Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi chiều tối phải làm sao?

Đa phần phụ nữ mang thai thường xuất hiện ốm nghén vào buổi sáng. Nhưng cũng có mẹ bầu bị ốm nghén hành vào buổi chiều tối. Vậy nếu mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi chiều tối thì phải làm sao? Hãy đọc ngay bài này để có lời giải đáp từ MarryBaby nhé.

Tại sao mẹ bầu lại bị nghén vào buổi chiều tối?

Theo American Pregnancy Association (Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ); ốm nghén là cảm giác buồn nôn thường gặp trong khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Và đa số phụ nữ mang thai sẽ chấm dứt tình trạng này sau tuần thứ 12 của thai kỳ.

Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ cho biết; nguyên nhân gây ra tình trạng nghén vào buổi chiều tối chưa được chứng minh chính xác. Nhưng tình tràng này thường xảy ra khi lượng đường trong máu thấp; hoặc do sự gia tăng hormone thai kỳ. Tình trạng ốm nghén có thể trở nên tồi tệ hơn do căng thẳng; mệt mỏi; ăn một số loại thực phẩm; hoặc nhạy cảm với chuyển động (say tàu xe).

Các triệu chứng của ốm nghén vào buổi chiều tối bao gồm:

  • Buồn nôn vào buổi chiều tối.
  • Hay mệt mỏi vào buổi chiều tối.
  • Ăn nhiều hơn vào buổi chiều tối.
  • Hay suy nghĩ và buồn rầu vào buổi chiều tối.

Vậy phụ nữ mang thai bị nghén vào buổi chiều tối có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu vào phần tiếp theo của bài viết nhé mẹ bầu.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách bà bầu ăn mận chuẩn chất, không biết thì phí cả thanh xuân.

Mẹ bầu bị nghén vào buổi chiều tối có nguy hiểm không?

nghén vào buổi chiều tối
Mẹ bầu ốm nghén vào buổi chiều tối phải làm sao?

Các chuyên gia của bệnh viện Cleveland cũng cho biết thêm; mặc dù ốm nghén vào buổi chiều tối khó chịu đối với mẹ bầu. Nhưng những triệu chứng này sẽ không gây hại cho thai nhi trong bụng. Tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng kết thúc trước tam cá nguyệt thứ hai hoặc sớm hơn.

Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn có thể ảnh hưởng đến bữa ăn của mẹ bầu. Và cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng cũng cần phải có chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. Vì thế, mẹ bầu cần cần phải áp dụng các cách giảm nghén vào buổi tối tại nhà.

15 cách giảm nghén vào buổi chiều tối tại nhà

1. Ăn thường xuyên

Một cái bụng đói sẽ làm cho tình trạng nghén vào buổi chiều tối trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, cứ sau vài giờ, mẹ bầu hãy ăn các bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ như một nắm hạt; hoặc một vài chiếc bánh quy giòn.

Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland cho biết; bánh quy giòn là những món ăn nhạt nhẽo; giàu tinh bột. Nhưng nó có thể giúp hấp thụ axit dịch vị và làm ổn định dạ dày của mẹ bầu hơn đó nhé.

2. Nghén vào buổi chiều tối không nên ăn những thực phẩm dễ gây buồn nôn

Bên cạnh việc mẹ bầu chú ý thường xuyên bổ sung những bữa ăn nhỏ. Thì mẹ cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Những thực phẩm cay; dầu mỡ; chất béo… là thủ phạm dễ khiến nghén vào buổi tối nặng hơn.

3. Ưu tiên protein

Các nghiên cứu cho thấy rằng, thực phẩm giàu protein giúp giảm buồn nôn khi mang thai hơn so với thực phẩm giàu carbohydrate hoặc chất béo. Vì vậy, mẹ bầu hãy luôn sẵn sàng cung cấp các món ăn nhẹ giàu protein để ngăn chặn cơn buồn nôn. Một vài gợi ý cho mẹ bầu là sữa chua; phô mai; sữa; các loại hạt và hạt

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

4. Nghén vào buổi chiều tối nên ăn chua để giảm ngọt

Hương vị chua có thể giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác buồn nôn. Vì thế, mẹ bầu hãy thử ngậm một viên kẹo cứng có vị chanh sẽ thấy giảm ngay sự khó chịu. Mẹ bầu cũng có thể ngậm một lát trái cây họ cam quýt (chanh hoặc cam). Tất cả chúng đều chứa nhiều axit xitric, có thể giúp tiêu hóa và làm dịu cơn buồn nôn khi mang thai rất hiệu quả.

nghén vào buổi chiều tối
Nên làm gì khi bị ốm nghén vào buổi chiều tối?

5. Thực hiện chế độ ăn BRAT

BRAT (Bananas, Rice, Applesauce, Toast) là viết tắt của các từ tiếng Anh bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn này được các chuyên gia khuyến cáo dành riêng cho người gặp vấn đề rối loạn dạ dày hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, chế độ ăn này cũng giúp các mẹ bầu giảm nghén khi mang thai rất hiệu quả.

Tuy nhiên, mẹ bầu hãy ngừng chế độ ăn này ngay khi chứng buồn nôn được kiểm soát tốt. Vì chế độ ăn này không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.

6. Uống nước

Mất nước có thể góp phần gây ra cảm giác buồn nôn khi mang thai. Vì thế mẹ bầu cần uống nước nếu muốn giữ đủ nước cho cơ thể (duy trì 2 lít/1 ngày). Nhưng mẹ bầu lưu ý không nên uống quá nhiều nước. Vì sẽ khiến cho tình trạng mang thai buồn nôn vào buổi chiều trầm trọng hơn. Mẹ bầu cũng có thể cho một vắt chanh hoặc một loại trái cây khác vào nước để uống; hoặc thử nhâm nhi một ít soda; hoặc trà trái cây.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Thực đơn cho bà bầu ốm nghén mang đến hiệu quả tức thì

7. Tránh nằm sau khi ăn

Mẹ bầu có thể sẽ có cảm thấy muốn nằm xuống khi cảm thấy không khỏe. Nhưng chứng buồn nôn khi mang thai sẽ giảm đi khi mẹ bầu đi đứng. Để không bị buồn nôn, mẹ bầu nên tránh nằm sau khi ăn. Vì điều này có thể khiến dịch vị trong dạ dày tăng lên gây cản trở quá trình tiêu hóa và dễ buồn nôn hơn.

8. Không đánh răng ngay sau khi ăn

Đánh răng ngay sau khi ăn có thể kích hoạt phản xạ nôn. Vì thế, mẹ bầu hãy đánh răng sau khi ăn xong khoảng 30 phút nhé. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng khó chịu của cơn nghén vào buổi chiều tối.

9. Tránh mùi hương quá nồng

Những mùi hương có vẻ vô hại nhưng khi mang thai có thể khiến mẹ bầu khó chịu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi thứ từ thức ăn; nước hoa đến mùi cơ thể… Tất cả đều có thể dẫn đến nghén vào buổi chiều tối do các hormone tăng mạnh. Vì thế, mẹ bầu hãy cố gắng tránh xa những mùi quá nồng hoặc gây khó chịu trong giai đoạn thai nghén nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi

10. Xông tinh dầu

Ngược lại với những mùi hương quá nồng, mẹ bầu có thể xông một ít tinh dầu có hương thơm nhẹ nhàng. Mùi hương tinh dầu thơm nhẹ có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn. Để có kết quả nhanh nhất, mẹ bầu hãy chấm vài giọt tinh dầu lên miếng bông gòn và ngửi.

Mẹ có thể thử các mùi tinh dầu sau để giảm nghén vào buổi chiều tối:

  • Hoa cúc
  • Gừng
  • Chanh sả
  • Cam
  • Bạc hà

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người đều khác nhau. Nếu có mùi hương nào trong số những mùi hương trên đây khiến mẹ bầu buồn nôn hơn; thì hãy bỏ qua và chuyển sang mùi hương khác nhé.

11. Băng chống say xe giúp giảm nghén vào buổi chiều tối

Những thiết bị chống say xe sẽ giúp hạn chế tình trạng ốm nghén; say tàu xe và say song. Bởi vì nó tạo áp lực lên điểm áp P6 trên cổ tay của người dùng. Trong bấm huyệt, điểm này còn được gọi là điểm nei guan. Nếu không có sẵn băng chống say xe, mẹ bầu có thể tự mình tạo áp lực nhẹ lên vị trí nei guan. Ấn nhẹ ba ngón tay trên cổ tay ngay dưới bàn tay; điểm nei guan nằm vị trí đó mẹ nhé.

12. Điều chỉnh lại tư thế ngủ

nghén vào buổi chiều tối
Điều chỉnh tư thế ngủ khi mang thai để giảm ốm nghén

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây ra buồn nôn vào buổi chiều. Do vậy, để ngon giấc hơn, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, đầu gối hơi cong. Mẹ bầu có thể sắm thêm một chiếc gối ôm kẹp giữa hai gối cho thoải mái. Điều này sẽ giúp mẹ giảm buồn nôn khi mang thai hiệu quả hơn.

13. Uống vitamin B6 và B12

Hai loại vitamin này đều có tác dụng giảm nôn nghén rất hiệu quả. Khi mẹ bầu uống vitamin B6 và B12 vào cơ thể, nên dùng thêm các loại thực phẩm khác như chuối; cà rốt; cá; gà; cải bó xôi; hành tây; đậu phụ; trứng…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 6 sự thật thú vị về ốm nghén khi mang thai không phải mẹ nào cũng biết

14. Hít thở đều giúp giảm nghén vào buổi chiều tối

Khi nào mẹ cảm thấy buồn nôn hãy hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Mẹ bầu hãy dùng tay bịt mũi bên phải rồi tiếp tục thở nhẹ nhàng; sau đó lặp lại tương tự với mũi bên trái. Khi áp dụng phương pháp này cảm giác cảm giác buồn nôn sẽ được giảm đáng kể.

15. Chăm sóc bản thân

Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp mẹ bầu và em bé khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp mẹ bầu tránh được cảm giác buồn nôn khi mang thai. Mẹ bầu hãy giữ một thói quen có một giấc ngủ ngon; tập thể dục thường xuyên; và đón nhiều không khí trong lành. Tất cả những điều này có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác buồn nôn.

Mẹ bầu bị nghén vào buổi chiều khi nào cần đi bệnh viện?

Tổ chức Pregnancy – Birth – Baby (Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh) tại Úc khuyến cáo; nếu mẹ bầu nhận thấy tình trạng nghén vào buổi chiều tối trở nên trầm trọng thì nên đi khám bệnh ngay. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy tình trạng ốm nghén rất nặng:

  • Nước tiểu rất sẫm màu.
  • Máu trong chất nôn.
  • Giảm cân đáng kể.
  • Mất nước trong cơ thể quá nhiều.

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho mẹ các biện pháp giảm nghén vào buổi chiều tối tại nhà. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê thuốc chống buồn nôn, vitamin và khoáng chất để mẹ bầu uống. Nếu các triệu chứng của mẹ bầu vẫn còn sau khi điều trị; hãy quay lại gặp bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bị nghén nên ăn gì: 5 loại trái cây “đuổi ngay” ốm nghén

Nghén vào buổi chiều tối mang thai con trai hay con gái?

Theo dân gian truyền miệng, khi mang thai nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì có khả năng cao sẽ sinh con gái. Ngoài ra, theo tài liệu của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (PubMed) chia sẻ; phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng có thể sẽ sinh con gái. Bởi vì, tình trạng ốm nghén xảy ra khi hormone thai kỳ tăng cao. Theo đó, quá trình sản sinh hormone khi mang thai bé gái sẽ nhiều hơn và có khả năng làm mẹ buồn nôn nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào mẹ bầu bị ốm nghén rất nặng. Còn những người có tình trạng nhẹ hơn thì rất khó để xác định kết quả chính xác. Do đó, các mẹ bầu cũng không nên dựa vào dấu hiệu này để suy ra giới tính của em bé nhé. 

[inline_article id=161856]

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bầu đang đối diện với chứng nghén vào buổi chiều tối. Chúc mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Một số mẹ bầu vẫn buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 kèm theo bụng bị đầy hơi, táo bón, trào ngược, ợ chua,… thậm chí chán ăn, nôn mửa liên tục. Đây không còn là triệu chứng ốm nghén thông thường, có khả năng bạn đang bị ốm nghén nặng và cần được điều trị. Muốn điều trị hiệu quả, điều cần làm chính là xác định rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây buồn nôn cuối thai kỳ

Có rất nhiều nguyên nhân gây buồn nôn ở những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là tháng thứ 9 – giai đoạn nước rút trước khi bé chào đời. Những nguyên nhân này đa phần xuất phát từ bên trong, có thể là do hệ tiêu hóa, thay đổi hormone hoặc dấu hiệu sinh sớm. Cụ thể:

1. Ợ nóng hay trào ngược axit dạ dày

Ợ nóng có thể gây ra chứng buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 vì đây là thời gian thay đổi hormone làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa. Cảm giác buồn nôn do ợ nóng gây ra mang lại cảm giác khó chịu nhưng không đáng lo lắng.

2. Chứng tiền sản giật

Khi thai nhi đủ 20 tuần tuổi trở lên, chứng tiền sản giật có thể xuất hiện. Nếu thai phụ bị buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ kèm các triệu chứng như đau bụng, nặng mặt, đau đầu hoặc rối loạn thị giác thì cần nghĩ tới chứng tiền sản giật ngay.

Vì tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm đối với tính mạng của mẹ và bé. Biến chứng của tiền sản giật rất nghiêm trọng như đột quỵ, suy gan, động kinh, suy thận, ứ dịch trong phổi và tạo ra huyết khối.

3. Dấu hiệu chuyển dạ sớm

Buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ đôi khi có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Bạn cần theo dõi, nếu kèm theo các triệu chứng khác như đau lưng, chuột rút, tiêu chảy, tăng áp lực khung chậu hoặc tăng tiết dịch âm đạo thì có thể là do chuyển dạ.

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9
Buồn nôn vào tháng thứ 9 có thể là dấu hiệu sinh sớm

4. Thay đổi hormone

Thay đổi hormone cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khi bà bầu bị buồn nôn ở những tháng cuối thai kỳ.

Tương tự như 3 tháng đầu thai kỳ, giai đoạn cuối gây ra sự biến động mạnh lượng hormone trong cơ thể người mẹ gây mất cân bằng nội tiết. Và đó là lý do tại sao mẹ thấy có cảm giác buồn nôn.

5. Thai nhi phát triển nhanh chóng

Càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển. Cân nặng và kích thước của em bé tăng nhanh đè nặng lên các cơ quan khác trong ổ bụng như ruột, dạ dày khiến mẹ bị buồn nôn và ợ nóng.

Đồng thời, làm cản trở tự di chuyển của thực phẩm từ dạ dày vào ruột non gây nên chứng ứ trệ dạ dày.

6. Ăn quá nhiều

Việc ăn quá nhiều để con tăng cân cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9. Tử cung phát triển đè lên dạ dày thai phụ, chừa lại rất ít không gian để chứa thức ăn. Do đó, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến buồn nôn.

Việc ăn quá nhiều vào một bữa khiến mẹ bầu khó tiêu, ợ chua, buồn nôn

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Buồn nôn thường không ảnh hưởng và không gây nguy hiểm cho em bé. Tuy nhiên, buồn nôn trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, nếu buồn nôn cộng thêm các triệu chứng sau đây, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Nôn mửa dữ dội, liên tục, không thể ăn uống
  • Chất nôn màu nâu hoặc có vết máu trong đó
  • Giảm cử động của thai nhi
  • Thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu không rõ nguyên nhân
  • Ăn không ngon
  • Giảm cân một cách nhanh chóng
  • Mệt mỏi hoặc ngất xỉu
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Đi tiểu ít hơn bình thường

Buồn nôn trong thời gian dài có thể khiến mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con. Về lâu về dài có thể khiến em bé bị suy dinh dưỡng, thậm chí là sinh non, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Cải thiện buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 thế nào?

Mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Hãy áp dụng cách của MarryBaby mách bảo có thể giúp bạn cảm thấy đỡ hơn:

  • Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, vừa cung cấp dinh dưỡng cho mẹ vừa làm giảm triệu chứng buồn nôn.
  • Ăn nhẹ bánh mì hoặc bánh quy vào buổi sáng, tránh tình trạng bụng quá đói sau khi ngủ dậy.
  • Uống nhiều nước và chia thành nhiều lần, mỗi lần từ 200 – 300ml.
  • Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn để dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Nếu có thể, dùng thêm những món ăn vặt nhạt, ít chất béo để kích thích tiêu hóa như chuối, gạo, táo, bánh quy,…
  • Sử dụng trà gừng, kẹo gừng, mứt gừng làm từ gừng thật để cắt cơn buồn nôn hiệu quả.
  • Tránh xa những mùi khó chịu vì có thể gây buồn nôn.

Trong trường hợp điều trị tại nhà không thấy đỡ, bạn nên gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế để thăm khám và đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Gừng có đặc tính ấm nóng giúp cắt cơn buồn nôn hiệu quả

Điều trị bằng thuốc làm giảm buồn nôn

Nếu chế độ ăn uống và thay đổi lối sống vẫn không giải quyết dứt điểm buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 thì bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc phổ biến như:

  • Vitamin B6 và Doxylamine: Bổ sung Vitamin B6 là thuốc điều trị không cần kê đơn và được ưu tiên sử dụng trước. Doxylamine là hoạt chất thường có trong thuốc ngủ không kê đơn được bổ sung điều trị buồn nôn nếu vitamin B6 không có tác dụng. Cả 2 loại thuốc này có thể dùng một mình hoặc phối hợp với nhau đều an toàn cho mẹ và bé.
  • Thuốc chống nôn: Các loại thuốc chống nôn khá an toàn trong thai kỳ nhưng bạn chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.

Nếu như đã thử mọi cách mà tình trạng nôn vẫn không thuyên giảm, mẹ bầu cần phải nhập viện để điều trị đến khi cơ thể ổn định trở lại.

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, việc mẹ bầu cần làm là lên thực đơn đủ dinh dưỡng và duy trì lối sống lành mạnh mỗi ngày để ngăn chặn các cơn buồn nôn. Khi cơ thể khỏe mạnh thì không gì có thể cản trở việc mẹ gặp con ở tháng thứ 9 thai kỳ!