Chị em thường rất nhạy cảm với các thay đổi của cơ thể, nhất là các dấu hiệu mang thai sớm. Vậy buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không hay đây là triệu chứng của bệnh khác? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay nhé.
Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai?
Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Đây là một dấu hiệu mang thai sớm thường thấy với các chị em phụ nữ. Nguyên nhân là vì tử cung mở rộng. Sự thay đổi đột ngột này khiến các cơ dưới bụng bắt đầu thay đổi theo để thích ứng với môi trường mới, dẫn đến triệu chứng buồn nôn đau bụng dưới đột ngột, liên tục hoặc dữ dội.
Tuy nhiên, buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không thì chưa chắc chắn được. Bạn phải xem mình có những dấu hiệu mang thai khác không.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất: Bạn có bao nhiêu dấu hiệu trong số này?
Các dấu hiệu mang thai khác ngoài buồn nôn đau bụng dưới
Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không còn phụ thuộc vào việc bạn có những dấu hiệu mang thai đi kèm dưới đây không:
- Trễ kinh từ 7 đến 10 ngày
- Ngực và đầu ti có cảm giác căng cứng và đau nhức
- Cảm thấy mệt mỏi
- Đi tiểu nhiều hơn
- Tâm trạng bồn chồn lo lắng thất thường
- Cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn
- Buồn nôn khó chịu trong bụng
- Táo bón
- Chuột rút nhẹ
- Xì hơi nhiều
Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Nếu kèm theo các dấu hiệu trên đây, gần như bạn đã mang thai rồi. Lúc này, tốt nhất bạn hãy dùng que thử thai. Nếu que thử thai hiện 2 vạch thì bạn hãy bệnh viện để thăm khám xem có đúng mang thai không.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách dùng que thử thai và những điều cần biết để có kết quả chính xác
Khi nào buồn nôn đau bụng dưới không phải có thai?
Dù nghi ngờ buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai nhưng khi làm các kiểm tra tại bệnh viện lại cho kết quả không có thai. Vậy bạn đang gặp vấn đề gì?
1. Đau bụng cấp tính
Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Có thể bạn không có thai mà đang bị đau bụng cấp tính. Nếu bạn buồn nôn khó chịu kèm đau bụng dưới từng cơn và kéo dài, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức bởi khá nguy hiểm. Nguyên nhân có thể là do:
- Mang thai ngoài tử cung
- Viêm ống dẫn trứng
- Sảy thai
- Phình động mạch chủ bụng
- Viêm ruột thừa hoặc viêm bàng quang
- Viêm túi mật, viêm ống mật hoặc viêm tụy
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Nhiễm trùng thận (viêm bể thận), sỏi thận
- Tắc ruột, viêm tá tràng
- Táo bón
- Áp xe gan
- Viêm phúc mạc (nhiễm trùng niêm mạc bụng)
- Huyết khối mạc treo (cục máu đông trong tĩnh mạch mang máu ra khỏi ruột của bạn)
- Viêm hạch mạc treo (sưng hạch bạch huyết ở các nếp gấp của màng giữ các cơ quan trong ổ bụng)
- Đau tim, viêm màng ngoài tim (viêm mô xung quanh tim)
- Viêm phổi, viêm màng phổi (viêm màng bao quanh phổi)
2. Đau bụng mãn tính
Nếu bạn đau bụng dưới, buồn nôn khó chịu không liên tục hoặc theo đợt thì có thể bạn bị đau bụng mãn tính. Nguyên nhân cụ thể của đau bụng mãn tính thường rất khó xác định. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, xuất hiện và hết triệu chứng nhưng không nhất thiết nặng dần theo thời gian. Các tình trạng có thể gây đau bụng mãn tính bao gồm:
- Hội chứng Mittelschmerz (đau do rụng trứng)
- Lạc nội mạc tử cung
- U nang buồng trứng
- Bệnh viêm vùng chậu (PID)
- Đau thắt ngực (giảm lưu lượng máu đến tim)
- Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
- Rối loạn tiêu hóa chức năng
- Hội chứng ruột kích thích
- Loét dạ dày tá tràng
- Viêm dạ dày mãn tính
- Viêm loét đại tràng (một loại bệnh viêm ruột)
- Sỏi mật.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Thoát vị Hiatal (thoát vị khe hoành).
- Thoát vị bẹn
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Do đó, buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Chưa hẳn là có thai bởi lẽ có rất nhiều bệnh gây ra tình trạng này.
3. Đau bụng tiến triển
Đau bụng dưới buồn nôn mệt mỏi thường xuyên trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, thường đi kèm với sự phát triển của các triệu chứng khác. Bao gồm:
- Áp xe vòi trứng (túi chứa mủ trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng)
- Ung thư
- Bệnh Crohn (viêm ruột xuyên thành mãn tính từng vùng)
- Lá lách to (lách to)
- Ung thư túi mật
- Viêm gan
- Ung thư gan
- Ung thư thận
- Nhiễm độc chì
- U lympho không Hodgkin
- Ung thư tuyến tụy
- Ung thư dạ dày
- Urê huyết (do tích tụ các chất thải trong máu)
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!
Lưu ý khi buồn nôn đau bụng dưới
Khi gặp triệu chứng buồn nôn khó chịu bụng, bạn hãy xem xét các vấn đề sau:
- Bạn có tiền sử mắc bệnh có thể gây nên triệu chứng buồn nôn đau bụng dưới không?
- Bạn có đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nền nào khác không?
- Theo dõi việc đau bụng dưới buồn nôn mệt mỏi diễn ra như thế nào, trong bao lâu? Có kèm theo triệu chứng nào khác không?
- Trước đây bạn có từng bị đau bụng dưới kèm buồn nôn khó chịu tương tự chưa?
Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định một phần đáp án cho câu hỏi buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Ngoài ra, đây còn là cách giúp bạn phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm khác.
[inline_article id =252212]
Để chắc chắn buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không, bạn cần xem mình có những dấu hiệu mang thai sớm đi kèm không. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng que thử thai, đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu HCG hoặc siêu âm tử cung để chắc chắn rằng mình có mang thai hay không nhé.