Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

8 mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trước khi áp dụng các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đồng thời mẹ cũng đừng quên các lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn sơ sinh. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, các cơ quan tiêu hóa chưa hoạt động trơn tru. Điều này khiến trẻ dễ bị kích ứng và tổn thương khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Dị ứng sữa: Dị ứng sữa hay dị ứng lactose cũng là một nguyên nhân khiến trẻ rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy, nôn trớ, táo bón,…
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, đặc biệt là khi cho trẻ ăn dặm, có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Thực phẩm nhiễm khuẩn: Trẻ rối loạn tiêu hóa cũng có thể do nguồn nước hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn. Vì thế mẹ cần kỹ lưỡng hơn trong việc chọn thực phẩm cho bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

2. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ thường hay gặp:

  • Tiêu chảy: Tiêu chảy là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất điển hình. Trẻ bị tiêu chảy sẽ kèm theo các biểu hiện gồm đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có thể có bọt hoặc lẫn máu.
  • Đi ngoài phân sống: Khi bị rối loạn tiêu hóa, do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên trẻ dễ mắc các triệu chứng các triệu chứng như đi ngoài phân sống, phân lẫn chất nhầy, đầy bụng.
  • Nôn trớ: Nôn trớ là tình trạng thức ăn hoặc sữa trào ngược lên miệng hoặc mũi sau khi trẻ bú hoặc ăn. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu nôn trớ nhiều, kéo dài có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
  • Táo bón: Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, phân khô cứng, khó đi. Táo bón cũng là một biểu hiện điển hình của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
  • Đau bụng: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể bị đau bụng, quấy khóc, bỏ bú.
  • Sụt cân, chậm lớn: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể có biểu hiện kém ăn, sụt cân, còi xương, suy dinh dưỡng.

3. Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh điều trị bệnh cho con theo y khoa, nhiều mẹ còn áp dụng cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà cho bé từ mẹo dân gian. Lưu ý, không nên áp dụng các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa này cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, trước khi áp dụng các mẹo này cho trẻ trên 6 tháng, cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ vì chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả cũng như tính đúng đắn của từng phương pháp.  

3.1 Hồng xiêm xanh

Trong hồng xiêm xanh có chất tanin giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy nên thường được dùng trong các bài thuốc mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và người lớn. Mẹ thái hồng xiêm xanh thành lát mỏng, đem sao vàng hoặc phơi khô để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát hồng xiêm sắc với nước để uống dần. Ngày uống 2 lần và liên tục vài ngày để trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ.   

Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh bằng hồng xiêm xanh

3.2 Súp cà rốt

Một mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khác chính là cho bé ăn súp cà rốt. Cà rốt chứa nhiều chất xơ hòa tan có lợi cho đường ruột và tiêu hóa. Cách thực hiện khá đơn giản. Mẹ chỉ cần rửa sạch và nấu chín cà rốt. Sau đó nghiền nhỏ và cho bé dùng trong các bữa phụ hàng ngày. 

Ngoài ra mẹ có thể cho bé ăn một số món cháo như cháo bắp, cháo vịt, cháo đậu cô ve, cháo gà… kết hợp với cà rốt để cải thiện tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.

Mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh bằng súp cà rốt
Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bé từ súp cà rốt

3.3 Cháo chuối tiêu xanh

Tương tự hồng xiêm xanh, chuối xanh cũng có chứa tanin giúp làm phân khô nhanh hơn. Đồng thời nó cũng chứa muối để có thể bù đắp lượng muối của cơ thể bị mất trong quá trình trẻ bị mất nước do tiêu chảy. 

Mẹ dùng chuối tiêu xanh tước vỏ, xay nhuyễn rồi mang nấu chín cùng cháo. Cho bé ăn liên tục khoảng 3 ngày sẽ đỡ.

Trị rối loạn tiêu hóa cho bé bằng cháo chuối tiêu xanh

3.4 Gạo và cà rốt rang

Thêm một mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khác từ cà rốt nữa là nấu cháo từ gạo và cà rốt rang. Mẹ hãy chuẩn bị một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang. Sau đó cho nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 1 bát nước con. Khi gạo chín nhừ nêm thêm chút muối là có thể cho bé ăn được.

[key-takeaways title=”Đừng quên”]

Bấm đăng ký MarryBaby bên góc phải màn hình để nhận thông báo về những bài viết về cách chăm sóc mẹ bầu và cách nuôi dưỡng trẻ sớm nhất nhé!

[/key-takeaways]

3.5 Gạo lứt rang

Gạo lứt rang chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bé bằng gạo lứt rang

Gạo lứt chứa nhiều chất xơ cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như vitamin B, natri, kali,… Chính vì thế, dùng gạo lứt rang có thể chữa được nhiều vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, táo bón, đầy hơi. 

Để sử dụng, mẹ hãy lấy khoảng 100g gạo lứt rang vàng, sau đó đem nấu cùng 2 lít nước. Cho bé uống nước gạo lứt rang 3 – 5 ngày là khỏi. 

3.6 Lá mơ lông

Lá mơ lông cũng có thể được sử dụng như một mẹo dân gian chữa trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Lá mơ lông chữa bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa là nhờ chứa chất Sulfur dimethyl disulphide có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn đường tiêu hóa. Lá mơ lông có tính mát nên có tác dụng điều hòa khí huyết, cân bằng hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng,…

Để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ, mẹ cần chuẩn bị 100g lá mơ tía, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem chiên cùng với 1 quả trứng gà. Cho bé ăn 2 lần/ngày, chứng tiêu chảy sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Lá mơ lông hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ

3.7 Gừng tươi

Gừng tươi được xem là một thần dược chữa các bệnh đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng, buồn nôn. Vì thế, cha mẹ có thể áp dụng gừng là một mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần đun 100g gừng tươi và 5g chè với nước. Khi lượng nước còn khoảng 2/3 mẹ tắt bếp để nguội. Cho bé uống nước này 3 lần mỗi ngày, kiên trì trong 3 đến 5 ngày. 

(*) Lưu ý: Mẹ nên áp dụng mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa này ở trẻ trên 1 tuổi do gừng có tính cay nóng, không thích hợp với hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi.

3.8 Nước lá ổi

Trong lá ổi cũng có chứa nhiều tanin, giúp hỗ trợ chữa tiêu chảy cực kỳ tốt. Mẹ lấy vài búp lá ổi non đem sắc với nước rồi cho bé uống 1 – 2 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy và chứng rối loạn tiêu hóa thuyên giảm hẳn. 

Nước lá ổi trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

4. Có nên áp dụng các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ không?

Mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào cho trẻ.
  • Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ sau khi áp dụng các mẹo dân gian. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

[inline_article id=315265]

Trên đây là các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như cân nhắc cách nào phù hợp với bé trước khi tiến hành chữa trị cho bé.

[key-takeaways title=””]

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “trẻ sơ sinh” cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để phù hợp với cách dùng của nhiều mẹ. Song, mẹ cần hiểu rằng trẻ sơ sinh là trẻ dưới 30 ngày tuổi.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu đơn giản và nhanh nhất tại nhà

Tất cả những điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề bà bầu bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…

Theo một nghiên cứu trên 104 phụ nữ mang thai với 66 phụ nữ ở trong tam cá nguyệt thứ ba cho thấy gần 72% phụ nữ mang thai đối mặt với chứng rối loạn tiêu hóa trong ba tháng đầu tiên và khoảng 61% bầu gặp lại trường hợp tương tự trong tam cá nguyệt thứ ba. (1)

Để giúp bạn khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai, MarryBaby xin gợi ý cho bạn những mẹo hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu dưới đây.

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Mỗi ngày, bạn cần đảm bảo uống đủ nước chính là mẹo cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu nhanh nhất tại nhà. Tốt nhất, sau khi thức dậy bạn nên uống một ly nước và duy trì uống từng ngụm nhỏ trong suốt cả ngày.

Bạn có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây tùy theo sở thích cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh sử dụng những loại nước uống không hợp vệ sinh vì có thể gây ra các vấn đề xấu cho sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

2. Uống nước ấm

Thói quen uống nước ấm sẽ giúp giải quyết “êm đẹp” chứng khó tiêu và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá khi mang thai.

Ngoài ra, nếu bạn đang có bữa tại nhà hàng hoặc một bữa tiệc; thì hãy nhớ uống một ly nước ấm có vắt nửa quả chanh sau bữa ăn để tiêu hoá được tốt hơn.

>> Xem thêm: Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì

3. Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy... phải làm sao?
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy… phải làm sao?

Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao? Rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám… đều là những thực phẩm giàu chất xơ. Các thực phẩm này chính là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu hữu hiệu.

Hầu hết các thai phụ chỉ tiêu thụ khoảng 16-17g chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ này lại thấp hơn so với lượng chất xơ một thai phụ cần bổ sung mỗi ngày theo như khuyến cáo của các chuyên gia (2).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

4. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Trước khi mang thai, bạn thường có thói quen chỉ ăn ba bữa chính trong một ngày. Nhưng trong thai kỳ, bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Đó chính là mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu nhanh nhất tại nhà đấy nhé.

Khi tiêu thụ thức ăn, bạn nên ăn chậm rãi, nhai kỹ và không nên nuốt chửng thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ chiên. Vì những thức ăn này không tốt cho sức khỏe đường ruột của thai phụ.

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng và táo bón thì nên ăn gì? Mời bạn tham khảo thêm tại đây.

5. Ăn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe

Mang thai là thời điểm bạn nên nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Vì đó chính là một trong những mẹo giúp chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu hiệu quả nhất. Mỗi bữa ăn, bạn nên ưu tiên chọn tiêu thụ những thực phẩm tươi sống hơn là những thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những thực phẩm hữu cơ không phun thuốc trừ sâu để chế biến món ăn. Những loại thực phẩm này sẽ rất an toàn cho sức khỏe của bạn và thai nhi cũng như ngăn ngừa các vấn đề gây dị tật thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để sớm có tim thai và những thực phẩm mẹ cần đưa vào thực đơn

6. Tập thể dục mỗi ngày

Một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu chính là tập thể dục mỗi ngày. Bởi vì, việc bạn ngồi yên một chỗ cả ngày cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hình thành khí dư trong hệ tiêu hoá. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ thư giãn hoặc yoga sẽ giúp bạn giảm chứng đầy hơi hoặc các vấn đề về dạ dày khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không?

7. Mặc quần áo rộng rãi thoải mái

Có lẽ bạn đang rất bất ngờ vì điều này cũng được cho là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu phải không? Bởi vì, khi bạn mặc quần áo chật khi mang thai có thể gây áp lực lên bụng, làm tăng sự tích tụ khí gây ra cảm thấy khó chịu. Vì vậy, khi mang thai nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu uống trà bí đao được không? Câu trả lời không thể ngờ hãy xem ngay

8. Lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng

Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu
Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà là gì?

Táo bón trong thai kỳ là điều khó tránh khỏi ở hầu hết phụ nữ mang thai. Trong trường hợp này, bạn có nên uống thuốc nhuận tràng hay không? Bà bầu ăn không tiêu phải làm sao? Bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để làm mềm khi bị táo bón trong thai kỳ.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nhuận tràng thai phụ có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để tốt cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nhuận tràng nào (3).

[inline_article id=325496]

Như vậy bạn đã biết được những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu rồi. Hy vọng với những cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà này sẽ giúp ích cho thai kỳ của bạn.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]