Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà phòng bách bệnh các bà nội trợ không nên bỏ qua

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

Tỏi đen đã được khoa học chứng minh có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhất là những người mắc bệnh liên quan đến tim mạch, mỡ máu và ung thư. Từ vài năm trước, tỏi đen được nhắc đến như một “thần dược” trên thị trường với giá khá đắt đỏ, khoảng vài triệu đồng một kg. Điều này khiến nhiều chị em muốn dùng tỏi đen cũng phải e dè vì kinh phí eo hẹp.

Tuy nhiên, tỏi đen không phải là một sản phẩm chỉ có thể sản xuất bằng dây chuyền công nghiệp mà bạn hoàn toàn có thể tự làm thủ công tại nhà với chất lượng không hề thua kém các sản phẩm được bán trên thị trường. Một trong những cách làm tỏi đen thủ công tuyệt vời nhất mà bạn thử đó chính là cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà. 

Hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà

Đây chính là cách làm tỏi đen của người Nhật. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

1. Chuẩn bị

  • Chọn loại tỏi cô đơn để thu được nhiều phần nhân hơn
  • Bia
  • Giấy bạc
  • Nồi cơm điện

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Bạn nên chọn loại tỏi cô đơn để sau khi ủ thu được nhiều nhân hơn

2. Cách làm tỏi đen bằng bia từ nồi cơm điện 

♦ Ngâm tỏi 

  • Tỏi để nguyên vỏ đem ngâm với bia khoảng 2 giờ đồng hồ. Chú ý bia phải ngập hết tỏi và ngâm theo t lệ 1kg tỏi/1 lon bia.
  • Cứ 5 phút lại đảo tỏi 1 lần cho bia ngấm đều vào tỏi.

♦ Bọc tỏi 

  • Sau khi vớt tỏi ra khỏi bia, bạn phải bọc ngay tỏi vào giấy bạc.
  • Chú ý, bạn phải bọc thật kỹ, không để hở tỏi thì việc lên men mới đảm bảo.

Tại sao phải bọc tỏi bằng giấy bạc mà không phải là túi ni lông hoặc nguyên liệu khác? Lý do là giấy bạc có tính cách nhiệt tốt nên sẽ giúp bảo vệ việc lên men tỏi khỏi nhiệt độ của nồi. Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

♦ Ủ tỏi

  • Sau khi đã bọc kín tỏi bằng giấy bạc, bạn đặt tỏi vào trong nồi cơm điện, đậy nắp nồi lại và bật chế độ warm (chế độ ấm).
  • Bạn ủ tỏi trong nồi cơm điện trong khoảng 2 tuần thì lấy tỏi ra đem phơi cho ráo rồi cho vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

♦ Mẹo nhỏ

  • Bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kín nắp nồi để ngăn không cho không khí và vi khuẩn bên ngoài thâm nhập vào nhé. Điều này sẽ giúp tỏi lên men tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ nấm mốc.
  • Vài ngày bạn có thể kiểm tra tỏi một lần, mỗi lần chỉ nên kiểm tra vài phút rồi lại ủ lại như cũ. Việc này để bạn có thể biết được tỏi có lên men được đúng cách không, có bị hỏng không.
  • Tỏi đen đạt chuẩn là có màu đen đều, vị hơi chua ngọt, không còn nồng như tỏi sống.

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Sau 2 tuần ủ bằng nồi cơm điện, bạn sẽ thu được thành phẩm tỏi đen đậm vị nhưng mùi không còn hăng như tỏi sống

Ngoài cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà thì bạn có thể thực hiện cách làm tỏi đen bằng nồi áp suất điện, cách làm tỏi đen bằng máy với các bước tương tự. Có nghĩa là bạn chỉ cần thay nồi cơm điện bằng nồi áp suất hoặc máy để ủ tỏi, các thứ còn lại thì cả 3 cách giống hệt nhau.

Hướng dẫn cách ăn tỏi đen tốt nhất cho sức khỏe 

Tỏi đen chứa protein, lipid, carbohydrate, 19 loại axit amin, fructose, hoạt chất S-Allyl-cysteine (SAC), đường, polyphenol và sallylcysteine có lợi cho sức khỏe, chống lại quá trình lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các bệnh về tim mạch, gan, mỡ máu. 

Đặc biệt hai chất polyphenol và sallylcysteine đã được khoa học chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư. 

Tuy nhiên, không phải tỏi đen đều tốt cho tất cả mọi người, vì vậy bạn cần biết những ai nên ăn và không nên ăn tỏi đen để sử dụng thảo dược này đúng cách nhé.

[inline_article id=236637]

1. Những người nên ăn tỏi đen 

Những người nên ăn tỏi đen bao gồm: 

  • Suy nhược cơ thể
  • Mắc bệnh tim mạch
  • Tiểu đường
  • Mỡ máu
  • Gan
  • Ung thư
  • Ngoài ra, những người có sức khỏe bình thường cũng có thể ăn tỏi đen để nâng cao sức đề kháng.

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Tỏi đen tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

2. Những người không nên ăn tỏi đen 

Những trường hợp sau không nên ăn tỏi đen: 

  • Dị ứng tỏi
  • Đang dùng thuốc chống đông máu
  • Đang bị tiêu chảy
  • Huyết áp thấp
  • Mắc các bệnh về mắt
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Đau dạ dày
  • Phụ nữ mang thai

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Phụ nữ mang thai không nên ăn tỏi đen

3. Hướng dẫn ăn tỏi đen đúng cách

  • Người từ 50 tuổi trở xuống chỉ nên ăn 3-5 tép tỏi đen/ngày.
  • Người từ 50 tuổi trở lên chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi đen/ngày.
  • Ăn tỏi đen vào lúc nào? Bạn nên ăn trước bữa ăn 30 phút, vì đây là thời điểm cơ thể hấp thụ được dưỡng chất tốt nhất từ tỏi đen.
  • Bạn không nên ăn tỏi đen trước khi đi ngủ vì các hoạt chất trong tỏi sẽ khiến đầu óc hưng phấn làm bạn khó ngủ.

    Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện
    Tỏi đen tốt nhưng bạn không nên ăn quá 5 tép mỗi ngày

Công dụng của tỏi đen rất tuyệt vời nhưng giá cả thì khá đắt đỏ. Vì vậy, chị em hãy học cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà đơn giản để bồi bổ cho gia đình nhé. 

Hanako

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng và cách tắm an toàn không phải ai cũng biết

Mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng? Chuyện vệ sinh cơ thể tưởng chừng như sinh hoạt bình thường hằng ngày, không có gì quan trọng nhưng phụ nữ mang thai lại cần chú ý vấn đề này nhiều hơn để chăm sóc mẹ bầu tốt nhất và không gây hại cho bé. Vậy mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng không? Tắm như thế nào để an toàn?

Mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng

Mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy, bạn sẽ có cảm giác khó chịu vì mồ hôi sau một đêm dài. Thông thường, nhiều người có thói quen tắm sáng để làm sạch cơ thể và tạo tinh thần sảng khoái cho một ngày làm việc mới. Vậy riêng mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng?

Chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo: Trong việc chăm sóc mẹ bầu, tốt nhất phụ nữ mang thai nên hạn chế tắm sáng, đặc biệt là khi vừa thức dậy với cái bụng trống rỗng. Thời điểm này tuần hoàn máu vẫn chưa đạt đến mức bình thường cần thiết, nếu gặp kích thích của nước nóng rất dễ khiến tuần hoàn máu tăng nhanh đột ngột, làm tăng nguy cơ thiếu oxy trong tử cung, bất lợi cho thai nhi.

Bên cạnh đó, một số chi tiết nhỏ vào sáng sớm mà mẹ bầu cũng nên chú ý, điển hình như đặt chuông báo thức quá lớn. Cho dù bản thân bạn có thể quen với âm thanh lớn này nhưng sự kích thích “réo rắt” đến tai có thể làm thai nhi hoảng sợ. Nếu bạn cần thức dậy đúng giờ thì nên chọn loại nhạc chuông êm dịu và chỉnh âm lượng vừa phải, như thế còn có lợi cho sự phát triển của em bé.

Ngoài ra, một thói quen mà nhiều người mắc phải đó là hễ vừa mở mắt thức giấc là bật dậy ngay, mẹ bầu nên tránh tình trạng này. Khi bạn nằm quá lâu mà đột ngột đứng dậy sẽ khiến đầu óc choáng váng do não bộ tạm thời bị thiếu máu. Tốt nhất mẹ bầu nên nán lại giường khoảng 15 phút thực hiện vài động tác co duỗi cơ thể. Cách này vừa làm thông máu huyết, vừa giảm chứng tê tay chân và không làm động đến thai nhi.

Mẹ bầu nên tắm đứng hay ngồi là tốt nhất?

Mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng

Đã làm rõ vấn đề mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng hay không thì tư thế khi tắm cũng là yếu tố quan trọng cần lưu ý. Phụ nữ thường thích cảm giác ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn không nên tắm bồn quá thường xuyên. Trong tình huống bình thường đã vậy thì khi mang thai, mẹ bầu càng nên hạn chế sở thích này, thay vào đó nên đứng tắm với vòi hoa sen chẳng hạn.

Âm đạo của phái nữ luôn duy trì một mức độ axit nhất định và có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng sinh lý này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với lượng estrogen và hormone sinh sản tiết ra ở buồng trứng.

Khi có thai, lượng hormone sinh sản được sinh ra sẽ có xu hướng cao hơn estrogen, do đó mật độ các tế bào ở âm đạo bị bong tróc cũng tăng lên, môi trường axit giảm xuống, làm hạn chế tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vốn có. Khi bạn ngồi trong bồn tắm, các thành phần chất bẩn hoặc có hại dễ tiến vào âm đạo trong khi sức đề kháng ở đây đang giảm, dẫn đến mẹ bầu dễ bị viêm tử cung, viêm phần phụ, thậm chí là sinh non.

Chính vì vậy, trong việc trả lời câu hỏi mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng, bạn cũng nên chú ý về tư thế và môi trường xung quanh. Vì mẹ bầu đứng tắm thường xuyên, bạn nên thiết kế thêm tay vịn chắc chắn trong phòng tắm để đề phòng trơn trượt. Đến những tháng cuối thai kỳ, do bụng đã khá to nên mỗi hành động của mẹ bầu cũng trở nên bất tiện hơn và khó giữ thăng bằng lâu. Lúc này, bạn có thể ngồi trên ghế tựa để tắm.

Với một số người do thể chất đặc biệt yếu thì thỉnh thoảng có thể ngồi bồn tắm nhưng chú ý làm sạch nguồn nước và không ngâm mình quá lâu. Ngoài ra, khi tắm bằng vòi hoa sen, mẹ bầu không nên để tia nước nóng bắn trực tiếp vào vùng bụng gây bất lợi cho thai nhi.

Đảm bảo các yếu tố khi tắm để chăm sóc mẹ bầu an toàn

1. Nhiệt độ nước nên kiểm soát ở khoảng 27-37ºC

Trong trường hợp sức khỏe của mẹ bầu ổn định, thông thường nhiệt độ nước tắm nên dưới 38ºC là hợp lý. Nước quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi do tình trạng bị thiếu oxy, hậu quả nghiêm trọng còn có thể gây ngạt trong tử cung.

2. Thời gian tắm khoảng 15-20 phút là lý tưởng nhất

Mẹ bầu không nên tắm quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi

Cho dù bạn là người ưa sạch sẽ và có thói quen tắm lâu thì khi có em bé bạn cũng nên thay đổi. Việc tắm lâu có thể không tốt trong việc chăm sóc mẹ bầu, khiến mẹ bầu dễ xuất hiện các triệu chứng bất lợi như chóng mặt, hoa mắt, mất sức, tức ngực… Nguyên nhân chủ yếu là do không khí trong nhà tắm sẽ bị giảm dần, nhiệt độ tăng lên, oxy không đủ, thêm kích thích của nước nóng làm các mạch máu ở lỗ chân lông giãn nở. Không chỉ mẹ bị khó chịu mà thai nhi cũng bị thiếu oxy và tăng nhịp tim thai.

3. Mỗi ngày tắm một lần là thỏa đáng trong việc chăm sóc mẹ bầu

Như ở trên đã làm rõ vấn đề mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng hay không, câu trả lời là bạn có thể tắm sáng nhưng không nên tắm ngay lúc mới thức dậy. Tuy thế, bạn chỉ nên duy trì tần suất tắm 1 lần/ngày là tương đối ổn. Mặc dù vậy, con số này còn phải căn cứ vào thời tiết và tình trạng sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.

Ví dụ khí hậu nóng bức thì mẹ bầu có thể tắm 2 lần/ngày, đương nhiên vẫn tránh tắm khi vừa ngủ dậy sáng sớm. Còn vào mùa lạnh thì không nhất thiết tắm hằng ngày, chỉ cần đảm bảo lau người sạch sẽ và không gây khó chịu là được.

4. Vệ sinh các vùng nhạy cảm ở mẹ bầu

Vùng cổ và sau tai thường dễ tích tụ chất bẩn, nhưng nếu bạn dùng sức chà xát mạnh sẽ làm tổn thương biểu bì và niêm mạc gây nhiễm khuẩn. Mẹ bầu nên dùng ngón tay nhẹ nhàng làm sạch khi tắm là được.

Tiếp đến là tắm rửa ở vùng ngực, tốt nhất bạn nên dùng một tay đỡ phía dưới ngực, tay kia thực hiện động tác massage theo chiều kim đồng hồ, đặc biệt không được kéo đầu nhũ hoa hay chà quá mạnh.

Tuyến mồ hôi ở dưới nách rất dồi dào nhưng bạn không nên dùng nước quá nóng xịt trực tiếp vào, cũng không dùng khăn bông dùng sức làm sạch. Phương pháp hợp lý nhất là nhấc cánh tay lên, dùng nước ấm để vệ sinh vùng nách.

Rốn cũng là vị trí dễ bẩn thường không được chú ý nhiều, mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng vào sữa tắm, nhẹ nhàng bôi vào rốn để làm mềm và lấy đi các chất bẩn bám ở đây, sau đó dùng nước rửa sạch nhẹ nhàng. Đó cũng là cách vệ sinh, chăm sóc mẹ bầu an toàn.

[inline_article id=69692]

Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý vấn đề vệ sinh vùng kín để tránh bị viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa. Nếu môi trường ở âm đạo vẫn ổn định và không có bệnh tật thì không cần thiết dùng dung dịch tẩy rửa nào, chỉ cần dùng nước ấm làm sạch mỗi ngày là được.

Nếu có tình trạng viêm nhiễm, mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám, xét nghiệm và sử dụng thuốc, dung dịch vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Lê Phương