Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả nhà cần lưu ý những gì?

Vậy chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả nhà như thế nào? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ chia sẻ một số điều cần lưu ý khi chăm sóc khỏe hậu Covid để bạn có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và những người thân yêu!

Hiểu rõ các triệu chứng hậu Covid để phát hiện và đi khám kịp thời

chăm sóc sức khỏe hậu covid

Chăm sóc sức khỏe hậu Covid trước hết đòi hỏi bạn và người thân trong gia đình phải hiểu rõ về hội chứng và các triệu chứng hậu Covid để kịp thời nhận diện. Theo Bộ Y tế, có đến 203 triệu chứng khác nhau của hậu Covid, có thể xuất hiện sau khi đã hồi phục, tồn tại dai dẳng từ đầu hoặc tái phát, trong đó những triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Các vấn đề về hô hấp và tim như khó thở, thở nông, ho kéo dài, đau ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày, ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Các vấn đề về hệ thần kinh như giảm khả năng suy nghĩ và tập trung (chứng “sương mù não”), đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, cảm giác châm chích ngoài da, thay đổi khứu giác, vị giác
  • Các triệu chứng khác như huyết học bị huyết khối, đau khớp, mẩn ngứa, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc…

Một số người khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 nghiêm trọng còn có thể bị viêm đa cơ quan như tim, phổi, thận, da, não… hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Về tinh thần, sự hoang mang do mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân cùng tác động trực tiếp của bệnh lên hệ thần kinh còn có thể khiến bạn dễ rơi vào lo âu, trầm cảm.

Do đó, khi chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả gia đình, một lưu ý quan trọng bạn cần nhớ đó là cần chú ý theo dõi các triệu chứng, đặc biệt nếu có trường hợp mắc Covid nghiêm trọng, phải nằm viện lâu ngày. Nếu bạn và người thân gặp phải các triệu chứng kể trên và các triệu chứng này không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc ngày một nghiêm trọng, nhất là với các vấn đề về hô hấp, tim mạch hoặc rối loạn tinh thần, tốt nhất nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Chăm sóc thể chất và tinh thần để tăng cường sức khỏe

chăm sóc sức khỏe hậu covid

Để việc chăm sóc sức khỏe hậu Covid đạt hiệu quả tốt nhất, bạn và các thành viên trong gia đình cũng cần chú trọng vào việc nâng cao cả sức khỏe thể chất và tinh thần bằng các biện pháp:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: Đảm bảo ăn đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm như các loại thịt cá, rau củ, trái cây. Nên bổ sung thêm trứng, sữa, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt để bữa ăn đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Nếu khẩu vị vì bệnh mà thay đổi, nên ưu tiên chọn những thức ăn mà bạn yêu thích.
  • Tập thể dục vừa phải. Bắt đầu bằng những hoạt động vừa sức như đi bộ chậm cự li ngắn, đạp xe đạp chậm, các bài khởi động toàn thân phối hợp nhịp thở. Chỉ nên tăng dần mức độ vận động ở mức phù hợp với sức khỏe.
  • Thực hiện các bài tập thở. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe hậu Covid, giúp khôi phục chức năng phổi và cơ hoành. Bạn có thể tập hít vào từ từ sâu xuống phổi nhất có thể, rồi thở ra nhẹ nhàng mỗi lần 10 nhịp, một vài lần trong ngày.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Thực hành thiền, tịnh tâm và chú ý nghỉ ngơi. Bạn nên ngủ đủ vào ban đêm và nghỉ ngơi ngắt quãng ban ngày. Bên cạnh đó, không được bỏ qua việc lắng nghe cơ thể và chia sẻ về sức khỏe, suy nghĩ và cảm xúc của mình với người thân cận để tránh tự cô lập bản thân.

Không lơ là, chủ quan bỏ qua các biện pháp phòng chống dịch

Mặc dù hiện nay tình hình dịch bệnh đã cơ bản được “khống chế”, bạn và người thân vẫn nên thường xuyên nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các biện pháp an toàn, phòng chống dịch bệnh như:

  • Mang khẩu trang nơi công cộng và giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh.
  • Đảm bảo nơi ở và làm việc thông thoáng, không khí lưu thông tốt.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc sử dụng dung dịch cồn sát khuẩn.
  • Che mũi và miệng khi hắt hơi, bỏ khăn giấy đã sử dụng đúng nơi quy định và rửa tay sạch.
  • Hạn chế đến nơi đông người, đặc biệt nếu bản thân cảm thấy không khỏe.
  • Tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch là một cách để bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và các thành viên trong gia đình, bởi điều này có thể giúp giảm nguy cơ tái nhiễm. Ngoài ra, nó cũng góp phần bảo vệ cả cộng đồng trước các làn sóng lây nhiễm và việc xuất hiện của các biến thể mới.

Thường xuyên thăm khám, tầm soát các vấn đề sức khỏe

chăm sóc sức khỏe hậu covid

Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả gia đình đó là cần duy trì việc khám sức khỏe định kỳ để thăm khám, tầm soát nhằm phát hiện kịp thời bất thường. Thực tế, các triệu chứng hậu Covid thường dễ gây nhầm lẫn và bạn có thể sẽ khó xác định chính xác đâu là di chứng hậu Covid, đâu là một chứng bệnh mới hình thành một cách độc lập. Do đó, để phòng ngừa những tác động lâu dài của tình trạng hậu Covid nói riêng và bệnh tật nói chung, bạn và gia đình nên duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường.

Thế nhưng, với nhiều gia đình, việc đi khám định kỳ hiện vẫn chưa được chú trọng, trong đó lý do thường gặp nhất được nhiều người chia sẻ là tình hình tài chính không ổn định. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này, bạn có thể cân nhắc trang bị bảo hiểm sức khỏe cho từng thành viên. Việc tham gia bảo hiểm sức khỏe có thể giúp hỗ trợ bạn về gánh nặng tài chính cho những lần khám sức khỏe định kỳ. Không những vậy, các gói bảo hiểm sức khỏe hiện còn có mạng lưới liên kết rộng khắp trong và ngoài nước nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn một cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhất. Ngoài ra, trong trường hợp, bạn hoặc các thành viên trong gia đình bị ốm nặng, bảo hiểm sức khỏe cũng sẽ phần nào giúp bạn san sẻ bớt nỗi lo về chi phí điều trị, từ đó bạn và gia đình có thể an tâm hơn.

Hiện trên thị trường còn rất nhiều chương hình bảo hiểm sức khỏe khác nhau với điều khoản linh hoạt. Tuy nhiên, khi chọn mua, bạn vẫn nên ưu tiên các sản phẩm các các công ty bảo hiểm uy tín, có liên kết với hệ thống rộng rãi các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, đa khoa trong và ngoài nước. Đặc biệt, hiện một số chương trình bảo hiểm còn mang đến nhiều quyền lợi đặc biệt như:

  • Không yêu cầu khám sức khỏe trước khi mua bảo hiểm
  • Chương trình bảo hiểm linh hoạt tùy theo sự lựa chọn
  • Tùy ý lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh
  • Dịch vụ bảo lãnh thanh toán viện phí rộng khắp 24/7
  • Nhận bảo hiểm cho trẻ từ 15 ngày tuổi trở lên.
  • Ưu đãi phí khi tham gia cho cả gia đình (bố, mẹ và con cái).

Chăm sóc sức khỏe hậu Covid có thể là một thử thách lớn vì những kiến thức hiện có xung quanh hội chứng mới mẻ này vẫn đang được cập nhật từng ngày. Với những thông tin cơ bản về chăm sóc sức khỏe hậu Covid trên đây, Marry Baby hy vọng giúp bạn đọc thêm chủ động và tự tin hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không và cách khắc phục

Vậy, triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ là gì? Và hậu COVID-19 ở trẻ em có nguy hiểm không? Tất cả những điều này sẽ được MarryBaby giải đáp cặn kẽ trong bài viết này. Ba mẹ cùng tham khảo để hiểu và biết cách phòng ngừa cho các con nhé.

Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); hậu COVID-19 ở trẻ em là tình trạng gồm các triệu chứng (cả về thể chất và tinh thần) xảy ra trong hoặc sau khi trẻ bị nhiễm COVID-19. Các triệu chứng này thường kéo dài trong vòng 3 tháng; tồn tại ít nhất 2 tháng và không giải thích được bằng các chẩn đoán thay thế.

Cũng theo WHO cho rằng, những tác hại của COVID-19 ảnh hưởng đến con người lâu dài thế nào vẫn chưa có các nghiên cứu rõ ràng. Vì thế, các chuyên gia cần có thêm thời gian nghiên cứu thêm để có các dự đoán chính xác về các triệu chứng hậu COVID-19.

WHO cũng cho biết, hậu COVID-19 có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào; kể cả những trẻ mắc COVID-19 không có triệu chứng. Các triệu chứng của tình trạng hậu COVID-19 có thể bắt đầu từ ngày đầu tiên khi nhiễm COVID-19 rồi tồn tại kéo dài; hoặc có thể xuất hiện ở giai đoạn sau phục hồi. Các triệu chứng này có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng một số ít trẻ em bị mắc hội chứng viêm đa hệ thống có thể sẽ nghiêm trọng hơn và cần phải điều trị, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP).

>> Bạn có thể quan tâm đến Trẻ em nhiễm COVID-19 có triệu chứng gì? Ba mẹ không nên bỏ qua!

Các triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em có thể bao gồm các vấn đề sau:

1. Vấn đề về hô hấp

Khi trẻ bị nhiễm COVID-19 thường sẽ ảnh hưởng đến phổi nhiều nhất. Vì thế các triệu chứng hậu COVID-19 về hô hấp kéo dài khá phổ biến. Các triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ gồm ho, đau ngực, khó thở. Các triệu chứng này có thể kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn.

Trẻ em từ 6 tuổi trở lên có các triệu chứng này cần xét nghiệm chức năng phổi. Với những trẻ có vấn đề về hô hấp cũng phải cần kiểm tra tim để loại trừ các biến chứng về đông máu.

2. Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ: Vấn đề về tim mạch

Viêm cơ tim cũng là một trong những các triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em. Các biểu hiện bao gồm đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều và mệt mỏi. Trẻ em và thanh thiếu niên có các triệu chứng trung bình hoặc nghiêm trọng trong vòng 6 tháng sau hồi phục cần được kiểm tra tim cẩn thận trước khi quay lại nhịp sống cũ.

bệnh hậu covid-19

3. Vị giác và thính giác

Cứ 4 trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi thì có 1 người bị COVID-19 thay đổi khứu giác và vị giác. Điều này có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen ăn uống và tâm trạng của bệnh nhân. Một điều đáng mừng là biến chứng sau COVID-19 ở trẻ này thường biến mất sau vài tuần.

4. Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ: Vấn đề về thần kinh

Triệu chứng hậu COVID-19 cấp tính có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh; thậm chí có thể gây đột quỵ hoặc viêm não (sưng não). Trẻ em đã bị COVID-19 có thể trải qua những thay đổi nhỏ về sự chú ý; ngôn ngữ; vận động và tâm trạng. Do đó, ba mẹ cần lưu ý kỹ đến học tập, phát triển của trẻ sau khi con đã khỏi bệnh.

5. Mệt mỏi về tinh thần

Đãng trí hơn; giảm khả năng chú ý; học tập khó khăn hơn; đọc chậm hơn; đọc ngắt quãng; đọc lặp lại nhiều lần; khả năng viết chậm hơn… có thể là các tác hại của COVID-19  ở trẻ em sau khi khỏi bệnh có thể gặp. Nếu trẻ căng thẳng, ngủ không đủ giấc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.

Điều đáng nói là trẻ ít khi nhận ra bất thường ở cơ thể mình để nói cho phụ huynh biết. Vì vậy, ba mẹ nên cố gắng quan sát, trò chuyện và trao đổi với con để bé cảm thấy an tâm hơn khi chia sẻ các điểm “khác lạ” ở bản thân sau khi điều trị COVID-19.

[inline_article id=292342]

6. Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ: Mệt mỏi về thể chất

Trẻ đã bị mắc COVID-19 có thể dễ mệt mỏi và sức chịu đựng khi hoạt động kém hơn; ngay cả khi không có các tổn thương về tim mạch hoặc hô hấp do virus gây ra. Kể cả người lớn cũng dễ gặp phải tình trạng này. Tùy vào mỗi trẻ mà triệu chứng sẽ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng trước khi tình hình trở nên khá hơn.

7. Đau đầu cũng là một trong những triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ

Đau đầu là một trong những tác hại của COVID-19 ở trẻ em phổ biến trong và sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, phụ huynh hãy nhắc nhở trẻ ngủ đủ giấc; uống nhiều nước; ăn uống lành mạnh và hạn chế căng thẳng để giảm bớt các triệu chứng này.

8. Sức khỏe tâm thần và hành vi

COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ đang mắc các rối loạn về tâm thần hoặc hành vi. Điều này xuất phát từ tình hình bé mặc COVID-19 phải nhập viện, cách ly, nghỉ học… Những trẻ rơi vào tình trạng này có thể làm cho các triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ trầm trọng hơn.

các triệu chứng hậu covid

9. Hội chứng viêm đa hệ cơ quan ở trẻ em (MIS-C)

Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng; và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ này thường xảy ra từ 2 đến 6 tuần sau khi nhiễm bệnh. Do nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan tiêu hóa… có thể bị tổn thương.

10. Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Đi tiểu thường xuyên; hay khát nước; nhanh đói; giảm cân; mệt mỏi; buồn nôn… cũng là một trong những tác hại của COVID-19 ở trẻ.

Cách khắc phục triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO); cách tốt nhất để khắc phục biến chứng sau COVID-19 ở trẻ là ngăn ngừa sự lây nhiễm của dịch bệnh.

Trước tình hình F0 tại trường học gia tăng như hiện nay, các cách để ba mẹ cũng có thể chủ động phòng ngừa COVID-19 cho trẻ là:

  • Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ (từ 12 tuổi trở lên) càng sớm càng tốt. Nếu con vẫn chưa được tiêm chủng, hãy bảo vệ và giúp con tránh tiếp xúc nơi đông người.
  • Đeo khẩu trang che mũi và miệng.
  • Giữ khoảng cách 2m với người khác ở nơi đông người, nơi công cộng.
  • Tránh tiếp xúc nơi đông người và sinh hoạt trong không gian kém thông thoáng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước. Hoặc sử dụng nước rửa tay nếu không có xà phòng và nước.

Trong trường hợp bé đã nhiễm COVID-19, để sớm phát hiện triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ, ba mẹ nên:

  • Quan sát con nhiều hơn để sớm phát hiện các biểu hiện lạ ở con
  • Trao đổi một cách cởi mở để con có thể nói lên những cảm giác “không giống trước đây” trong cơ thể, cảm xúc của mình (áp dụng đối với trẻ lớn)
  • Kiểm tra tổng quát hậu COVID-19 cho con tại cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy

Hy vọng với các thông tin về triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em, MarryBaby có thể giúp ích cho các phụ huynh trong việc bảo về và chăm sóc con em trước tình hình dịch COVID-19 đang lây lan mạnh. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm các kiến thức về sức khỏe cho cả gia đình nhé!