Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh lợi sữa, con bú khoẻ

Một trong các món ăn vặt cho bà đẻ thường được chọn đó là các loại bánh. Nhưng bạn nên chọn các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh như thế nào? Nếu bạn đang cân nhắc giữa rất nhiều loại bánh thì hãy đọc ngay bài viết này để có thêm các gợi ý từ MarryBaby nhé.

Gợi ý các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh

Không phải loại bánh nào bạn cũng có thể ăn khi đang trong giai đoạn cho con bú. Dưới đây MarryBaby sẽ gợi ý cho bạn các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh nhé.

1. Bà đẻ ăn được bánh gì? Bánh mì ngũ cốc

Bánh gì tốt cho mẹ sau sinh? Bánh mì ngũ cốc

Thực phẩm ngũ cốc luôn là sự lựa chọn tốt cho chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngũ cốc cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, bánh mì ngũ cốc sẽ là “ứng cử viên” sáng giá trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh.

Nếu mẹ bỉm ăn bánh mì ngũ cốc thường xuyên sẽ giúp mang đến các lợi ích như:

  • Hạ huyết áp.
  • Ngăn ngừa đột quỵ.
  • Giảm nồng độ insulin.
  • Tăng mức cholesterol tốt.
  • Giảm mức cholesterol xấu.
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
  • Ngăn ngữa bệnh tim và mạch máu.
  • Tạo cảm giác no có thể giúp giảm hoặc kiểm soát cân nặng.
  • Ngăn ngừa Ung thư ruột già và trực tràng hay còn gọi là ung thư đại trực tràng.

>> Bạn có thể xem thêm: Top 5 loại ngũ cốc lợi sữa cho mẹ sau sinh phổ biến hiện nay

2. Bánh gạo lứt

Bánh gạo lứt tốt cho mẹ sau sinh

Bà đẻ ăn được bánh gì? Một gợi ý hoàn hảo cho một trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh chính là bánh gạo lứt. Bánh gạo lứt chứa nhiều Nhiều vitamin, chất xơ, dầu cám và các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong lớp cám và mầm.

Bánh gạo lứt giàu dinh dưỡng sẽ giúp mang đến cho bạn các lợi ích như:

  • Cung cấp vitamin (folate và vitamin B2, B3, B5 và B6).
  • Ngăn ngừa cơ thể khỏi các tình trạng oxy hóa khác nhau.
  • Bổ sung chất xơ giúp duy trì cân nặng một cách hợp lý nhất.
  • Giúp giảm đường huyết do thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Bổ sung khoáng chất như sắt, đồng, kẽm, phốt pho và selen cho cơ thể.
  • Cung cấp chất xơ, lignan và khoáng chất magiê giúp giảm mắc bệnh tim mạch.
  • Cung cấp Mangan để phát triển xương, co cơ, hoạt động của hệ thần kinh và chữa lành vết thương.

Ngoài các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh khi ăn vặt; bạn có thể tham khảo thêm thức uống nước gạo lứt rang lợi sữa trên MarryBaby nữa nhé.

3. Bà đẻ ăn được bánh gì? Bánh yến mạch

Bánh mì yến mạch là một trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh

Một trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh chính là bánh yến mạch. Bánh yến mạch có thành phần chính làm từ yến mạch một thực phẩm được “mệnh danh” là ngon – bổ – rẻ cho bữa ăn sáng, ăn xế và anh chính của các gia đình và cả phụ nữ đang cho con bú.

Dưới đây là lợi ích tuyệt với khi bạn thường xuyên ăn bánh và các thực phẩm từ yến mạch:

  • Bổ sung một lượng protein đáng kể cho cơ thể.
  • Cung cấp chất xơ hòa tan beta-glucan mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
  • Cung cấp một số chất xơ không hòa tan như cellulose và lignin tốt cho sức khỏe đường ruột.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu như mangan, phốt pho, magiê, sắt, kẽm, selen và một số vitamin B.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có được ăn bánh mì không? Được ăn nhưng đừng ăn nhiều nhé!

4. Bánh hạt mè

Các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh: Bánh hạt mè

Bà đẻ ăn được bánh gì? Bánh mì hạt mè chính là một trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh. Đây là một thực phẩm giàu protein và lipid. Thực phẩm này còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol, điều hòa lipid máu, bảo vệ gan và thận, bảo vệ hệ tim mạch, chống viêm, chống khối u…

Nếu bạn đã biết các loại bánh nào tốt cho mẹ sau sinh; bạn cũng có thể tham khảo thêm 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh cho mẹ bỉm trên MarryBaby nữa nhé.

Những lưu ý khi mẹ sau sinh ăn bánh

Như vậy, bạn đã biết các loại bánh nào tốt cho mẹ sau sinh rồi phải không? Mặc dù các thực phẩm trên tốt cho sức khoẻ của mẹ bỉm. Nhưng khi dùng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì: Nếu bạn chọn mua các loại bánh gợi ý tốt cho mẹ sau sinh ở ngoài tiệm thì đừng quên kiểm tra hạn sử dụng nhé. Nếu bánh đã quá hạn sử dụng thì tốt nhất bạn đừng mua kẻo ảnh hưởng sức khoẻ.
  • Không nên ăn quá nhiều: Sau khi sinh em bé, bạn sẽ cảm thấy buồn miệng mà thèm ăn vặt. Mặc dù các loại bánh trên đều tốt cho mẹ sau sinh nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn các bữa ăn chính khác.
  • Chọn cơ sở làm bánh có uy tín: Nếu bạn phải mua bánh ở ngoài thì nên cẩn thận chọn nơi uy tín để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho hai mẹ con. Vì giai đoạn cho con bú, nếu mẹ ăn uống không cẩn thận cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến con đấy bạn nhé.

[inline_article id=268647

Tóm lại, những gợi ý các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh chính là các món ăn vặt cho bà đẻ mỗi khi buồn miệng thèm ăn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn bánh quá nhiều sẽ gây ra phản ứng ngược và mất cân bằng dinh dưỡng không tốt cho sức khoẻ đâu nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mới sinh nên ăn gì? Lời khuyên vàng cho phụ nữ sau sinh

an-gi-sau-sinh2

Những cảm xúc mang thai sẽ đến ngày vỡ oà khi em bé ra đời, nhưng kèm sau đó là biết bao điều cần phải lo lắng về sức khỏe của mẹ, về việc chăm sóc bé, nhất là 40 ngày đầu sau sinh nở. Ai cũng biết rằng thực đơn và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để giúp mẹ phục hồi sức khỏe và có đủ sữa cho con bú, thế nhưng không phải chị em nào cũng rành về các thực phẩm và cách ăn uống sau sinh để có thể tự chăm sóc tốt cho mình. Mới sinh nên ăn gì? Marry Baby mang đến một số lời khuyên cho các bà đẻ, hãy cùng theo dõi nhé! 

Vì sao phải có một chế độ ăn sau sinh riêng?

Chín tháng mười ngày nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể mẹ đã bị rút đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Sau sinh, mẹ giống như rắn lột da yếu ớt hay bị viêm nhiễm, cộng với việc cho con bú càng khiến cơ thể mẹ thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng và dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm.

Nghiên cứu năm 2013 công bố trên Tạp chí Tâm thần học châu Á đã chỉ ra rằng, chứng trầm cảm sau sinh có mối liên kết với viêm. Và sự suy giảm chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng quan trọng như serotonin làm folate, vitamin D, sắt, selenium, kẽm, chất béo và axit béo bị giảm… sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Nói một cách đơn giản, dinh dưỡng có quyết định lớn tới tình trạng sức khỏe của mẹ sau sinh. Cho nên mẹ cần phải biết mới sinh nên ăn gì, ăn như thế nào để mau chóng phục hồi sức khỏe.

Năm nguyên tắc về dinh dưỡng quan trọng dưới đây có thể là một hướng dẫn tuyệt vời giúp mẹ thoát khỏi bệnh tật.

Cách bổ sung dinh dưỡng sau sinh

1. Ăn thức ăn ấm, dễ tiêu hóa

Từ khi mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ rất nhạy cảm, chỉ cần ăn một món gì đó không hợp bụng đã bị tiêu chảy hoặc táo bón. Sau khi sinh, hệ tiêu hóa vẫn chưa được phục hồi, do vậy ăn các thức ăn ấm nóng, mềm như súp và món hầm sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn và cơ thể cũng được làm ấm.

2. Ăn thực phẩm giàu collagen để hỗ trợ sửa chữa mô

Collagen là thành phần quan trọng giúp xây dựng lại các mô bị tổn thương trong quá trình sinh nở và giảm rụng tóc cho mẹ sau sinh.

Mẹ có thể tìm thấy rất nhiều các chất giúp bổ sung collagen thủy phân hoặc bột ở các cửa hàng thực phẩm tự nhiên hoặc trang web trực tuyến. Ngoài ra, mẹ có thể thêm vào thực đơn món móng giò heo vừa giúp tăng cường collagen, vừa giúp tăng tiết sữa cho con bú hoặc các loại cá da trơn như cá ba sa., lòng trắng trứng gà…

thuc-pham-giau-collagen-cho-ba-de
Bà đẻ nên bổ sung collagen để tái tạo mô.

3. Uống nhiều nước thường xuyên

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc cơ thể và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Các mẹ cho con bú cần ít nhất 10-15 ly nước (khoảng ít nhất 2 lít nước) mỗi ngày để làm dịu cơn khát và thúc đẩy quá trình sản xuất sữa. Mẹ nên biết rằng, khi tiêu thụ càng nhiều chất lỏng, cơ thể sẽ được tái tạo và phục hồi càng nhanh. Ngoài ra, nước còn làm giảm tình trạng nóng trong dẫn đến tình trạng mụn trứng cá và táo bón ở các mẹ sau sinh nữa.

4. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, chống viêm

Ngoài việc vệ sinh và ngủ nghỉ tốt sau khi khi nở thì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cũng giúp mẹ tăng cường đề kháng chống lại bệnh tật và mau chóng phục hồi sau sinh.

Một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ có thể tìm đến như các thực phẩm giàu màu sắc và cung cấp nguồn protein lành mạnh để bổ sung vào thực đơn hàng ngày như thịt bò, cà chua, táo, cà rốt… Ngoài ra, mẹ nên cung cấp thêm các chất béo và một số loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng khác như ngô, hạt mắc ca, đậu xanh, yến mạch…

Lưu ý, với các mẹ có tiền sử gia đình bị dị ứng với các loại hạt thì không nên ăn để tránh cho bé bị dị ứng sữa mẹ nhé.

5. Dùng các chất bổ sung thích hợp

Mỗi cơ thể sẽ có sự hấp thụ dinh dưỡng khác nhau. Có mẹ hấp thụ rất tốt, có mẹ hấp thụ kém nên dù ăn nhiều nhưng vẫn thiếu chất, chất lượng sữa kém nên nuôi con vất vả hơn.

Lời khuyên cho mẹ có thể trạng hấp thụ kém là nên tiếp tục bổ sung các loại vitamin chất lượng cao từng đợt để cung cấp đủ chất cho cơ thể và sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ một loại vitamin nào đó nhé.

thuc-pham-giau-protein-cho-ba-de
Bổ sung thực phẩm giàu protein cho bà bầu.

Bổ sung các thực phẩm chống viêm 

Thực phẩm chống viêm giúp có rất nhiều tác dụng với sức khỏe của mẹ sau sinh như ức chế sự giải phóng các cytokine tiền viêm, hỗ trợ vào việc chữa lành cơ thể, xây dựng lại các mô, bảo vệ sức khỏe tinh thần, sản xuất sữa mẹ giàu dinh dưỡng và khôi phục mức độ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, mẹ rất nên bổ sung các thực phẩm chống viêm vào chế độ ăn hàng ngày sau sinh. Các thực phẩm giàu chất chống viêm mẹ có thể lựa chọn như:

+ Các loại rau xanh: Súp lơ, cải bắp, rau ngót, đu đủ xanh, cà chua.

+ Trái cây và quả mọng: Việt quất, cherry, táo, lê, cam, bưởi.

+ Protein giàu chất sắt: Thịt bò, trâu, thịt cừu, bò rừng, gan và nước dùng xương.

+ Các chất béo lành mạnh: Dầu dừa, dầu bơ, dầu ô liu nguyên chất, bơ từ sữa bò. 

+ Cá béo, ít thủy ngân: Cá hồi đại dương và cá mòi.

+ Một lượng vừa phải các loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, không chứa gluten: Gạo, kê, hạt diêm mạch, yến mạch.

+ Thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh, cải thiện tiêu hóa.

+ Collagen: Có trong nước xương hầm, móng giò heo, bột collagen thủy phân từ sữa.

cai-bo-xoi-tot-cho-ba-de
Cải bó xôi tốt cho bà đẻ

+ Protein: Trong các loại thịt bò, thịt gà, cá, trứng, các loại đậu.

+ Các axit béo thiết yếu: Có trong quả óc chó, hạt chia, cá hồi Alaska đại dương, cá ngừ albacore, hạt lanh, hạt cây gai dầu và cá mòi hoặc dầu cá, dầu nhuyễn thể, dầu gan cá, dầu hạt lanh, dầu tảo. 

+ Vitamin A: Có trong gan bò, cà rốt, khoai lang, cải xoăn, cải bó xôi hoặc thuốc bổ sung vitamin A. 

+ Vitamin C: Có trong ổi, đu đủ, kiwi, cam, dâu tây, dứa, ớt chuông, bông cải xanh, bắp cải đỏ, su hào, đậu Hà Lan hoặc thuốc bổ sung vitamin C.

+ Vitamin D: Có thể để cơ thể hấp thụ ánh nắng mặt trời và thuốc bổ sung vitamin D3/K2. 

+ Các vitamin B: Có trong men dinh dưỡng, rau biển, hạt mắc ca, hạnh nhân, quả hồ trăn, đậu đen, đậu lăng, gan, ức gà tây, trứng nướng, bơ, sữa chua. 

+ Vitamin B12: Có trong gan bò, cá mòi, thịt cừu, cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên, men dinh dưỡng.

+ Sắt: Có trong thịt đỏ như thịt bò, gan và thịt cừu; rau lá xanh đậm như cải xoăn, cá thu và cải bó xôi; đậu lăng; đậu đen; sô cô la đen, thuốc bổ sung vitamin C.

+ Folate: Có trong cải bó xôi, rau xanh, gan bò, đậu mắt đen, bông cải xanh, bơ.

+ Kẽm: Có trong hạt bí ngô, thịt cừu, đậu xanh, bột ca cao, thịt bò hoặc thuốc bổ sung.

+ Iốt: Có trong các loại rau biển như cá tuyết nướng, quả nam việt quất, khoai tây, tôm hoặc thực phẩm chức năng như viên nang tảo bẹ.

rau-bien-tot-cho-ba-de
Rau biển tốt cho bà đẻ

+ Selen: Có trong trứng, hạt hướng dương, cá ngừ albacore, hạt chia hoặc vitamin tổng hợp.

+ Magiê: Có trong sô cô la đen, ngũ cốc nguyên cám, hạt điều, quả bơ… 

Chăm sóc mẹ sau sinh rất quan trọng, trong đó vấn đề ăn uống là yếu tố quyết định phần lớn tới sự phục hồi của mẹ. Mới sinh nên ăn gì? Nếu mẹ còn chưa rõ, hãy ghi nhớ các thông tin Marry Baby đã chia sẻ này nhé!

Hanako