu sẽ được yêu cầu uống một chất lỏng đặc biệt có hàm lượng đường cao. Sau một giờ, bác sĩ lấy 1 ít máu của mẹ để tiếp tục xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính với bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm sàng lọc lần thứ hai.

[inline_article id=2435]

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có thể do một trong những nguyên nhân ở trên. Nhưng không vì thế mà chủ quan, mẹ bầu vẫn phải theo dõi sát sao và khi có những bất thường cần đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! 

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Thai 24 tuần phát triển thế nào? Sự thay đổi trong cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 24 tuần

1. Thai 24 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Mẹ đang thắc mắc thai 24 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), ở tuần thứ 24 của thai kỳ, từ đầu đến gót chân, bé lúc này dài khoảng 30cm. Trọng lượng của bé khoảng 0,665kg. Bé không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ, vì thế, làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn.

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai 24 tuần tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 53 – 65mm, trung bình là 59mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 40 – 46mm, trung bình là 42mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 171 – 231mm, trung bình là 201mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 184 – 210mm, trung bình là 224mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 556g – 784g, trung bình là 670g.

Chiều dài xương mũi thai nhi 24 tuần cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ. Theo Nghiên cứu Độ dài xương mũi của thai nhi ở tuổi 19-26 tuần tại Việt Nam của Trung tâm Medic Thành phố Hồ Chí Minh, chiều dài xương mũi thai nhi 24 tuần sẽ nằm trong khoảng từ 5,93 – 7,57 mm. 

Vậy là mẹ đã biết thai 24 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; chiều dài xương mũi thai 24 tuần là bao nhiêu rồi. Mẹ đọc tiếp để biết về thai 24 tuần phát triển như thế nào nhé!

>> Mẹ có thể quan tâm Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

2. Thai nhi 24 tuần phát triển như thế nào?

thai 24 tuần

Mẹ đang tự hỏi thai nhi 24 tuần phát triển như thế nào? Sau đây là câu trả lời cho mẹ:

  • Khuôn mặt của bé đang được hình thành: Khuôn mặt của bé tuy còn nhỏ xíu nhưng gần như đã hình thành đầy đủ, hoàn chỉnh cả lông mi, lông mày và tóc.
  • Thai 24 tuần sẽ có mái tóc màu gì? Hiện tóc của bé có màu trắng vì chưa có sắc tố.
  • Da của con bắt đầu mờ dần do quá trình tích mỡ dưới da đã bắt đầu.
  • Thính giác của thai 24 tuần: Những ngày này, bé có thể nghe được gì? Thai nhi có thể nghe thấy tất cả các loại âm thanh: không khí thở ra từ phổi, những tiếng ọc ọc của dạ dày và ruột, giọng nói của ba mẹ; tiếng còi inh ỏi, tiếng chó sủa hay tiếng xe cứu hỏa… Bé sẽ nhận ra giọng nói của bố mẹ khi chào đời.

Thai nhi 24 tuần tuổi biết làm gì?

  • Chuyển động: Nhiều mẹ thắc mắc thai 24 tuần máy như thế nào? Thai nhi 24 tuần tuổi đang phát triển và khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Giờ đây mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của con nhiều hơn; tần suất của các cú hích và đá ngày càng gia tăng.
  • Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6: Trong giai đoạn này, bé vẫn còn di chuyển trong tử cung một cách thoải mái; nên tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6 cũng thay đổi thường xuyên.
  • Tai của thai 24 tuần đã phát triển đầy đủ và nghe được âm thanh: Cơ quan này kiểm soát cảm giác thăng bằng và giúp em bé của mẹ cảm nhận được mình đang nằm nghiêng phải lên hay xuống trong bụng mẹ.
  • Thai 24 tuần, phổi đã được hình thành, nhưng chưa sẵn sàng để hoạt động: Và mặc dù phổi của con được hình thành đầy đủ vào tuần này; nhưng phổi sẽ sẵn sàng hoạt động bình thường ở thế giới bên ngoài chỉ sau khi bắt đầu sản xuất chất hoạt động bề mặt gọi là chất surfactant. Chất này giúp giữ cho các túi khí của phổi căng phồng và em bé sẽ bắt đầu sản sinh ra chất này khi được khoảng 25 tuần. Nếu sinh ra trong thời gian này, bé cần được chăm sóc đặc biệt tại khoa hồi sức và khả năng sống sót không cao.

Vậy mẹ đã biết thai 24 tuần tuổi biết làm gì; và thai 24 tuần máy như thế nào rồi đó!

>> Mẹ có thể quan tâm: Mang bầu song thai (tuần 13-24) và những điều cần lưu ý

3. Thai 24 tuần là mấy tháng?

Nếu thai được 24 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn 3 tháng nữa thôi là mẹ có thể gặp bé rồi. Vậy mẹ đã có thông tin thai 24 tuần là mấy tháng rồi đúng không? Mẹ đọc tiếp phần sau nói đến sự thay đổi trong cơ thể của mình khi thai 24 tuần tuổi nha.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 24 tuần

1. Tóc của mẹ dày và bóng hơn khi mẹ mang thai 24 tuần

Bé không phải người duy nhất trong nhà đang mọc thêm tóc mỗi ngày vì tóc của mẹ cũng dày và bóng hơn bao giờ hết. Không phải do tóc mọc thêm mà bởi sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến tóc ít rụng hơn bình thường. Mẹ mang thai 24 tuần hãy tận hưởng mái tóc dày óng ả này đi nhé vì lượng tóc thêm này sẽ rụng bớt sau khi sinh con.

2. Mẹ sẽ thấy khó di chuyển, vận động hơn

Mẹ mang thai 24 tuần cũng thấy mình không thể di chuyển dễ dàng như trước đây. Tuy vậy, việc duy trì tập thể dục sẽ không ảnh hưởng gì trừ khi bác sĩ khuyến cáo, nhưng cần tuân theo một vài quy tắc an toàn: Đừng tập khi đang cảm thấy mệt mỏi quá mức và dừng lại nếu cảm thấy đau, chóng mặt, khó thở.

Không nằm ngửa khi thai 24 tuần, tránh những môn thể thao có va chạm cũng như bất kỳ bài tập nào khiến mẹ dễ mất thăng bằng. Nên uống nhiều nước, dành thời gian cho cả hai giai đoạn khởi động và thả lỏng.

Khi kiểm tra đường huyết ở tuần thứ 24-28, bác sĩ có thể sẽ lấy thêm một ống máu để xét nghiệm xem mẹ có bị thiếu máu không. Nếu xét nghiệm máu cho thấy mẹ bị chứng thiếu sắt, một trong những dạng phổ biến nhất của thiếu máu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị uống bổ sung sắt.

thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào

3. Hội chứng ống cổ tay

Cảm giác ngứa ran và tê khó chịu mẹ mang thai 24 tuần nhận thấy ở cổ tay và ngón tay thường liên quan đến công việc đòi hỏi chuyển động lặp đi lặp lại; chẳng hạn như đánh máy. Song nếu bị hội chứng ống cổ tay khi mang thai, có thể vì một lý do khác.

Tình trạng sưng phù rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Chất lỏng sẽ tích tụ ở chi dưới của mẹ rồi “phân phối” cho phần còn lại của cơ thể; bao gồm cả bàn tay. Khi mẹ nằm, mẹ sẽ gây áp lực lên dây thần kinh chạy qua cổ tay. Vì thế, mẹ sẽ thấy tê, ngứa ran hoặc đau âm ỉ ở ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay.

Mẹ có thể giảm bớt cảm giác này bằng cách: không gối đầu trên tay khi ngủ, kê gối cho tay khi ngủ; lắc tay vận động cho bớt mỏi. Nếu việc chơi đàn piano hoặc đánh máy làm hội chứng ống cổ tay nặng hơn, mẹ cần hạn chế. Tuy nhiên, hội chứng này có thể biến mất sau khi mẹ sinh con.

>> Mẹ có thể quan tâm: Tam cá nguyệt thứ 2 và những điều mẹ cần biết

4. Táo bón

Thai 24 tuần tuổi càng lớn càng chèn ép các cơ quan lân cận như đại trực tràng nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần uống 2 lít nước/ngày; ăn thực phẩm nhuận tràng như đu đủ, rau lang, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay…

Mẹ đã bắt đầu tìm tên cho con chưa? Chọn tên là quyết định quan trọng, nhưng cũng là một công việc vui vẻ nữa. Mẹ có thể tham khảo tiểu sử gia đình, các địa danh ưa thích, hoặc các nhân vật tiểu thuyết, trong bộ phim yêu thích. Mẹ cũng có thể tham khảo gợi ý đặt tên cho con của MarryBaby để có ý tưởng cho những cái tên hay và ý nghĩa.

5. Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 có phải dấu hiệu đáng lo?

sự thay đổi trong cơ thể mẹ bầu 6 tháng

Ốm nghén, buồn nôn có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng và thường được cải thiện trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Cơn ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, trở nên nghiêm trọng vào tuần thứ 9 và được cải thiện vào tuần thứ 18.

Tuy nhiên, đôi khi một số phụ nữ có thể vẫn bị buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6, 7, 8 hoặc đến khi sinh con. Theo các chuyên gia, buồn nôn và ốm nghén trong giai đoạn này có thể liên quan đến một số vấn đề như:

  • Em bé đang phát triển lớn gây chèn ép đường tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng của các loại vitamin.
  • Ảnh hưởng của chế độ ăn uống.
  • Hormone thai kỳ.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu xuất hiện ốm nghén và có kèm theo tăng huyết áp thì đó là dấu hiệu của bệnh lí tiền sản giật rất nguy hiểm. Khi đó, mẹ sẽ cần phải đi bác sĩ để được đưa ra các phương án điều trị phù hợp. Vậy mẹ đã biết buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 có phải dấu hiệu đáng lo rồi đúng không?

6. Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 có sao không?

Nhiều mẹ lo lắng vì bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6. Tình trạng ra máu trong thai kỳ có thể biểu hiện dưới nhiều cấp độ như những đốm máu nhỏ hoặc lượng máu thấm nhiều đủ để thấm ướt miếng băng vệ sinh. Mỗi trường hợp này đều có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, vô hại hoặc không. Mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 thường đáng lo ngại hơn với nguy cơ tiềm ẩn các vấn đề như:

  • Thay đổi ở cổ tử cung: Polyp cổ tử cung; cổ tử cung yếu mở sớm; nhiễm trùng cổ tử cung, hoặc cổ tử cung sưng viêm; vỡ tử cung.
  • Nhau bong non: tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai, bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi bắt đầu tách khỏi tử cung.
  • Nhau tiền đạo: rau bám thấp, bám mép cổ tử cung hay che lấp cổ tử cung gây cản đường ra của bé khi chào đời sau này.
  • Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu sảy thai tự nhiên thường gặp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sảy thai tự nhiên đều diễn ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Do đó, nếu mẹ đã vượt qua tam cá nguyệt đầu tiên, tỷ lệ sảy thai tự nhiên – không do tác động ngoại lực biểu hiện chảy máu âm đạo không cao.

Nhìn chung, mẹ ra máu khi mang thai tháng thứ 6 cần tham vấn với bác sĩ để hiểu tình trạng của mình; và cách thức giải quyết.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có sao không? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Lời khuyên của bác sĩ để thai 24 tuần tuổi phát triển tốt

1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6

Khi bước vào mốc mang thai tháng thứ 6, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn thèm ăn hoặc đói bụng xuất hiện thường xuyên hơn. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 nhé:

  • Thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh và quýt; dâu tây; nho; bắp cải; khoai lang; ớt chuông.)
  • Rau củ quả và trái cây
  • Uống nhiều nước
  • Thực phẩm giàu axit folic (bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh (bông cải xanh, rau bó xôi và rau diếp), hạt lanh, hạt hướng dương, bí ngô, hạt vừng (hạt mè), đậu phộng, hạnh nhân, đậu bắp, đậu Hà Lan, nho, chuối.)
  • Thực phẩm giàu protein
  • Thực phẩm giàu carbohydrate (yến mạch, hạt quinoa (diêm mạch), chuối, khoai lang, cam, bưởi, việt quất, táo, đậu gà, đậu tây.)

Vậy mẹ đã biết chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 rồi phải không nào? Mẹ đọc tiếp để biết cách tập thể dục, vận động trong giai đoạn này và những lưu ý giúp mẹ chăm sóc bản thân thật tốt!

>> Mẹ tham khảo thêm Lên “lịch” ăn chuẩn cho bà bầu 6 tháng

2. Chế độ vận động dành cho mẹ mang thai 24 tuần

Trong giai đoạn này, chế độ vận động dành cho mẹ bầu 24 tuần cần tuân thủ nguyên tắc an toàn cho cả mẹ và bé. Một số bài tập an toàn mẹ có thể thực hiện như: 

  • Đi bộ.
  • Yoga.
  • Bơi và tập aerobic dưới nước.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng.

Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chế độ vận dành cho mẹ bầu 24 tuần phù hợp với mình nhé!

tập thể dục cho mẹ bầu 6 tháng

3. Chăm sóc bản thân cho mẹ bầu 24 tuần tuổi

Tránh tắm quá nhiều: Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ nóng hơn. Nếu mang thai vào mùa hè, mẹ chỉ thích tắm để giải nhiệt. Song tắm quá nhiều sẽ gây khô da. Vì thế, nếu tắm, mẹ cần tắm nhanh, sử dụng sữa tắm thiên nhiên dịu nhẹ, và dùng kem dưỡng ẩm cho bà bầu.

Dùng chỉ nha khoa: Mẹ muốn thai nhi an toàn bên trong bụng cho đến khi đủ tháng? Hãy dùng chỉ nha khoa. Nghiên cứu cho thấy sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp thời gian mang thai lâu hơn. 

Một việc đơn giản như đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ viêm nướu. Đây là tình trạng phổ biến khiến nướu bị viêm, đỏ và chảy máu ở phụ nữ mang thai. Viêm lợi không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu – một bệnh nhiễm trùng răng nghiêm trọng; có liên quan đến sinh non và tăng nguy cơ tiền sản giật.

4. Lịch khám thai 24 tuần

Kiểm tra glucose: Mẹ sẽ cần kiểm tra đường huyết từ tuần 24 đến 28. Lượng đường trong máu có thể cho thấy mẹ bị tiểu đường thai kỳ, một tình trạng tạm thời phải được điều trị.

Mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn lý do tại sao một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong khi những người khác thì không, song mẹ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nếu thừa cân, mỡ bụng nhiều, lớn tuổi hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường.

Theo dõi cân nặng khi thai 24 tuần: Việc tăng cân quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho thai nhi. Tăng cân không đủ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và một loạt các biến chứng thai kỳ khác. Trong khi đó, tăng cân quá nhiều lại khiến cả mẹ và thai nhi có nguy cơ bị tiểu đường; thai nhi lớn không thể sinh thường. Do đó, dựa vào cân nặng khi mang thai, hãy hỏi mỗi tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là vừa.

[inline_article id=2456]

5. Những bí quyết khác cho mẹ bầu

Giảm đau do trĩ. Khi mang thai, tĩnh mạch ở trực tràng có thể tăng, sưng và phồng gây bệnh trĩ. Bệnh trĩ cực kỳ phổ biến trong thai kỳ. Để giảm khó chịu, sau khi đi vệ sinh mẹ cần rửa nước ấm/dùng khăn ướt ẩm lau sạch. Ngâm vùng trĩ trong chậu nước ấm cũng giúp giảm khó chịu.

Dành nhiều thời gian hơn cho bố. Ghi lại tất cả những điểm mẹ yêu thích của bố, cho bố biết lý do mẹ nghĩ bố sẽ là người cha tuyệt vời, hoặc chỉ cần nắm tay cùng nhau đi dạo. Dành thời gian để gần gũi với nhau về thể chất lẫn tình cảm, trân trọng những gì đã gắn kết và khiến hai người yêu thương nhau. Thử làm điều gì đó ít nhất một lần/tuần để chứng minh tầm quan trọng của bố, mẹ nhé.

>> Mẹ có thể quan tâm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 24 tuần

1. Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 có an toàn không?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe sinh sản thì mẹ hoàn toàn có thể duy trì chuyện gối chăn ở giai đoạn này của thai kỳ. 

Cần lưu ý, có một vài trường hợp mẹ bầu tuyệt đối không nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 để đảm bảo an toàn cho thai nhi, đó là:

  • Mẹ bầu bị hở eo cổ tử cung.
  • Mẹ đang bị hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ bị nhau tiền đạo, rau bong non.
  • Mẹ đang bầu trên 2 em bé.
  • Bà bầu từng bị dọa sảy thai hay ra máu ở những tháng trước của thai kỳ; hoặc đã từng bị sảy thai lần trước.
  • Lần mang thai trước đây đã từng bị vỡ ối sớm hoặc đẻ non, sinh con non tháng.
  • Thai phụ đã từng bị tiền sản giật trước đó.

>> Mẹ đọc thêm bài viết Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không? để hiểu cách quan hệ an toàn khi mang thai nhé.

2. Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6: Mẹ có nên lo lắng?

Chị em đang mang thai tháng thứ 6 và nhận thấy rằng đôi khi bụng bầu của mẹ rất cứng, căng tức. Nhiều mẹ bầu còn cảm thấy sự khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây nên tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 đó là:

  • Tử cung quá lớn nên mẹ bị căng tức bụng.
  • Khung xương thai nhi phát triển.
  • Cân nặng của mẹ bầu.
  • Bụng căng tức do cơn gò Braxton-Hicks.

Trong tháng thứ 6 thai kỳ sẽ không có nhiều thay đổi rõ rệt cho cả 2 mẹ con Nhưng nếu mẹ bầu gặp phải một số dấu hiệu dưới đây thì có nguy cơ sinh non rất cao. Lúc đó, mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để được giúp đỡ.

Một số dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu cần phải chú ý khi mang thai tháng thứ 6 như:

  • Mỗi giờ xuất hiện các cơn gò tử cung với tần suất lớn hơn 5 lần.
  • Máu đỏ tươi từ âm đạo rỉ ra.
  • Mặt sưng hay tay bị phù.
  • Mẹ bầu cảm thấy đau rát mỗi khi đi tiểu.
  • Cảm thấy đau nhói hay những cơn đau kéo dài ở vùng dạ dày.
  • Mẹ mang thai 24 tuần bị nôn mửa cấp tính hay liên tục.
  • Chất lỏng trong suốt từ âm đạo đột ngột tuôn ra.
  • Mẹ mang thai 24 tuần thấy đau lưng âm ỉ.
  • Vùng chậu cảm thấy áp dữ dội.

>> Mẹ đọc thêm thông tin Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?

3. Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Một số mẹ mang thai 24 tuần gặp phải tình trạng đau buốt bụng dưới, nhất là khi đi tiểu, số lần đi tiểu cũng tăng lên về đêm, đau rát khi tiểu, nước tiểu có mùi chua, vẩn đục hay lẫn với máu.

Với các trường hợp này, thì mẹ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi có những dấu hiệu này, mẹ cần đi khám ngay, bởi nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, nặng hơn nữa là gây viêm thận, bể thận dẫn đến suy thai, sinh non.

Bên cạnh đó, mẹ mang thai 24 tuần bị đau bụng dưới kèm theo ra máu âm đạo, rỉ ối, hay có cơ co tử cung tăng dần cũng là dấu hiệu của sinh non. 

Vì vậy khi có cơn đau, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, và sắp xếp thời gian gặp bác sĩ nếu có thêm các dấu hiệu bất thường khác như ra máu ra dịch âm đạo, tiểu buốt tiểu dắt, sốt cao,…để được kiểm tra và can thiệp.

>> Mẹ xem thêm Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

4. Bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6: Đây có phải cảnh báo nguy hiểm?

Theo các chuyên gia mẹ bầu thường có cảm giác đau bụng lâm râm nhẹ là do thai 24 tuần đang lớn dần; mẹ bầu chưa thích nghi được ngay nên có cảm giác khó chịu. Một phần do thai nhi chưa quay đầu và sẽ cọ quậy nên gây cảm giác khó chịu và đau bụng lâm râm khi bé đạp.

Nếu cơn đau kéo dài và quặn từng cơn kèm theo đó là chảy máu âm đạo mẹ bầu nên đi khám hay, hoặc có thể mẹ đang gặp các tình trạng sau:

  • Sẩy thai.
  • Sinh non.
  • Rau bong non.
  • Tiền sản giật.
  • Các bệnh lí không liên quan thai kì như: sỏi mật, sỏi tiết niệu, v.v.

5. Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con?

Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con, cho thai 24 tuần tăng cân và phát triển một cách toàn diện nhất? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho các mẹ.

  • Tinh bột là không thể thiếu.
  • Bổ sung protein giúp thai nhi tăng tốc.
  • Đừng quên vitamin và khoáng chất.
  • Một lượng nhỏ chất béo.

Một số nguyên tắc giúp mẹ bầu 6 tháng vào con:

  • Không bỏ bữa sáng.
  • Chia nhỏ các bữa trong ngày, nhưng không gia tăng tiêu thụ đồ ăn vặt.
  • Đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng cân đối.
  • Sinh hoạt, vận động lành mạnh.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu hơn về thai 24 tuần phát triển như thế nào? Và một số cách để vượt qua giai đoạn này lành mạnh, hiệu quả nhất.