Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

Trước khi cha mẹ thực sự nhận ra mọi chuyện; cha mẹ có thể thấy một vài dấu hiệu khả nghi như bé níu lấy tay thật chật không muốn buông bỏ mỗi buổi sáng, chiều về khóc lóc và đòi mẹ ôm. Vậy có cách cho trẻ đi học không khóc không?

Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu tâm lý của trẻ khi con đến trường; đồng thời, biết cách giúp trẻ đi học không khóc.

1. Hiểu tâm lý khi trẻ xa cha mẹ, chuẩn bị đến trường

  • Trong nhiều trường hợp, trẻ không muốn đi học có thể kéo dài 4-5 tuần trước khi tâm lý bé ổn định hơn.
  • Nếu phải thay đổi trường mầm non, trẻ cũng có thể khóc một lần nữa dù đã quen với việc rời xa người thân.
  • Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ dành thời gian để chơi nhiều hơn thì sẽ dạn dĩ hơn khi làm quen môi trường mới.
  • Trẻ không níu chặt mẹ trong khi đi học nữa nhưng không đồng nghĩa với bé không gặp những khó khăn về cảm xúc sau này.
  • Trẻ bám mẹ và khóc nhiều nhất trong 2 tuần đầu tiên. Trong hầu hết các trường hợp, tâm trạng bất ổn sẽ giảm dần ngay sau giai đoạn này.
cách cho trẻ đi học không khóc
Với những đứa trẻ lần đầu xa cha mẹ, đi học quả là chuyện không dễ dàng. Vậy trẻ đi học khóc phải làm sao?

2. Các nguyên nhân bé khóc không chịu đi học

2.1 Bám mẹ và cảm thấy lo lắng khi chia cách

Rất ít trẻ khi mới bắt đầu tách biệt gia đình, một mình làm quen với môi trường mới mà không thấy lo lắng. Điều này có thể bao gồm từ mong muốn ở bên mẹ thêm một chút trước khi cô giáo đóng cổng trường với một tràng khóc lóc, nước mắt lã chã. Đó là những phản ứng rất bình thường.Cha mẹ cần chuẩn bị tư tưởng ngay từ đầu.

Nước mắt khi “chia tay” trước cổng trường không phải là dấu hiệu của sự bất an về tình cảm và thường chỉ là tạm thời; đặc biệt là lần đầu bé xa cha mẹ. Tuy nhiên, có thể cha mẹ sẽ thấy rằng trong vòng 1 hoặc 2 giờ; ngay cả trong ngày đầu tiên; các hoạt động của tại trường mầm non sẽ thu hút bé và trẻ thích thú rời xa mẹ để tham gia các trò chơi mới đầy hấp dẫn.

2.2 Bé căng thẳng vì khó hòa nhập với cô và bạn bè

Thông thường, trẻ khóc nhiều khi tới trường lớp có thể do con có trải nghiệm không tốt với cô giáo và bạn bè cùng lứa tuổi. Với cô giáo, bé có thể bị ép ăn, bị ép làm những hoạt động con thấy khó chịu, hoặc thậm chí bị đánh mắng khiến con sợ cô. Với bạn cùng lứa tuổi, trẻ có thể không chơi cùng được với ai, không giao tiếp được.

Với trường hợp này, cách cho trẻ đi học không khóc đó là lắng nghe con. Để xác định vấn đề con đang gặp phải với cô và bạn bè đồng lứa là gì. Rồi từ đó, cha mẹ cùng làm việc với con, cô giáo để giải quyết vấn đề gây ra nỗi sợ, sự lo lắng cho con.

bé khó hòa nhập với cô giáo và bạn bè

2.3 Thay đổi thói quen sinh hoạt sau đợt nghỉ hè

Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể gây căng thẳng cho trẻ, dù là thay đổi tích cực hay tiêu cực. Theo đó, khi đã có một thời gian nghỉ hè đủ dài, được ở nhà cùng cha mẹ và thời gian sinh hoạt thoải mái, trẻ quay lại trường có thể thấy khó chịu với thời gian cố định và lịch trình nhất quán.

Theo đó, cách cho trẻ đi học không khóc đó là cho bé thời gian làm quen với lịch sinh hoạt mới từ trường. Và tốt hơn nữa là chuẩn bị trước cho con, giai đoạn nghỉ hè cha mẹ cố gắng duy trì nếp sinh hoạt, ít nhất là giờ thức dậy và giờ đi ngủ để bé có thể thích nghi dễ dàng hơn khi quay trở lại trường.

2.4 Trẻ bị bắt nạt ở trên trường lớp

Đi học chính là cùng sinh hoạt trong một tập thể lớn. Đây chính là lý do khiến bé và các bạn dễ xảy ra xích mích với nhau. Vì còn nhỏ nên trẻ sẽ không tìm được cách giải quyết mâu thuẫn do đó trẻ sẽ dễ có xu hướng bạo lực.

Bạo lực học đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ trong hành trình khôn lớn. Do đó, cha mẹ cần kết hợp với trường học để theo dõi sát sao cũng như đưa ra các giải pháp kịp thời khi trẻ bị bạo lực hoặc bạo lực các bạn ở trường. Đây là cách cho trẻ đi học không khóc hiệu quả nhất.

3. Cách cho trẻ đi học mầm non không khóc, mến cô

Sau đây là một số cách cho trẻ đi học không khóc để ngăn chặn những “phản ứng tâm lý” trước khi nó trở thành vấn đề nghiêm trọng.

3.1 Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường

Việc tham gia trước những hoạt động ở trường mẫu giáo sẽ khiến con quen với việc tương tác với người khác và trở nên dạn dĩ hơn.

Thỉnh thoảng cha mẹ có thể gửi bé ở nhà ông bà hoặc thuê người giúp việc; và lánh đi đâu đó một khoảng thời gian trong ngày để bé quen với việc bị tách khỏi mẹ. Đây là bước đầu tiên cần thiết trong cách cho trẻ đi học không khóc.

3.2 Trấn an con ngày đầu là cách cho trẻ đi học không khóc

Chắc chắn bé cần cha mẹ vỗ về và trấn an rằng mọi chuyện sẽ ổn; cô giáo sẽ yêu mến bé và bé sẽ được an toàn trong lớp. Bé cưng cũng sẽ tìm thấy nhiều niềm vui bên thầy cô và bạn bè mới.

Cách cho trẻ đi học không khóc đó là vào những ngày đầu tiên; mẹ hãy giữ tay bé, dẫn bé vào lớp và tiếp tục nói với trẻ rằng cha mẹ hài lòng vì con đang làm rất tốt.

>> Trẻ đi học khóc phải làm sao? 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

Trấn an để bé không khóc
Trẻ sẽ khóc nhưng chỉ hai tuần thôi, cách cho trẻ đi học không khóc là mẹ hãy trấn an bé mọi chuyện sẽ ổn

3.3 Cho bé làm quen với trường trước khi đi học

Mẹ có thể đưa bé đến trường chơi, dạo quanh khuôn viên trước khi bắt đầu đi học chính thức. Đây cũng là cách rất nhiều trường mầm non áp dụng. Cách cho trẻ đi học không khóc khác đó là dành ra một tuần cho bé làm quen với cô; với trường sau đó đi học nửa buổi, sau đó là cả ngày.

3.4 Tạo sự hào hứng cho trẻ trên đường đi học

Trên đường chở con đi đến trường mầm non; mẹ hãy chia sẻ về những hoạt động thú vị (“Con sẽ được chơi xích đu nè!”); và những người bạn đồng trang lứa của con. Đây là cách cho trẻ đi học không khóc và tạo tinh thần hứng khởi nơi con.

Làm sao để con trẻ thích đi học mẫu giáo?

  • Cha mẹ hãy duy trì thái độ lạc quan và háo hức khi chở con đi học;
  • Đừng khiến bé cảm thấy căng thẳng với hàng tá câu hỏi con không biết trả lời.
  • Đừng gieo vào đầu trẻ những dặn dò tiêu cực như: “Đừng làm quá!”; hoặc “Con nhìn bạn hàng xóm kìa, có khóc khi đi học đâu.”

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

3.5 Hãy nói rằng chỉ lát nữa thôi trẻ với về nhà

Rõ ràng bé sẽ trở về nhà sau 8 tiếng nhưng trẻ chưa đủ lớn để nhận biết các cụm từ như “trong 3 giờ” hoặc lúc “4h chiều”. Chỉ cần cha mẹ nói “mẹ đón con về khi mẹ đi làm về nhé; không lâu đâu, con đi học ngoan nhé”. Cách cho trẻ đi học không khóc này sẽ giúp bé bình tĩnh.

3.6 Cách cho trẻ đi học không khóc là cho con ôm một món đồ yêu thích

Mẹ thắc mắc: “Làm thế nào để con thích đi học mẫu giáo?”. Nếu trường mầm non và mẫu giáo cho phép, hãy để trẻ mang theo một món đồ khiến con cảm thấy yêu thích và an toàn. Ví dụ như thú nhồi bông hoặc chăn. Đây là cách cho trẻ đi học không khóc, bớt lo âu khi rời xa mẹ.

Ngay cả khi trường không cho mang đồ chơi ở nhà, hãy đưa cho trẻ một vật gì đó của cha mẹ; như ảnh hoặc khăn quàng cổ; để trẻ có thể giữ trong cặp của mình hoặc chỉ cần một nụ hôn son môi trên tay khi tạm biệt con tại trường.

Trẻ đi học khóc phải làm sao? Cho bé ôm đồ chơi yêu thích
Trẻ đi học khóc phải làm sao? Cách cho trẻ đi học không khóc đó là cho bé ôm đồ chơi yêu thích

3.7 Nguyên tắc chào tạm biệt trong cách cho trẻ đi học không khóc

Khi đến trường, tìm giáo viên của bé, tặng con một nụ hôn, ôm và tạm biệt nhanh chóng; sau đó giao cho cô. Rời khỏi trường mẫu giáo ngay mà không cần ngó nghiêng. Với cách cho trẻ đi học không khóc này; mọi việc diễn ra càng ngắn gọn càng tốt.

3.8 Đừng quên tặng trẻ những lời khen

Làm thế nào để con thích đi học mẫu giáo? Hãy nói với trẻ rằng cha mẹ đã vui như thế nào khi thấy bé ngoan không khóc khi chơi cùng cô giáo và các bạn trong vài giờ mà không có mẹ ở bên. Nhắc trẻ về tất cả những niềm vui mà bé có; và khuyến khích trẻ kể cho cha mẹ tất cả về các hoạt động mà cô ấy đã tham gia trong khi ở trường.

>> Trẻ đi học khóc phải làm sao? Tổng hợp truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nên mua về cho bé

[inline_article id=226937]

Khi bé đi học mầm non những tháng đầu cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn để đồng hành. Không có đứa trẻ nào ngoan ngoãn khi bỗng nhiên phải rời xa gia đình, làm quen với người lạ. Nhưng trẻ con học rất nhanh, đừng quên điều đó nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?

Trước khi biết được kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ; cách cho trẻ đi học không khóc để chuẩn bị thật tốt cho con bước vào môi trường nhà trẻ; mẹ nên tìm hiểu kỹ về các lợi ích, hạn chế của việc gửi con đến trường mầm non. Đồng thời, cha mẹ nên nắm rõ những bước chuẩn bị cho bé hòa nhập vào lớp học.

1. Lợi ích và hạn chế của việc cho bé đi nhà trẻ

1.1 Lợi ích khi bé đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ đó là tương tác với mọi người. Tương tác với những người xung quanh là kỹ năng lớn nhất bé yêu đi nhà trẻ có thể học ở giai đoạn này. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ:

  • Môi trường đi học sẽ cho bé rất nhiều niềm vui, tham gia nhiều hoạt động.
  • Đi nhà trẻ là bước đệm giúp bé làm quen với việc đến trường, hình thành ý niệm về “đi học”.
  • Kinh nghiệm đi nhà trẻ giúp bé phát triển theo đúng lứa tuổi; đồng thời, bé sẽ phát triển ý thức về bản thân và tính độc lập.
  • Bé học và tiếp xúc các kỹ năng đọc viết cần thiết từ việc học bảng chữ cái, các kỹ năng toán học, và những kiến thức cơ bản khác.
  • Nhà trẻ giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng như sự phối hợp, kĩ năng lắng nghe, giúp đỡ lẫn nhau, và rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
Lợi ích khi cho bé đi nhà trẻ
Lợi ích khi biết kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ

1.2 Những hạn chế bé có thể gặp phải khi bé đi nhà trẻ

Việc lựa chọn trường học chưa đạt yêu cầu cho bé đi nhà trẻ có thể cản trở sự phát triển của bé yêu. Cụ thể là:

  • Môi trường học tập không đạt chuẩn có thể gây hại khả năng giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hoặc với thầy cô giáo; thậm chí đánh mất sự tò mò của bé đối với việc học.
  • Bé không được giám sát chặt chẽ có thể mắc những thói quen tiêu cực về nhận thức về thế giới xung quanh, bị bắt nạt hay bạo lực có thể ảnh hưởng đến tương lai của bé.
  • Chương trình giảng dạy, trình độ của giáo viên không đảm bảo chất lượng có thể gây tác động xấu đến quá trình học hỏi, khả năng tập trung cũng như thái độ học tập của bé.

Vì vậy, cha mẹ cần có kinh nghiệm chọn cho bé đi nhà trẻ chính xác; tìm hiểu thật kĩ về trường học, giáo viên, chất lượng giảng dạy trước khi cho bé đi nhà trẻ nhé!

1.3 Khi nào mới nên cho bé đi nhà trẻ?

Dựa vào kinh nghiệm của nhiều mẹ đã cho bé đi nhà trẻ, từ 1-3 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về giác quan và nhận thức. Vì vậy, từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ.

Bé 1 tuổi đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn. Khi đó, bé đã có thể tự lập trong ăn uống; biết cách giao tiếp cơ bản và có thể thông báo cho giáo viên những khi bé cảm thấy cần đi vệ sinh, muốn ăn hay uống nước.

2. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi cho bé đi nhà trẻ

Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì? Mẹ cần ghi nhớ những kinh nghiệm sau trước khi cho bé đi nhà trẻ:

2.1 Tìm và chọn một môi trường thích hợp

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ - Tìm và chọn một ngôi trường thích hợp
Kinh nghiệm tìm môi trường học cho bé đi nhà trẻ

Ngôi trường thích hợp nên ở gần nhà, có cơ sở vật chất hiện đại; và có lối trang trí thích hợp cho trẻ nhỏ. Chương trình học tập cũng là yếu tố mẹ cần xem xét.

Khi tìm trường cho bé đi học nhà trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

  • Giáo viên thương yêu trẻ.
  • Khoảng cách từ nhà đến trường.
  • Phương pháp và chất lượng giáo dục.
  • Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đầy đủ và phù hợp.
  • Chọn trường có camera quan sát từ xa để an tâm hơn khi bạn có thể quan sát cô dạy bé.
  • Trao đổi thân tình với cô giáo về cách chăm sóc bé như thói quen đi tè vào lúc nào, ngủ trưa dễ hay khó.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp giáo dục Montessori, phương pháp Steinerphương pháp Reggio Emilia

2.2 Kinh nghiệm sau trước khi cho bé đi nhà trẻ: Chuẩn bị tâm lý cho bé

Các bé sẽ cần một thời gian làm quen với môi trường mới. Vào những buổi học đầu tiên; mẹ nên đi cùng bé và chỉ để con ở trường 1-2 giờ rồi sau đó mới tăng lên 1 buổi.

Sau khoảng 1-2 tuần, bé sẽ bắt đầu quen với việc đi học; mẹ có thể vắng mặt một lúc. Sau đó, mẹ có thể để con tự do hoạt động ở trường mà không cần phải đón sớm; hay có mặt tại lớp nữa.

2.3 Trao đổi với giáo viên và giám hiệu

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Kinh nghiệm trao đổi với giáo viên cho bé đi nhà trẻ

Để nắm rõ nhưng thủ tục nhập học, lớp học thích hợp cho lứa tuổi của bé; giờ đưa đón, chế độ ăn, kế hoạch giảng dạy; mẹ cần trao đổi với cả giáo viên phụ trách lớp và ban giám hiệu trường.

Ngoài ra, đừng quên dặn giáo viên của bé về những vấn đề như dị ứng thức ăn; thời gian ăn và ngủ của bé; các thói quen và sở thích của con để giúp bé hòa nhập nhanh chóng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

2.4 Những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

Thông thường, các bé dưới 3 tuổi sẽ cần nhiều bộ quần áo, tã, bình nước, bình sữa hay sữa hộp trong túi đồ đi học. Ngoài ra, nếu bé đang bị bệnh, mẹ có thể gửi thêm thuốc cho bé. Nếu con theo chế độ ăn riêng, mẹ cũng có thể gửi đồ ăn cho bé và nhờ cô cho bé ăn.

Một kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mà mẹ nào cũng nên biết, đó là hãy cố gắng tăng cường sức đề kháng cho con. Các bé đi nhà trẻ thường dễ bị lây bệnh từ các bạn trong lớp; và điều này tạo thành một áp lực tâm lý rất lớn khi các mẹ mới cho con đi học.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách trị chấy và trứng chấy tận gốc tại nhà để trẻ hết ngứa da đầu

3. Những kỹ năng cần rèn cho bé trước khi đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt chính là dạy cho bé những kỹ năng trước khi vào nhà trẻ, để bé không lạ lẫm với môi trường mới.

3.1 Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ăn uống trước khi cho bé đi nhà trẻ

Bé cần có kinh nghiệm:

  • Tập cách dùng muỗng để xúc ăn.
  • Biết định được lượng thức ăn vừa đủ để cho vào miệng.
  • Không để rơi thức ăn ra ngoài, biết uống nước trước khi đi nhà trẻ.

Trước khi bé đi nhà trẻ, khi ở nhà; hãy tạo cho bé nhiều cơ hội tập luyện cách sử dụng muỗng, chén, ly, ống hút càng nhiều càng tốt; để bé mau chóng làm quen mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

cho bé tập ăn
Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ăn uống trước khi cho bé đi nhà trẻ

3.2 Tự thay quần áo

Một kinh nghiệm khác trước khi hco bé đi nhà trẻ đó là dạy bé tự thay quần áo. Bé phải biết:

  • Mặc áo khoác.
  • Mang giày/dép.
  • Mặc quần áo mới.
  • Đội nón, đeo khẩu trang.
  • Cách cởi quần áo (cởi/cài nút).

Ngoài ra, bé cần học cách rửa tay/mặt (trước khi ăn), chải răng, vệ sinh răng miệng (sau khi ăn).

3.3 Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Dạy bé kỹ năng đi vệ sinh

Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các bé ở độ tuổi đi học chính là việc đi vệ sinh. Các bé nhỏ cần học cách nhận biết các dấu hiệu ‘buồn tiểu’ hay ‘sắp đi bô’; để có thể kịp thời gọi cô giáo hay tự mình đi vệ sinh.

Sau khi đi vệ sinh xong, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn. Những hoạt động này giúp bé chủ động trong việc tự chăm sóc cơ thể mình; và luyện tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân.

3.4 Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Tập cho bé kỹ năng kết bạn

Tập cho bé những kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với một người bạn mới; như làm quen, chào hỏi và chơi đùa cùng bạn bé. Đừng quên dạy trẻ cách trở thành một người bạn tốt: biết chia sẻ đồ chơi, thay phiên và chờ tới lượt mình chơi.

Hãy khen ngợi bé khi thấy bé biết nhường đồ chơi cho bạn hay biết chờ đến phiên mình chơi xích đu trong công viên. Đây là những kỹ năng xã hội giúp ích cho bé hình thành tính cách hòa đồng, thân thiện khi tiếp xúc với một môi trường tập thể như trường học.

giao tiếp
Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Tập cho bé kỹ năng kết bạn

4. Kinh nghiệm về cách cho bé đi học nhà trẻ không khóc

Một trong những kinh nghiệm khi cho bé đi nhà trẻ đó là trẻ nhỏ dễ khóc và không chịu đến lớp. Vì lý do đó, cha mẹ nên bỏ túi những cách cho trẻ đi học không khóc, để  việc đưa con đến trường thuận lợi hơn.

  • Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường.
  • Nói với trẻ rằng chỉ lát nữa thôi trẻ với về nhà.
  • Nắm bắt tâm lý khi trẻ chuẩn bị đi học để dỗ dành bé.
  • Cho con ôm một món đồ yêu thích để bé cưng cảm thấy an toàn.
  • Trấn an và vỗ về con rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi trong những ngày đầu.
  • Tạo sự hào hứng trên đường đi học bằng việc giới thiệu các trò chơi cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

[inline_article id=305257]

5. Cách để bé không bị ốm trước khi đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm quan trọng khi cho bé đi nhà trẻ đó là giúp bé không bị ốm. Bởi bé đi học nhà trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến virus và đường hô hấp như cảm lạnh, sốt, ho, sổ mũi, viêm phổi, viêm họng, tiêu chảy,… Cha mẹ nên biết cách phòng ngừa những bệnh này lây lan cho bé:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc.
  • Tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch.
  • Dạy bé cách rửa tay với xà phòng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho bé cưng.
  • Dặn bé dùng riêng đồ dùng cá nhân của mình.

Trước khi cho bé đi nhà trẻ, cha mẹ nên có kinh nghiệm cũng như dạy bé một số kỹ năng mềm cho bé không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới. Những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ cha mẹ cần nắm đó là:

[summary title=””]

  • Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường.
  • Tìm hiểu kỹ và chọn một môi trường thích hợp cho bé đi học.
  • Có kinh nghiệm trấn an và vỗ về cho bé đi nhà trẻ không khóc.
  • Cho con ôm một món đồ yêu thích để bé cưng cảm thấy an toàn.
  • Cho bé thời gian làm quen với môi trường, thầy cô và bạn bè mới.
  • Chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ dụng cụ cần thiết đi bình sữa, ly, cặp sách.
  • Tạo sự hào hứng trên đường đi học bằng việc giới thiệu các trò chơi cho trẻ.
  • Trao đổi với giáo viên và giám hiệu về thủ tục nhập học, chương trình dạy của bé.
  • Dạy bé đi nhà trẻ những kỹ năng như ăn uống, thay quần áo, đi vệ sinh, kỹ năng kết bạn.

[/summary]