Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 12 tháng từ A đến Z

Mẹ hãy tham khảo ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh 12 tháng đầu đời từ A đến Z theo lời khuyên của Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Thị Minh Thư, hiện đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0 đến 3 tháng tuổi từ a đến z

Giai đoạn 3 tháng đầu, trẻ cần trải qua nhiều sự thay đổi môi trường sống. Do đó, bé sẽ cần rất nhiều sự thích ứng, làm quen với môi trường mới.

Bé sẽ rất hay khóc, vì đây là cách giao tiếp duy nhất với cha mẹ; con có thể khóc vì đói, vì buồn vệ sinh, vì khó chịu, vì cần vỗ về… Trẻ sơ sinh giai đoạn này sẽ ngủ nhiều trong ngày để hoàn thiện sự phát triển của các cơ quan; thời gian thức và thực hiện kỹ năng hầu như rất ít. Trẻ cần ăn ít nhất 8 cữ sữa mẹ trong ngày; hoặc 6 cữ sữa/ngày nếu là sữa công thức.

cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh 0 đến 3 tháng tuổi đúng cách từ a đến z là điều cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi từ a đến z

  • Tiếp xúc da kề da hay phương pháp Kangaroo: Việc ôm ấp vỗ về, chạm vào da sẽ khiến trẻ sơ sinh cảm thấy được yêu thương, an ủi; tạo cảm giác an toàn như bé đã quen trong bụng mẹ.
  • Để trẻ ngủ theo nhu cầu: Đừng ép bé ngủ hoặc đánh thức trẻ sơ sinh quá nhiều lần. Giấc ngủ có chất lượng sẽ giúp trẻ sơ sinh tăng trưởng tốt. Hãy đảm bảo an toàn (không để mền, gối, khăn, hay đồ vật có thể gây nguy hiểm hay ngạt thở cho trẻ); bố trí nơi ngủ thông thoáng, mát mẻ và không gian yên tĩnh cho bé.
  • Tiêm chủng đúng lịch: Tiêm mũi phòng lao và viêm gan B càng sớm càng tốt ngày sau sinh.
  • Các lần bú sữa không nên cách nhau quá 4h: Tránh để trẻ ngủ quá lâu vì có thể gây hạ đường huyết sơ sinh; do bé chưa có đủ khả năng tích trữ năng lượng lâu.
  • Massage cho bé: Đây là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z được bé ưa chuộng. Mẹ hãy xoa bóp nhẹ nhàng các cơ và mô phỏng động tác đạp xe để xây dựng kỹ năng vận động cho bé. Việc massage bụng và đạp xe chân còn giúp giảm đầy hơi chướng bụng, giúp bé ngủ ngon sâu giấc hơn.
  • Tương tác với con: Một trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z quan trọng đó là nói chuyện và chơi với bé thường xuyên; để giúp phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ sơ sinh.
  • Không dùng gối: Bé sẽ phù hợp với tư thế nằm trung tính. Nghĩa điểm chạm của đầu và lưng, mông là trên cùng đường thẳng. Việc sử dụng gối có thể khiến bé tổn thương vùng cột sống cổ; thay vào đó hãy dùng chiếc khăn xô mềm lót cho bé.
  • Giữ vệ sinh khi tiếp xúc bé: Cơ thể bé sơ sinh vô cùng non nớt và dễ bị xâm nhập của các tác nhân nhiễm khuẩn môi trường; vì vậy hãy vệ sinh tay trước khi bế bé hoặc cho bé bú.
  • Tập vận động hỗ trợ đầu bé: Tập cho bé nằm sấp giữ cổ khi bé 3 tháng tuổi; lúc này con đã cứng cáp hơn; cha mẹ sẽ ngồi ở vị trí bằng phẳng thoải mái và thực hiện động tác này, co nhẹ đầu gối và lấy đùi làm điểm tựa cho cổ và lưng bé.
  • Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ: Không cho con tiêu thụ bất cứ loại nước nào; thậm chí là nước lọc hay sữa bò,.. Vì trong sữa mẹ đã có đủ nước và chất dinh dưỡng cho bé. Việc cho bé uống những thứ nước trên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
  • Kích thích kỹ năng cầm nắm: Mẹ có thể chọn những vật vừa tay bé; không quá nhỏ, sạch sẽ, màu sặc sỡ để kích thích sự hứng thú của con; đặt bé tư thế ngửa hoặc sấp để con nỗ lực vươn tay lấy món đồ. Với tư thế sấp con sẽ được kích thích vận động toàn thân và rèn luyện sức khoẻ.

Em bé sơ sinh của cả nhà đang trong thời điểm non nớt cần cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z đặc biệt nhất. Vì vậy, mẹ hãy yêu thương và chăm sóc đúng cách để con mau lớn vượt qua giai đoạn này. Hãy thường xuyên theo dõi sự phát triển của trẻ để kịp xử lý khi con có những biểu hiện bất thường. Và đừng quên, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với khả năng tăng trưởng khác nhau. Đừng tạo áp lực cân nặng của những đứa trẻ khác lên con mình.

Chăm sóc trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn con tăng cân và phát triển chiều cao một cách vượt trội. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4-6 tháng từ a đến z đó là đảm bảo cho bé ăn từ 6 cữ cách nhau 2.5 – 3 giờ/ngày; dạ dày bé đã to hơn so với 3 tháng đầu; lượng sữa dao động từ 120 – 180ml mỗi cữ. Thời điểm này trẻ sơ sinh cũng sẽ phát triển các kỹ năng vận động nhiều hơn.

Ngoài ra, bé đã có sự thay đổi rõ rệt về cách bộc lộ cảm xúc; trẻ sơ sinh đã bắt đầu phát tín hiệu với những sắc thái khác nhau để biểu đạt nhu cầu của mình cho cha mẹ hiểu. Bé biết cười khóc có ý thức; bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm gương mặt.

Chăm sóc trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi
Biết cách chăm sóc trẻ từ 4 đến 6 tháng từ a đến z sẽ giúp bé đạt cột mốc phát triển thiết yếu.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4-6 tháng từ a đến z

  • Giấc ngủ: Bé đã có thể ngủ liên tục 6 tiếng vào ban đêm; ngủ sâu và không tỉnh nhiều giữa chừng; cha mẹ không nên lo bé đói mà đánh thức bé dậy. Cách chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh từ a đến z: cho bé nghe nhạc nhẹ trước khi vào giấc; đồng thời bật đèn nhẹ để bé đỡ sợ; giúp bé nhận biết ngày đêm. Hãy dỗ trẻ sơ sinh khi bé thức giấc giữa chừng.
  • Cách chăm sóc dinh dưỡng trẻ sơ sinh 4-6 tháng từ a đến z: Nhu cầu chính vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức; nếu bé hứng thú có thể tập làm quen với thức ăn rắn với một lượng ít. Việc tập ăn dặm cho bé tốt nhất khi tròn 6 tháng. Nếu lúc này bé đã có thể ngồi vững; mẹ tập hình thành nếp sinh hoạt cho bé ngồi vào bàn ăn dặm khi đến bữa ăn.
  • Tập ngồi hỗ trợ cho bé và bế đứng: Mẹ có thể tập bé ngồi có hỗ trợ, với tần suất tăng dần thời gian. Việc tập ngồi và bế đứng sẽ giúp bé cứng cáp; và có thể ngồi lúc 6 tháng. Ngoài ra, để giúp cơ lưng và cổ, cánh tay con khoẻ hơn; hãy cho bé nằm sấp 10 – 15 phút mỗi ngày; việc này còn giúp rèn luyện khả năng ngẩng đầu và nhìn vật ở xa.
  • Mọc răng: Bé có thể chuẩn bị mọc sẽ có thể chảy nước dãi, có xu hướng nếm thử mọi thứ xung quanh. Do lợi trẻ bị kích thích nên bé khá thích cắn mọi thứ để giải toả. Cha mẹ hãy để đồ vật nhỏ tránh xa bé và thay vào đó cho bé chơi đồ gặm nướu để tránh gây tổn thương lợi.
  • Ngăn ngừa hăm tã: Chất thải của bé tăng lên theo độ tăng trưởng của cơ thể và do ăn nhiều hơn; vì vậy bé cần thay tã bỉm thường xuyên hơn. Tình trạng dùng bỉm lâu sẽ có thể gây hăm tã và viêm da. Để ngăn ngừa; cha mẹ nên vệ sinh thường xuyên với nước sạch; thấm khô nhẹ nhàng không nên dùng khăn lau mạnh gây cọ xát; và khi quấn tã hãy để hơi lỏng; dùng loại có thoáng khí cho bé dễ chịu.
  • Đảm bảo không gian vận động, đặt đồ chơi ngoài tầm với: Bé đang phát triển không ngừng; đặc biệt là kỹ năng vận động; cha mẹ hãy đảm bảo xung quanh con không có các bề mặt nhiều góc cạnh, sắc nhọn,…
  • Tập thói quen kể truyện, hát trước khi ngủ hoặc cùng xem sách có màu sặc sỡ: Điều này giúp phát triển kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và kích thích tư duy; rèn luyện thị giác và thính giác của bé. Bé 5 tháng đã biết thưởng thức âm nhạc, mẹ hãy hát hoặc mở nhạc; đọc thơ truyền cảm, ngân nga giai điệu yêu thích,… cho con nghe thường xuyên để con học và bắt chước theo.
  • Cho trẻ sơ sinh gặp gỡ những người bạn mới: giúp bé tự tin, hoạt bát, kích thích sự tò mò và khám phá thế giới. Điều này rất hữu ích giúp phát triển nhận thức và cải thiện các kỹ năng xã hội.

Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh sẽ đạt được những kỹ năng và phản xạ cơ bản tương ứng với từng mốc phát triển và đặc điểm độ tuổi. Cha mẹ cần có kiến thức nhất định để có cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z tốt nhất.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 7 đến 9 tháng tuổi từ a đến z

Khi được 7 tháng tuổi, bé có thể sẽ mọc răng và có nhu cầu ăn dặm rõ rệt. Giai đoạn này, cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z vẫn cần duy trì 2 giấc ngủ vào ban ngày, ban đêm. Trẻ có thể vẫn thức 1-2 lần; nhưng sẽ ngủ lại nếu được mẹ dỗ.

Trẻ cũng có cơ thể khá cứng cáp và khoẻ mạnh về mặt thể chất. Bé đã bộc lộ nhiều cảm xúc trong các hành động giao tiếp. Bé biết phản kháng lại khi không muốn ngủ; tỏ ra ồn ào và biểu lộ cảm xúc rõ rệt khi không hài lòng. Bé sẽ thể hiện sự hứng thú bằng nụ cười, động tác tay chân. Bé vui vẻ nhận ra gương mặt những người thân quen; và lo lắng, sợ hãi khi gặp người lạ.

Bé tiếp tục là “nhà thám hiểm tí hon”, tò mò và muốn khám phá mọi thứ quanh mình; bé đã có thể ngồi một mình tự chơi đùa điều khiển cơ thể khéo léo. Bé thích hóng chuyện, chăm chú quan sát biểu cảm gương mặt người đối diện, thích chơi ú oà, thích nghe mẹ kể truyện, thủ thỉ.

"<yoastmark

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 7-9 tháng từ a đến z

  • Xây dựng nguyên tắc ăn dặm: lúc này bé đã có 1-2 bữa ăn dặm trọn vẹn đúng nghĩa, nếu 2 bữa ăn nên cách nhau ít nhất 4 giờ; cho bé ăn dặm vào khung giờ cố định trong ngày. Tuyệt đối không ép trẻ vì nó có thể gây nên tâm lý biếng ăn về sau. Cách chăm sóc dinh dưỡng trẻ sơ sinh từ a đến z cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: bột – đạm – xơ – béo trong các bữa ăn hằng ngày. Không cho hương liệu, chất phụ gia.
  • Duy trì bú mẹ tối thiểu: Đảm bảo lượng sữa tối thiểu cho bé khoảng 500ml – 800ml/ngày; tuyệt đối không cắt sữa dù thấy bé hứng thú ăn dặm hoặc cho ăn quá nhiều; điều này vô tình gây ảnh hưởng trên hệ tiêu hoá của bé.
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z về kỹ năng vận động thô: Hãy để đồ vật xa hoặc thu hút sự chú ý của bé để phát triển kỹ năng bò thành thục; bé có khả năng ghi nhớ và bắt chước. Cha mẹ hãy dạy bé vẫy tay chào tạm biệt, bập bẹ những từ ngữ đơn giản (papa, mama); hỗ trợ bé vịn tay hoặc đồ vật xung quanh để tập đứng.
  • Cho bé khám phá thế giới nhưng không quên theo sát đảm bảo an toàn: Hãy để con được tự do, thoải mái học hỏi rất nhiều điều mới lạ và đảm bảo an toàn cho con.
  • Đưa bé đi khám khi con có biểu hiện: Không thể đứng thẳng người dù được hỗ trợ; con không phản ứng gì khi được gọi tên; không truyền đồ vật qua hai tay hay không bập bẹ, nghe ngóng âm thanh, tiếng ồn.

Càng ngày trí tuệ, nhận thức và các kỹ năng của con càng được hoàn thiện. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 7-9 tháng từ a đến z quan trọng nhất là dành thời gian tương tác và tạo điều kiện cho con khám phá học hỏi phát triển tối ưu nhất.

Tuổi này nếu bé chưa mọc răng hoặc biếng ăn thì cũng đừng lo lắng chỉ cần con vui vẻ, lanh lợi, khoẻ mạnh, tăng cân đều dù ít thì cũng đã đủ.

Chăm sóc trẻ tháng 10 đến 12 tháng tuổi

Lúc này đây, bé đã có sự ổn định hơn về mặt thể chất, cân nặng và chiều cao tăng tương đối ít so với các tháng trước; nhưng có sự phát triển rõ rệt nổi bật về tính cách, sở thích. Đồng thời, bé sẽ học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới. Giai đoạn này, nhu cầu khám phá, tìm hiểu; và các hoạt động tập đi là những điểm nổi bật.

Đối với nhu cầu dinh dưỡng, bé tiếp tục khám phá thế giới ăn dặm một cách đa dạng hơn; nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, đảm bảo 3-4 cữ sữa/ngày, từ 170-250ml/lần bú. Giấc ngủ của bé 10-12 tháng sẽ có hai giấc vào ban ngày, ban đêm con có thể ngủ xuyên đêm tận 12 giờ.

Chăm sóc trẻ tháng 10 đến 12 tháng tuổi
Cách chăm sóc trẻ tháng 10 đến 12 tháng từ a đến z cần lưu ý một số điều

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 10-12 tháng từ a đến z

  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 10-12 tháng từ a đến z: bé có thể ăn được hầu hết các loại trái cây như bơ, lê, táo, chuối, dưa hấu, cam, dâu, thanh long,..; các loại rau như mồng tơi, rau dền, rau bina, bí đỏ, khoai, đậu Hà Lan, bông cải, súp lơ, cà rốt, củ cải,..; các loại thịt heo, , , tôm, cua,.. Bé chưa ăn được mật ong, sữa bò, lòng trắng trứng, dầu olive, kẹo, động vật có vỏ; trái cây nguyên miếng/hạt, đường, muối.
  • Tích cực tham gia hoạt động cùng bé: Vui chơi với bé và không quên khích lệ khi bé làm đúng làm tốt; mẹ có thể cho bé chơi cùng các bạn khác.
  • Cho bé được lựa chọn thói quen và sở thích: Để con tự rèn luyện thói quen ăn uống và lựa chọn những gì mình muốn. Hãy để con chọn món ăn con thích.
  • Hoàn thành và tiêm các loại vắc xin: Tiêm đủ các mũi vắc xin trước đó theo lịch, ngoài ra thời điểm 12 tháng tuổi là thời điểm quan trọng mà mẹ cần tiêm 1 loạt mũi tiêm bảo vệ sức khoẻ của bé; bao gồm vắc xin phòng cúm, thuỷ đậu, viêm não Nhật Bản, Synflorix phòng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu.
  • Đưa bé đi khám khi nào: Con chưa thể bò hoặc lật; không phản ứng khi ba mẹ giao tiếp với con; không phản ứng với âm thanh bất ngờ

Hãy dành thời gian bên con để con cảm nhận trọn vẹn tuổi thơ cha mẹ nhé; đó là nguyên tắc bất di bất dịch trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z đó!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có gì đặc biệt? Tham khảo ngay bài viết sau, mẹ nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên

Tuần đầu tiên sau sinh là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trong thời gian này, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt về mọi mặt, từ ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh, đến giữ ấm, tiêm chủng,…

Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:

1. Chăm sóc ăn uống

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chủ yếu bú mẹ. Mẹ nên cho trẻ bú ngay sau sinh và bú theo nhu cầu của trẻ, cả ngày lẫn đêm. Nếu trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý để có đủ sữa cho con.

Nếu trẻ bú sữa công thức, mẹ cần pha sữa đúng cách, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Mẹ cũng cần vệ sinh bình sữa, núm vú sạch sẽ trước và sau khi pha sữa cho trẻ.

2. Chăm sóc vệ sinh

Vệ sinh là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu. Mẹ cần vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

  • Vệ sinh rốn: Rốn của trẻ sơ sinh là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất. Mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ 2-3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý. Sau khi vệ sinh, mẹ cần lau khô rốn và để rốn thông thoáng.
  • Vệ sinh da: Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm. Mẹ nên vệ sinh da cho trẻ bằng nước ấm và khăn mềm. Khi tắm cho trẻ, mẹ không nên tắm quá lâu và tránh để nước vào tai, mũi, mắt của trẻ.
  • Vệ sinh mắt: Mẹ nên vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
  • Vệ sinh mũi: Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý khi trẻ bị chảy nước mũi.
  • Vệ sinh miệng: Mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ bằng gạc mềm, nước ấm.
  • Vệ sinh tã lót: Mẹ nên thay tã lót cho trẻ thường xuyên, ít nhất 6-8 lần/ngày. Khi thay tã lót, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với tã lót.
tắm cho bé 1 tháng tuổi
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên

3. Chăm sóc giấc ngủ

Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều, trung bình khoảng 16-18 tiếng/ngày. Mẹ nên tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh cho trẻ. Mẹ cũng cần lưu ý không để trẻ ngủ quá lâu trong xe hơi hoặc trong nôi cũi.

>> Mẹ xem thêm: 14+ mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh theo tâm linh

4. Chăm sóc nhiệt độ cơ thể

Trẻ sơ sinh có hệ thống điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện, do đó dễ bị hạ thân nhiệt. Mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào mùa lạnh. Mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo ấm, đắp chăn, hoặc đặt một chiếc đèn sưởi nhỏ ở gần trẻ.

5. Chăm sóc tiêm chủng

Trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của bác sĩ.

6. Chăm sóc tâm lý

Trẻ sơ sinh cần được yêu thương, vỗ về, chăm sóc cẩn thận. Mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ, trò chuyện, hát ru, cho trẻ bú,… để trẻ cảm thấy được yêu thương và an toàn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên
Cách chăm sóc tâm lý trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuần đầu tiên

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đến khi đầy tháng

1. Chú ý sự thay đổi thân nhiệt trẻ sơ sinh

Không giống người lớn có thể tự điều hòa thân nhiệt, thân nhiệt trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Ngay cả trong những ngày hè oi ả, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị hạ thân nhiệt, nhất là các bé sinh non, không có đủ lớp mỡ dưới da để cách nhiệt. Mẹ nên chú ý giữ phòng của con luôn thoáng khí. Nếu sử dụng máy lạnh, bạn cũng không nên chỉnh nhiệt độ phòng quá thấp. Trung bình khoảng 26-28 độ C là vừa đủ.

Lưu ý: Không để trẻ nằm dưới máy lạnh, hoặc mở quạt trong phòng máy lạnh.

Ngoài ra, với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh giao động từ 36,5-37 độ C nếu đo nhiệt độ ở hậu môn. Mẹ nên cộng thêm 0,5 độ C nếu đo nhiệt độ ở nách, và 0,3 độ C nếu đo ở tai. Tùy theo trường hợp thân nhiệt trẻ tăng hoặc giảm, cách xử lý cũng khác nhau.

  • Thân nhiệt trẻ dưới 36 độ C: Mẹ cần ủ ấm cho bé ngay.
  • Thân nhiệt từ 37,5 độ C: Mẹ có thể cởi bớt quần áo, hoặc thay áo mỏng, nhẹ hơn cho trẻ.
  • Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C: Bé bị sốt cần được hạ sốt nhanh. Mẹ có thể dùng khăn mát lau người. Nếu nhiệt độ không giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

Lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Trẻ sơ sinh không cần được tắm mỗi ngày. Tắm cho trẻ sơ sinh quá nhiều, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng xấu đến làn da của trẻ, do lớp bảo vệ độ ẩm trên da bị trôi đi. Tuy không cần tắm hàng ngày, nhưng việc vệ sinh rốn, bẹn và bộ phận sinh dục rất cần thiết.

Sau 5-7 ngày sau sinh, phần rốn còn lại của bé sẽ bắt đầu rụng. Cuống rốn là một vết thương hở, nên dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý những dấu hiệu bất thường như rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần… Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm.

Chú ý: Mẹ cần làm sạch vùng rốn ít nhất 1 lần/ ngày bằng tăm bông chấm vào nước sôi để nguội và lau khô nhẹ nhàng.

[inline_article id=173414]

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi – Cẩn thận vàng da

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi rất dễ bị vàng da, nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh. Đây là hiện tượng vàng da sinh lý, sẽ nhanh chóng biến mất và không ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da kéo dài, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện, bởi bé có nguy cơ bị vàng da do bệnh lý. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.

Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng. Không chỉ giúp bổ sung vitamin D3 cho xương chắc khỏe, tắm nắng cũng là cách điều trị những trường hợp vàng da nhẹ đơn giản tại nhà.

4. Thay tã cho trẻ sơ sinh

Dù lần đầu làm mẹ, việc thay tã cho trẻ sơ sinh chắc cũng không làm khó được bạn. Tuy nhiên, điều mẹ cần quan tâm nhất là thời gian thay tã cho bé. Tiếp xúc với tã bẩn trong thời gian dài là nguyên nhân gây hăm tã thường gặp. Tốt nhất, mẹ nên thay tã cho bé sau 3-4 giờ, hoặc sau mỗi cữ bú. Khi thay tã, mẹ nên vệ sinh bộ phận sinh dục trẻ. Lưu ý, vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn “di cư” đến vùng kín của trẻ.

thay tã cho bé sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đến khi đầy tháng

5. Bế trẻ sơ sinh đúng cách

Một cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là bế trẻ sơ sinh đúng cách. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi xương rất yếu nên cần được bế đúng cách, nếu không sẽ dễ bị tổn thương. Mẹ có thể tham khảo cách bế trẻ sơ sinh của các y tá, điều dưỡng hoặc học hỏi kinh nghiệm của bà nội, ngoại. Ôm sát bé vào lòng, dùng tay đỡ lưng, đầu và cổ bé. Mẹ cũng nên âu yếm, dùng tay vuốt ve và hôn nhẹ bé. Hành động này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?

6. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ đối với chúng ta rất quan trọng, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Như chúng ta đã biết, trẻ ở độ tuổi này thường ngủ rất nhiều cụ thể là khoảng 16-18 tiếng và chỉ thức dậy lúc bú sữa mẹ và tiểu tiện. Vậy sao lại có những bé lại quấy khóc, không chịu ngủ và cách chăm sóc giấc ngủ cho bé như thế nào nhỉ?

Nhiều mẹ nghĩ con ngủ nhiều và dễ ngủ đâm ra chủ quan. Chính vì vậy, các mẹ nên tạo cho trẻ một không gian thoải mái, yên tĩnh khiến bé có một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tránh những tiếng động lớn để bé không phải bị giật mình.

Nhiều khi bố mẹ thường hay thắc mắc: “con nhà mình có vấn đề gì về sức khoẻ không mà khi nào cũng khóc đêm?”. Không đúng đâu các bố mẹ nhé, đấy là dấu hiệu bình thường trong sự phát triển của trẻ. Vậy nên, bố mẹ đừng nên để bé thức nhiều vào ban ngày để ban đêm dễ ngủ nhé!

>> Mẹ xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi – 5 lưu ý không thể quên!

7. Chăm sóc trẻ đúng cách với việc cho trẻ bú

Trong độ dưới 1 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu không thể thay thế được của trẻ bởi vì sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ tất cả những dưỡng chất thiết yếu mà trẻ cần cho quá trình phát triển. Chính vì lẽ đó, các mẹ nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng của bản thân để cho sữa được nhiều và luôn khỏe mạnh để bảo vệ con.

Các mẹ cần lưu ý, trước và sau khi trẻ bú cần vệ sinh sạch sẽ đầu vú bằng cách nhúng khăn mềm vào nước ấm và lau sạch. Cách tốt nhất để cung cấp đủ cữ sữa cho trẻ là để bé tự quyết định bằng việc quan sát khi nào bé đói thì mẹ sẽ cung cấp ngay.

Chăm sóc trẻ dưới 1 tháng tuổi với việc cho bé bú
Cách chăm sóc trẻ dưới 1 tháng tuổi với việc cho bé bú

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuy không quá phức tạp nhưng rất cần sự cẩn thận. Mẹ nên lưu ý những điều trên đây để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con yêu, nhất là trong giai đoạn bé cưng còn rất “mỏng manh, yếu đuối”.

[inline_article id=311959]